Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ trí thức

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ tri thức và sự vận dụng trong thời kỳ đổi mới (Trang 38 - 52)

Không phải ngay từ khi dân tộc Việt Nam ra đời đã có trí thức theo đúng nghĩa hiểu như ngày nay, mà đó là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài

36

của lịch sử với những biến cố thăng trầm. Quan niệm về trí thức cũng có tính lịch sử, ở mỗi giai đoạn và trong những hoàn cảnh cụ thể, trí thức lại được hiểu theo các khía cạnh khác nhau. Trong chế độ phong kiến Việt Nam, những sĩ phu tiến bộ nhìn nhận được sự thay đổi của thế giới, họ là tiền thân của trí thức. Trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến, trí thức là những người được học và đào tạo theo chữ quốc ngữ hoặc được đào tạo theo chương trình của giáo dục Tây học với những mục đích khác nhau.

Để có lực lượng trí thức ở trình độ cao, có khả năng đóng góp cho đất nước, tác động từ phía nhận thức và những chính sách mà lực lượng lãnh đạo xã hội đưa ra đối với trí thức là vô cùng quan trọng. Ngay từ đầu và nhất quán trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới trí thức và công tác xây dựng đội ngũ trí thức. Người nhận thức sâu sắc được vai trò và sức mạnh của từng cá nhân trí thức. Nếu giai cấp công nhân muốn thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình, cần phải tập hợp nhau lại và liên kết với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội; thì để trí thức có thể phát huy hết năng lực của mình, đòi hỏi phải liên kết họ lại thành một đội ngũ hùng mạnh, cùng đứng trên một mặt trận chung. Điều này đã được lịch sử chứng minh là hoàn toàn đúng đắn, và là bài học kinh nghiệm quý báu cho các lực lượng cầm quyền trong xã hội vận dụng ở những mục đích khác nhau.

Trong quá trình đề cập tới trí thức, Hồ Chí Minh không trực tiếp dùng thuật ngữ “đội ngũ trí thức” với tư cách là một lực lượng xã hội đông đảo như quan niệm hiện nay. Nhưng thông qua việc sử dụng các cụm từ “người trí thức”, “những người trí thức”, “những người lao động trí óc chúng ta”, “anh chị em trí thức”, ... Người cũng đã gián tiếp đề cập tới trí thức với tư cách là những người lao động, là một lực lượng xã hội quan trọng, là một đội ngũ cách mạng quan trọng. Vì vậy, có thể nói rằng, với tầm nhìn chiến lược, Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng một đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu của cách mạng.

Quan điểm xây dựng đội ngũ trí thức của Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn, bởi đó là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn

37

trong suốt hành trình cứu nước và trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người đã thấm nhuần truyền thống đoàn kết của dân tộc, chỉ khi tất cả mọi người được tổ chức lại thành một khối, trong đó có đoàn kết lực lượng trí thức thì mới phát huy được sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và trí tuệ của dân tộc. Mặt khác, Người đã thấu hiểu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò, vị trí của trí thức trong xã hội. Đồng thời, Người cũng đã tìm hiểu và tham gia vào các tổ chức của trí thức ở nước ngoài như: câu lạc bộ Phôbua ở Pháp, Công đoàn lao động hải ngoại ở Anh, ... thấy được hiệu quả của việc tổ chức và tập hợp trí thức trong việc đấu tranh đòi các quyền lợi dân chủ, tự do. Ở trong nước, Hồ Chí Minh cũng nhận thấy, cách mạng Việt Nam trước khi Đảng ra đời lâm vào khủng hoảng, một trong những nguyên nhân là trí thức chưa được tổ chức, chưa thống nhất về mặt tư tưởng vì còn theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Vì vậy, không chỉ dừng lại ở công tác xây dựng trí thức, mà trong chiều sâu tư tưởng và tầm nhìn chiến lược, Hồ Chí Minh còn đặt vấn đề xây dựng một đội ngũ trí thức chân chính, đi theo cách mạng và phục vụ quần chúng nhân dân. Và cũng chỉ khi thực hiện được nhiệm vụ vẻ vang đó, trí thức mới thực sự đứng trong tổ chức, có điều kiện phát huy hết vai trò của mình, trí tuệ của mình với tư cách là lực lượng xã hội tiến bộ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quán triệt tư tưởng xây dựng một đội ngũ trí thức trong hoạt động cách mạng của Người cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Trước hết, về mặt lý luận, Người đã tích cực tham gia viết sách, báo để truyền bá tri thức và lý luận cách mạng mới cho nhân dân nói chung và trí thức nói riêng. Đó là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường cách mệnh (1927), Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt (1930), Sửa đổi lối làm việc (1947), Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (1969), ... thậm chí ngay trong Di chúc, công việc đầu tiên mà Người dặn dò cũng chính là vấn đề con người mà bao hàm trong đó cả vấn đề xây dựng trí thức cách mạng chân chính, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Về mặt thực tiễn, Người cùng các nhà yêu nước Việt Nam thành lập các tổ chức cách mạng

38

để trực tiếp đào tạo trí thức cho cách mạng (như Hội Việt Nam cách mạng thanh niên). Tham gia nhiệt tình vào các hoạt động của Quốc tế cộng sản và phong trào đấu tranh vì hòa bình để giúp trí thức Việt Nam có điều kiện học hỏi và giao lưu với các trí thức trên thế giới.

Khi tìm ra con đường giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh cũng đã lựa chọn con đường phát triển của dân tộc Việt Nam là “đi tới xã hội cộng sản”. Để thực hiện thành công mục tiêu này, Người luôn nhấn mạnh tới động lực con người – yếu tố quyết định nhất cho sự vận động và phát triển của lịch sử. Chính vì thế, khi tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người khẳng định: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa. Đó là những người có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, có đạo đức và lối sống xã hội chủ nghĩa, có tác phong xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là những tiêu chí để Người vận dụng trong quá trình xây dựng đội ngũ trí thức cách mạng, vừa có đức vừa có tài. Trong đó hai mặt đức và tài thống nhất chặt chẽ, gắn bó mật thiết với nhau, đức là cái gốc, còn tài thì quan trọng. Nếu trí thức thiếu một trong hai mặt đó, thì không thể trở thành người trí thức cách mạng chân chính, sẵn sàng đấu tranh và hy sinh vì nhân dân và Tổ quốc. Do đó, trong mục tiêu xây dựng trí thức, Hồ Chí Minh nhấn mạnh cả đạo đức và trình độ của trí thức, đồng thời luôn đặt vấn đề đạo đức lên hàng đầu.

Để đạt được mục tiêu trên, Hồ Chí Minh đã sử dụng rất nhiều biện pháp để xây dựng đội ngũ trí thức, trong đó cơ bản nhất là: phát huy truyền thống cầu

hiền của dân tộc, “cải tạo trí thức cũ, xây dựng trí thức mới” và “trí thức hóa công nông, công nông hóa trí thức”, phát triển giáo dục và đào tạo .

Kế thừa truyền thống trọng dụng nhân tài, cầu hiền của dân tộc, Hồ Chí Minh đã có những chính sách đúng đắn để xây dựng đội ngũ trí thức. Xuất phát từ thực tiễn đất nước sau Cách mạng tháng Tám phải đối mặt với nạn đói, nạn dốt và nạn ngoại xâm, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, Người hiểu rằng, nhân tài và trí thức không ở đâu xa xôi, mà ở chính trong quần chúng nhân dân. Để xây dựng đội ngũ trí thức, Người yêu cầu các địa phương tìm và giới thiệu được

39

những người có“tài” và có“đức” làm được việc ích nước, lợi dân cho Đảng và Chính phủ tuyển chọn. Trong bài“Tìm người tài đức”, Người kêu gọi: “Nước nhà cần kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào, chắc không thiếu người có tài đức” (46, tr.451). Có thể coi đây là “Chiếu cầu hiền” của chế độ mới đối với nhân tài và trí thức. Lời kêu gọi đó đã làm nổi bật

lên vai trò của trí thức, nhân tài đối với đất nước, đồng thời nó thể hiện sự thiện chí, thiện tâm “cầu tài” của Đảng và Chính phủ. Do đó, đã tác động sâu sắc tới tâm hồn và suy nghĩ của biết bao trí thức, nhân tài, đưa họ tự nguyện đi theo cách mạng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục quán triệt chủ trương cầu hiền của dân tộc. Vì thế, có biết bao trí thức tạm gác tình riêng, xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vì mục tiêu chung của dân tộc.

Hồ Chí Minh bàn rất nhiều tới trí thức cũ, Người cũng đưa ra quan điểm cải tạo trí thức cũ. Vậy, trí thức cũ theo quan điểm của Hồ Chí Minh là ai? Nếu tiếp cận từ khía cạnh chế độ xã hội mà từ đó trí thức cũ ra đời thì theo Người, trí thức cũ trong xã hội phong kiến được gọi là sĩ phu. Họ được đào tạo theo chế độ khoa cử, lấy phương châm, nguyên lý của Nho giáo làm chuẩn mực trong hoạt động của mình. Điểm chung của họ là đại đa số trí thức vẫn có mối quan hệ với các giai cấp trong xã hội, tiêu biểu cho trí tuệ của dân tộc và “chiếm vị trí hàng

đầu”. Trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến đó là các trí thức Tây học, hoặc

được đào tạo trong nước theo nhu cầu của chính sách khai thác thuộc địa, hoặc được đào tạo ở nước ngoài. Họ bị thực dân làm cho xa rời thực tế và nhân dân, mơ màng quên đi thân phận nô lệ, không phân biệt rõ ai là bạn, ai là thù. Mặt khác, khi nói về trí thức cũ, Hồ Chí Minh còn tiếp cận từ khía cạnh tư tưởng của trí thức. Đó là những người chưa thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng cũ chưa đi hết, tư tưởng mới chưa hiểu nhiều.

Trên cơ sở nhận thức đúng vai trò của trí thức cũ đối với tiến trình phát triển của dân tộc, dựa vào quan điểm biện chứng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra chủ trương “cải tạo” trí thức cũ. Cải tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm

40

mục đích thay đổi họ theo chiều hướng tích cực, tạo lập ra các mối quan hệ gắn bó giữa trí thức với công nhân, trở thành những người trí thức của giai cấp công nhân, hết lòng hết sức phục vụ công nông, góp phần xứng đáng và vẻ vang vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Sinh ra trong một gia đình nhà Nho, từng được học tập những nội dung của Nho giáo, Người đã nhận ra hạn chế của trí thức cũ thường hay gặp phải. Nguyên nhân của những hạn chế đó là do bản thân chế độ xã hội mà họ ra đời và phát triển, do nền giáo dục nhồi sọ, chia rẽ: “Nhưng chúng ta phải thật thà nhận rằng: về chuyên môn và trong mức nào đó, thì anh chị em trí thức khá. Song vì ngày trước anh chị em đã bị giáo dục trong đường lối và khuôn khổ thực dân và phong kiến, cho nên tư tưởng và lề lối làm việc của anh chị em không khỏi ảnh hưởng của thực dân và phong kiến. Điều đó không phải lỗi tại anh chị.” (48, tr.203). Vì vậy, phải cải tạo trí thức cũ, giúp họ thoát khỏi ảnh hưởng của tàn dư xã hội, giải phóng họ về mặt tư tưởng. Đồng thời, giúp họ tiếp cận và nhận thức những chân lý cách mạng, nâng cao trình độ, vượt ra khỏi những lý luận suông, để họ đứng về phía cách mạng. Với tình cảm, tấm gương mẫu mực, Hồ Chí Minh đã thay đổi quan điểm nhận thức và suy nghĩ của trí thức cũ. Đối với quan lại của chế độ phong kiến, họ đã từ bỏ nội hàm của chữ “trung” theo nghĩa của Nho giáo, mà thay vào đó những nội dung mới, đó là trung với nước; mở rộng nội hàm của chữ “hiếu” từ hiếu với cha mẹ sang hiếu với dân. Đối với những trí thức làm việc cho chế độ thực dân, cũng đã sẵn sàng từ bỏ cuộc sống xa hoa, đi theo cách mạng.

Cải tạo trí thức cũ, theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là cải tạo họ một cách toàn diện cả về trình độ nhận thức và đạo đức, tư tưởng. Về mặt nhận thức, trí thức cần thấy được sự cần thiết của công tác cải tạo, từ đó có thái độ tự nguyện và tự giác. Bởi cuộc đấu tranh trong tinh thần là khó khăn và lâu dài nên cần một quyết tâm tranh đấu kiên trì, dũng cảm. Về mặt đạo đức, tư tưởng theo Người đây là nhiệm vụ hàng đầu để trí thức hoàn thiện mình. Người trí thức phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung

41

thành với sự nghiệp cách mạng của nhân dân; phải kết hợp tinh thần dân tộc với tinh thần quốc tế vô sản; phải luôn tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và chính phủ; phải luôn trau dồi đạo đức cách mạng; khiêm tốn học hỏi tình thần sáng tạo, kinh nghiệm của quần chúng; phải kết hợp lao động trí óc với chân tay; chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, xa rời thực tiễn. Trong quá trình cải tạo trí thức cũ, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh tới vai trò của Đảng và Chính phủ cần giúp trí thức sửa mình để đi theo cách mạng. Bởi thông qua vai trò của Đảng Cộng sản, những trí thức là đảng viên sẽ có nhiều điều kiện sinh hoạt tập thể để nhìn nhận và sửa chữa các khuyết điểm, tự phê bình và phê bình, làm cho mình ngày càng hoàn thiện. Vì vậy, trong công cuộc vừa kháng chiến vừa kiến quốc, hưởng ứng lời kêu gọi của Người, nhiều sĩ phu, trí thức đã hăng hái cùng nhân dân đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm như cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Bùi Bằng Đoàn, cụ Vũ Đình Hòe, luật sư Phan Anh, ... Trong danh sách Chính phủ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có 14 đồng chí thì phần lớn là nhân sĩ và trí thức.

Có thể khẳng định rằng, trong cải tạo trí thức cũ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát huy được động lực cơ bản trong trí thức đó là tinh thần yêu nước làm cho họ tin tưởng vào Đảng. Nhưng cũng phải kể tới một động lực không kém phần quan trọng đã làm cho trí thức nhanh chóng chuyển mình về suy nghĩ và hành động, đó chính là tấm gương người trí thức cách mạng Hồ Chí Minh với sức hấp dẫn lớn lao. Người đến với trí thức, trước hết bằng sự chân thành, cảm thông, tin tưởng, không một chút định kiến. Điều này được thể hiện qua những lời tâm sự của trí thức viết về Người: Cụ Huỳnh Thúc Kháng – một tiến sĩ nho học, 71 tuổi đã được Bác mời ra làm Phó Chủ tịch nước và sau này được giao quyền Chủ tịch nước năm 1946 khi Người đi thăm nước Pháp. Khi viết thư gửi cụ Huỳnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh tới vai trò của nhân sĩ, trí thức đối với cách mạng: Cụ là bậc đại tài của dân tộc. Tôi là người cộng sản, nhưng cộng sản trước hết là người yêu nước, xin Cụ ở lại để ghé vai gánh vác việc nước. Như vậy, đối với trí thức, Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần yêu

42

nước, để phát huy vai trò của họ. Tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Huỳnh nhận xét: chí thành, năng động, tấm lòng thành của Cụ Hồ làm đá cũng phải chuyển hướng. Do đó, mặc dù tuổi đã cao, nhưng được sự tin tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cụ luôn hăng hái tham gia cách mạng và trực tiếp cùng nhân dân ta vượt qua giai đoạn khó khăn “ngàn cân treo sợi tóc”, tránh tình trạng

cùng một lúc dân tộc ta phải đương đầu với nhiều kẻ thù. Cũng làm quan trong triều đình phong kiến, nhận được lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ tri thức và sự vận dụng trong thời kỳ đổi mới (Trang 38 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)