Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong bối cảnh hội nhập và phát triển, Nhà nước cần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách của mình, nhằm đá ứng yêu cầu của dân tộc và thời đại:
96
Thứ nhất, Nhà nước phải nâng cao năng lực quản lý nói chung, quản lý tốt
hơn các nguồn vốn đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ nói riêng.
Đầu tư cho giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ ở nước ta trong những năm qua chiếm một tỷ trọng lớn của tổng GDP. Tuy nhiên, hiệu quả của chính sách đầu tư chưa cao, một trong những nguyên nhân là do công tác quản lý nguồn đầu tư còn hạn chế. Điều này được thể hiện qua chất lượng của các dự án giáo dục và các công trình nghiên cứu khoa học hiện nay. Do đó, Nhà nước cần có một cơ chế chính sách cụ thể để quản lý tốt nguồn vốn, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Quy trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu các cơ quan, viện nghiên cứu, các trường. Đồng thời, xử lý nghiêm minh các cán bộ có hiện tượng tiêu cực làm thất thoát vốn.
Nhà nước thực hiện chủ trương đào tạo cán bộ quản lý có năng lực, thực hiện cơ chế giao trách nhiệm cụ thể, để khắc phục hiện tượng “lỗi tập thể” trong các cán bộ lãnh đạo. Bộ Giáo dục và đào tạo, cùng Bộ khoa học và công nghệ cần có những chính sách cụ thể để quản lý nguồn vốn của Chính phủ. Phải chú ý đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào những ngành nghề còn đang thiếu đội ngũ trí thức cho các lĩnh vực khoa học mũi nhọn để có tiền đề vững chắc cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhà nước cần phát huy hơn nữa vai trò và chức năng của Ban thanh tra chính phủ trong việc kiểm soát hoạt động của các dự án. Hàng năm Nhà nước phải có sự tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm của các cấp các ngành. Cụ thể chất lượng nguồn vốn sẽ được thể hiện qua chất lượng giáo dục, các công trình khoa học, các bài báo trên các tạp chí quốc tế và khả năng ứng dụng vào thực tiễn của các đề tài.
Trong việc phát huy nguồn vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ, Nhà nước có thể xây dựng Quỹ hỗ trợ những rủi do phát sinh trong quá trình phát minh, thí nghiệm. Bởi khoa học và công nghệ muốn ứng dụng và đưa vào thực tiễn phải trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm. Chính sách này nếu được
97
thực hiện tốt hơn trong thời gian tới sẽ làm cho đội ngũ trí thức khoa học công nghệ yên tâm hơn khi làm việc.
Biệp pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng quản lý của mình là Nhà nước hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, đảm bảo tính công bằng, khách quan và nghiêm minh trong xã hội.
Thứ hai, về chính sách tìm kiếm, đào tạo, tuyển chọn trí thức vào các cơ
quan của Nhà nước.
Tìm kiếm và phát hiện trí thức, nhân tài cần được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau. Thi tuyển là hình thức quan trọng nhất để lựa chọn nhân tài. Đối với đối tượng trí thức tự đào tạo, Nhà nước có thể phát hiện và tuyển chọn thông qua dư luận xã hội, qua các cuộc thi nhằm giúp họ tự bộc lộ tài năng của mình. Nhà nước cần phát huy hình thức tự tiến cử trong trí thức để lực chọn ra những người có thực tài. Ngoài ra cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, Nhà nước nên phát huy vai trò của các hình thức sau: đăng báo mời, thu thập thông tin thông qua các công trình khoa học. Do đó, vai trò của
Viện nhân tài nhân lực trong phát hiện, tìm kiếm nhân tài cho đất nước ngày
càng trở nên quan trọng.
Chính sách tìm kiếm và phát hiện trí thức cần phải được quán triệt ngay trong các kỳ thi đại học. Vì đây là nguồn trực tiếp hình thành nên đội ngũ trí thức ở nước ta. Các kỳ thi tuyển đại học cần phải được thực hiện nghiêm túc, công bằng cho tất cả các đối tượng tham gia, tránh hiện tượng: chạy trường, chạy điểm, ... có như vậy, chất lượng đội ngũ trí thức mới được đảm bảo.
Ở nước ta hiện nay, việc tuyển chọn cán bộ còn nhiều bất cập cần phải khác phục như: hiện tượng chạy chức, chạy quyền, thi tuyển không nghiêm túc, ... đang gây ra những bức xúc đối với trí thức vì thực tài của họ không được Nhà nước coi trọng, phát huy. Mô hình tuyển chọn cán bộ của Nhật Bản, có thể coi như là một kiểu mẫu để nước ta tham khảo, học tập và với những điều kiện nhất định chúng ta có thể thực hiện thí điểm. Các quan chức của Nhật Bản được tuyển lựa rất khắt khe và có sự phân chia trình độ rõ ràng thành 3 loại. Điểm
98
xuất phát của những cán bộ này phải là những sinh viên tốt nghiệp ưu tú, có nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và có năng lực hoạt động thực tiễn. Điều này trái hẳn với thực tế ở một số tỉnh của Việt Nam, khi mà trí thức được đào tạo bài bản không có có hội thể hiện mình, phải chấp nhận “dưới trướng” của những người trí thức còn yếu kém. Các Bộ chỉ có quyền tuyển chọn cán bộ cho bộ của mình chứ không có quyền mở các kỳ thi riêng để tuyển chọn. Cách làm này làm tăng tính khách quan trong công tác tuyển dụng của Nhà nước. Dường như, ở Nhật Bản không có sự ưu tiên cho con em trong ngành như ở nước ta. Điều này tạo sự bình đẳng cho mọi người và nó trở thành động lực thôi thúc sinh viên, trí thức phải tự nỗ lực để chinh phục đỉnh cao trí tuệ và phát huy hết năng lực, sở trường của bản thân mình.
Tóm lại, trong phát hiện, tuyển chọn trí thức, nhân tài hiện nay, Nhà nước cần quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:
Một là, lựa chọn những trí thức phát triển toàn diện cà về đức và tài.
Trong đó đức của người trí thức là trung với nước, hiếu với dân, chấp hành nghiêm túc đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tài là năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, dám đấu tranh và phê phán và khả năng nhạy bén với biến đổi của đất nước, thế giới. Đức và tài luôn gắn bó thống nhất với nhau để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đức là gốc nhưng tài cũng là yếu tố quan trọng.
Hai là, xuất phát từ việc mà chọn việc và “tùy tài mà sử dụng”. Đây là
nguyên tắc đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa công việc và người làm. Do đó, trong tuyển dụng đòi hỏi phải đánh giá đúng năng lực, sở trường của trí thức để bố trí công việc cho phù hợp.
Thứ ba, về chính sách đào tạo, bồi dưỡng trí thức của Nhà nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: học ở trường, ở trong sách vở; học lẫn nhau và học ở nhân dân. Như vậy, học tập là một quá trình liên tục, trong mọi điều kiện nhằm tích lũy kiến thức và nâng cao hiểu biết. Trong quá trình đào tạo, Nhà nước cũng cần chú ý tới bồi dưỡng về đạo đức công vụ. Nêu cao lẽ
99
sống vì Tổ quốc, nhân dân, dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong trí thức. Đây là nhân tố quan trọng làm trong sạch bộ máy nhà nước. Đạo đức phải được giám sát bằng các biện pháp hành chính và chính sách đãi ngộ.
Đối với sinh viên, cần có chính sách bồi dưỡng và đào tạo nghiêm túc, bài bản ngay trong các trường đại học. Bên cạnh việc trang bị các kiến thức chuyên môn về mặt lý thuyết, cần gắn với việc đưa sinh viên đi thực tế chuyên môn tại các cơ quan, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, các địa phương để giúp họ có những trải nghiệm ban dầu về lĩnh vực chuyên môn mà mình theo đuổi. Qua quá trình này, Nhà nước cũng tìm và phát hiện được nhân tài và có kế hoạch đào tạo tiếp.
Trước xu thế hội nhập, bên cạnh các chương trình phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu quốc tế, Nhà nước cần khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên, trí thức có nguyện vọng đi du học tự túc. Họ sẽ là một trong những nguồn lực có chất lượng trong tương lai cho đất nước. Tuy nhiên, nhà nước cũng cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ, và sãn sàng thu hút họ sau khi về nước.
Trí thức chủ yếu là đối tượng được đào tạo bài bản, có trình độ, năng lực hiểu biết nhất định đối với các vấn đề trong xã hội. Để trí thức có thể phát huy vai trò của mình, Nhà nước cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ sau tuyển dụng do Bộ nội vụ đứng ra tổ chức với các chương trình thiết thực, sát với chuyên môn của trí thức. Điều này là cần thiết đối với trí thức nhằm giúp họ nắm bắt được những vấn đề mới của kinh tế - xã hội, có những mối quan hệ nhất định với nhau, sự giao lưu giữa các thế hệ cán bộ trong một ngành và các ngành khác nhau. Trí thức là cán bộ trẻ cần phải thường xuyên xuống hoạt động thực tiễn ở cơ sở, kiên quyết giữ vững việc tập sự của các cán bộ trẻ. Đây là thời gian đào tạo lại và giúp họ tiếp cận với những vấn đề mới.
Để đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các vùng miền trong cả nước, Nhà nước nên thực hiện tốt chính sách luân chuyển cán bộ. Trí thức là những người có tầm nhìn, có khả năng dự đoán các vấn đề xảy ra trong thực tiễn. Luân chuyển cán bộ giúp trí thức có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết, từ đó tham gia giải
100
quyết tốt các vấn đề do thực tiễn đặt ra. Mặt khác, đây cũng là những môi trường mới để trí thức có thể tự rèn luyện về đức và tài của mình đáp ứng mọi yêu cầu của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới.
Thứ tư, cùng với việc đào tạo và bồi dưỡng, sử dụng cũng là một khâu
quan trọng nhằm phát huy hết vai trò của trí thức
Trong vấn đề sử dụng trí thức, nước ta vẫn còn nhiều hạn chế: bố trí chưa đúng chuyên môn, vùi dập, đố kỵ, ... cần phải khắc trong thời gian tới. Do đó, Nhà nước cần chú ý tới các biện pháp sau đây:
Một là, thay đổi và khắc phục những hạn chế trong nhận thức của cán bộ
lãnh đạo. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”, vẫn còn tồn tại trong tiềm thức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo hiện nay. Do đó, nó dẫn tới thực trạng bè phái, chia rẽ trong nội bộ, trù dập lẫn nhau, kìm hãm sự phát triển của những người có tài dám thẳng thắn đấu tranh chống lại. Hiện tượng này cũng gây ra lãng phí một nguồn nhân lực lớn vì nhiều trí thức đã bị đẩy ra ngay trong quá trình tuyển chọn. Nhà nước cần đổi mới cơ chế tuyển dụng, sử dụng nhân tài, trí thức sao cho đảm bảo sự bình đẳng.
Bên cạnh đó, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại, nó trở thành rào cản cho việc phát huy, sử dụng đội ngũ nữ trí thức trong giai đoạn mới hiện nay. Nhà nước nên có những chính sách cụ thể để đưa nữ trí thức hưởng những điều kiện bình đẳng trong xã hội. Từ đó, trong sử dụng, năng lực của nữ trí thức mới được phát huy triệt để.
Một thực tế hiện nay là, có một bộ phận cán bộ lãnh đạo là người còn hạn chế về mặt chuyên môn. Điều này dẫn tới thực trạng, cán bộ lãnh đạo hay có những đố kỵ với cấp dưới (những người có hiểu biết sâu về chuyên môn). Vì vậy, khi bố trí công việc ở một số cơ quan, các nhân viên cấp dưới tuy có năng lực nhưng không được trọng dụng. Do đó, Nhà nước cần phải tiến hành trẻ hóa đội ngũ cán bộ, hàng năm thực hiện tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác quản lý.
101
Trí thức hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Do năng lực bẩm sinh cũng như tác động của quá trình đào tạo, trí thức có trình độ khác nhau. Việc sử dụng trí thức cần phải tính đến năng lực của họ với công việc tương ứng để đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội.
Khi trí thức được bố trí hợp lý, sẽ không phải mất thời gian đào tạo lại, trí thức có điều kiện phát huy hết năng lực của mình. Căn cứ vào trình độ, phẩm chất đạo đức, Nhà nước cần mạnh dạn sử dụng những trí thức trẻ vào các chức vụ quan trọng. Vì vậy, cần phải điều chỉnh lại quy trình đề bạt và bổ nhiệm cán bộ sao cho trí thức có điều kiện tham gia vào các vị trí khác nhau.
Ba là, để khắc phục hạn chế của việc nắm quyền lực trong cán bộ, trong
thời gian tới Nhà nước cân nhắc điều chỉnh những quy định về độ tuổi và nhiệm
kỳ của cán bộ lãnh đạo theo hướng làm cho đội ngũ cán bộ được trẻ hóa thường
xuyên, không phải đối mặt với tình trạng thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn. Đồng thời, cũng làm tăng tính tích cực cho cán bộ, tạo điều kiện cho nhiều trí thức được bộc lộ khả năng của mình hơn.
Bốn là, tạo ra môi trường làm việc dân chủ, nhân văn và có tính cạnh
tranh. Môi trường làm việc cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong việc phát huy vai trò của trí thức. Nếu được làm việc trong môi trường dân chủ, nhân văn trí thức sẽ luôn được khuyến khích phát biểu, đề ra các ý kiến, ý tưởng sáng tạo độc đáo. Ngược lại môi trường làm việc tràn đầy áp lực, gò bó sẽ làm cho trí thức thui chột đi tài năng của mình. Bởi vậy, nhà nước cần có những biện pháp để xây dựng môi trường làm việc thân thiện, hướng tới mục tiêu chung là phục vụ đất nước.
Quy luật cạnh tranh không chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, mà nó len lỏi vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cạnh tranh cũng có tính hai mặt, nếu được định hướng nó sẽ là động lực thức đấy, trái lại nó sẽ trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển. Là một bộ phận cấu thành xã hội, đội ngũ trí thức cũng thường xuyên chịu tác động này. Để khắc phục hạn đó, trong hoạt động của đội ngũ trí thức Nhà nước nên tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Môi
102
trường đó sẽ thu hút tất cả trí thức tham gia cuộc chơi, những không phải là để mang lại lợi ích cá nhân. Nói cách khác, cạnh tranh trong việc thực hiện mục tiêu chung: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Thứ năm, chính sách đãi ngộ đối với trí thức có đóng góp cho đất nước
Trong bản thân mỗi con người luôn tồn tại và hướng tới thỏa mãn hai loại nhu cầu: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Muốn trí thức phát huy hết vai trò, năng lực, Nhà nước cần hướng tới đảm bảo hai nhu cầu cơ bản đó.
Trước hết, để trí thức tập trung hết mình vào công việc, Nhà nước phải có chính sách giải quyết nhu cầu vật chất, đáp ứng được các sinh hoạt vật chất, mức sống bình quân trong xã hội, thậm chí cao hơn. Đối với những trí thức có cống hiến lớn cho đất nước, Nhà nước còn phải hỗ trợ cho cả gia đình trí thức. Điều này được thực hiện thông qua cải cách chế độ tiền lương, phụ cấp xã hội cho trí thức. Đặc biệt là đối với trí thức trẻ ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người và biên giới hải đảo. Hiện nay, ở nước ta chính sách tiến lương đã có những thay