đến nay
đến nay
Quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức: trí thức là vốn trí tuệ quý báu của dân tộc, một bộ phận của cách mạng và là động lực không thể thiếu của cách mạng. Trong quá trình đổi mới, Đảng đã từng bước bổ sung và phát triển những nhận thức mới về vị trí, vai trò của trí thức, đặc biệt là đội ngũ trí thức trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đó, Đảng cũng đánh giá đúng vai trò của giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ trong việc xây dựng và phát huy vai trò của trí thức ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và phát huy vai trò của trí thức và nhân tài là một bài toán khó đặt ra đối với Đảng và Chính phủ. Vì thế, nhận thức của Đảng về trí thức thời kỳ đổi mới được hình thành từng bước, đáp ứng yêu cầu do thực tiễn cách mạng của đất nước đặt ra.
Đại hội VI (12/1986), đã mở ra một bước ngoặt đối với lịch sử dân tộc, có thể khẳng định rằng, nội dung của Đại hội đã thể hiện rõ trí tuệ của Đảng, trong hoàn cảnh đất nước khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đại hội xác định tầm quan trọng của việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài đối với đất nước: Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát, mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể mai một nếu không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải tuân thủ theo một quy trình chặt chẽ. Đó là sự kết hợp giữa bồi dưỡng kiến thức ở các trường học với rèn luyện trong thực tiễn. Trên cơ sở đó, Đại hội đã đưa ra các giải pháp để phát hiện, đào tạo,