Những lý do làm hạn chế vai trò của lao động nữ trong phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 99)

5. Bố cục luận văn

3.3.1.Những lý do làm hạn chế vai trò của lao động nữ trong phát triển

trong phát triển kinh tế hộ nông dân

3.3.1. Những lý do làm hạn chế vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ kinh tế hộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Do sự bất bình đẳng về giới, do những quan điểm phong kiến lạc hậu và năng lực trình độ thấp, cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin của nữ giới ở Võ Nhai còn hạn chế. Họ ít có cơ hội tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến, kiểm soát nguồn vốn, các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, thông tin,…

- Do gánh nặng về công việc gia đình. Trong gia đình lao động nữ phần lớn thời gian của họ là tham gia sản xuất nông nghiệp, nội trợ, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái… Do vậy, thời gian chăm sóc cho chính bản thân mình là rất ít. Chính vì vậy làm cho sức khoẻ của lao động nữ bị giảm sút, điều này làm ảnh hưởng tới vai trò của họ trong phát triển kinh tế của hộ.

- Do trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật thấp. Do điều kiện kinh tế còn thấp, do sự nhấn thức và quan niệm tại địa phương làm cho lao động nữ ít có cơ hội đến trường học tập. Điều này ảnh hưởng đến khả năng nhận thức cũng như tiếp thu các kỹ thuật trong sản xuất.

- Do quyền ra quyết định còn ít. Người phụ nữ trong gia đình chủ yếu chỉ có quyền quyết định các vấn đề chủ yếu trong sản xuất như: Trồng cây gì và nuôi con gì. Còn các công việc lớn hay định hướng phát triển kinh tế của hộ thì vẫn do người đàn ông trong gia đình đảm nhiệm như: Quản lý tài chính, quyết định đối với các nguồn lực của hộ. Do vậy người phụ nữ bị thụ động trong các hoạt động phát triển kinh tế.

3.3.2. Dùng phương pháp phân tích SWOT để phân tích vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ

* Điểm yếu

- Trình độ học vấn, sự tiếp cận và tiếp thu các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp của đại bộ phận phụ nữ vùng nghiên cứu còn chậm và hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến sự ra quyết định trong sản xuất, quản lý hộ và tham gia công tác quản lý cộng đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Do ảnh hưởng của tư tưởng từ ngàn đời xưa để lại, chính bản thân người phụ nữ vẫn còn tư tưởng tự ti, an phận và thụ động. Điều này đã hạn chế sự độc lập suy nghĩ, sáng tạo và khả năng cống hiến của phụ nữ, đó chính là lực cản bên trong kìm hãm họ. Nhiều phụ nữ ngại phát biểu ý kiến, không bộ bạch chính kiến, ngại tranh luận với nam giới, mặc dù ý kiến của họ có thể là chính xác. Nhiều phụ nữ không muốn học tập để nâng cao trình độ, từ chối tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật… Tâm lý tự ti, mặc cảm, không vận động để tự mình thoát mình đã hạn chế vai trò của chính họ.

* Thách thức

- Mức độ kinh tế: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo của huyện là cao. Qua nghiên cứu thấy rằng khi thu nhập của gia đình thấp, người phụ nữ vất vả hơn để kiếm sống nuôi gia đình, với các hộ khó khăn nam giới có xu hướng ít chia sẻ công việc nội trợ với phụ nữ. Bên cạnh đó, do nghèo nên không có điều kiện để đầu tư cho sản xuất, hiệu quả sản xuất thấp. Dẫn tới chênh lệch về thu nhập bình quân/ người/ năm giữa các nhóm hộ còn khá cao.

- Gánh nặng công việc của phụ nữ: Hoạt động sản xuất ở vùng nông thôn chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp. Công việc chủ yếu do phụ nữ thực hiện, nhất là đối với các hộ nghèo. Bên cạnh đó phụ nữ còn đảm nhiệm hầu hết công việc nội trợ, chăm sóc con cái và các thành viên khác trong gia đình. Để thực hiện hết các công việc đó, chị em phải dậy từ rất sớm để chuẩn bị cơm nước cho cả nhà, chăn lợn gà, làm việc đồng áng… đến tận 21h mới được nghỉ.

- Cơ hội tiếp cận các nguồn lực: Vẫn còn hiện tượng khi đi lấy chồng, phụ nữ không được bố mẹ chia đất cũng như thừa kế các tài sản khác. Nguồn vốn thế chấp tại ngân hàng nông nghiệp ít có cơ hội cho phụ nữ đứng tên vay vốn. Ngân hàng chính sách và tín dụng của hội phụ nữ cho vay với mức rất thấp, không đủ để sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.17: Mối liên hệ giữa vai trò giới, tình trạng bất bình đẳng giới và công cuộc phát triển

Một số định kiến phổ biến về vai trò, đặc điểm giới trong xã hội

Tình trạng bất bình đẳng giới phổ biến

Những hậu quả đối với chất lượng cuộc sống và công cuộc phát triển Thích con trai - Trẻ em gái ít được tiếp

cận giáo dục

- Trẻ em gái và phụ nữ có trình độ học vấn thấp

- Thu nhập của hộ gia đình thấp hơn

- Giáo dục dành cho trẻ em giảm

- Giảm khả năng tiếp cận của phụ nữ đối với những công việc được trả công và những việc làm có thu nhập cao hơn «Thiên chức» về mặt

sinh học, chỉ có phụ nữ mới có khả năng mang thai, sinh con và cho con bú. Tuy nhiên, xã hội lại gán cho phụ nữ toàn bộ vai trò chăm sóc con cái, chăm sóc các thành viên trong gia đình. Cuối cùng công việc nội trợ cũng được gán cho phụ nữ và trẻ em gái

Sự phân công lao động không bình đẳng giữa nam và nữ.

+ Gánh nặng công việc + Ít thời gian nghỉ ngơi, giải trí

+ Ít tham gia vào quá trình ra quyết định trong cộng đồng + Ít được tiếp tục học hành Tình trạng mệt mỏi triền miên của phụ nữ Chi phí chăm sóc sức khỏe đối với phụ nữ cao hơn

Năng suất lao động thấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phụ nữ thường được xem là thiếu quyết đoán, hành động thiên về tình cảm nên khó để trở thành người lãnh đạo tốt

- Xã hội thường ủng hộ nam giới vào các vị trí lãnh đạo hơn nữ giới. Vì thế tỷ lệ nữ tham gia hoạt động cộng đồng

- Các chính sách không đáp ứng hiệu quả nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội, cụ thể đối với phụ nữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thấp hơn

- Những người ở vị trí ra quyết định chủ yếu là nam giới

- Hiệu quả của tăng trưởng kinh tế chưa cao

- Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng để tiến tới bình đẳng chưa cao: Thực tế tại huyện Võ Nhai, các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về giới chủ yếu là phụ nữ tham dự. Nam giới ít tham gia nội dung này, nhất là nam giới giữ vai trò chủ chốt tại cơ sở. Dẫn tới hiệu quả công tác truyền thông về giới chưa cao, chậm quá trình thay đổi nhận thức xã hội về giới.

- Việc cụ thể hóa và thực thi các chính sách về bình đẳng giới còn hạn chế: Nhà Nước đã ban hành Luật bình đẳng giới, có nghị định hướng dẫn thực hiện Luật bình đẳng giới. Nhưng cấp ủy địa phương chưa có nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Hoạt động của các Hội phụ nữ chưa có hiệu quả cao.

Chƣơng 4

QUAN ĐIỂM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.1. Bối cảnh trong nƣớc, bối cảnh quốc tế và dự báo về điều kiện, yêu cầu đối với lao động nữ trong tƣơng lai

Là một nước có nền công nghiệp đang phát triển, Việt Nam hiện nay có khoảng gần 75% số người trong độ tuổi lao động sống ở nông thôn, trong đó lao động nữ chiếm trên 50% nhưng họ là nhóm người yếu thế và thiệt thòi bị hạn chế bởi trình độ nhận thức. Nhưng họ lại là lực lượng chính tham gia vào hầu hết các khâu sản xuất nông nghiệp như: Chăn nuôi, trồng trọt… Mấy năm gần đây, lực lượng lao động nữ lại tăng lên một cách đáng kể. nếu chỉ tính số lao động trong sản xuất nông nghiệp thì từ năm 1990 nước ta có khoảng 11 triệu người đến năm 1995 số lao động nữ tăng lên hơn 16,5 triệu người, trong khi lao động nam tăng không đáng kể (1990: 10 triệu; 1995: 13 triệu) (tr.13).

Lực lượng lao động nữ tham gia vào sản xuất, nền kinh tế ngày càng phát triển và có vị trí ngày càng quan trọng. Trong thời gian sắp tới, với sự mở rộng về quy mô sản xuất, đa dạng hóa các ngành sản xuất, các vấn đề về giới được giải quyết giúp đẩy lùi bất bình đẳng về giới, phụ nữ không chỉ là một lực lượng quan trọng trong sản xuất, trong kinh tế hộ gia đình mà sẽ còn phát triển cao hơn nữa, chiếm nhiều vị trí cao trong Đảng, Quốc Hội, trong các doanh nghiệp. Để đáp ứng được nhu cầu, vị trí công việc, vấn đề nâng cao chất lượng lao động nữ thực sự trở thành một vấn đề cấp bách.

Lao động nữ ở Việt Nam nói riêng và cộng đồng lao động nữ trên thị trường quốc tế nói chung đã và đang có những biện pháp cụ thể trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Họ đã hợp tác với nhau, thông qua các tổ chức Chính Phủ và phi Chính Phủ để cùng giúp đỡ nhau cùng phát triển.

4.2. Quan điểm phƣơng hƣớng, mục tiêu nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Võ Nhai

4.2.1. Quan điểm nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân của huyện Võ Nhai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sự khác biệt về giới hiện nay có thể hiểu là sự bất bình đẳng về quyền lực giữa nam và nữ mà người chịu thiệt thời nhất là phụ nữ. Cuộc đấu tranh giành sự bình đẳng này nhằm tạo sự cân bằng về quyền lực chứ không phải giành quyền thống trị. Sự bình đẳng này cho phép phụ nữ tiếp cận các nguồn lực một cách dễ dàng hơn và từ đây họ có điều kiện phát huy tốt vai trò của mình.

Sự cống hiến của phụ nữ trong suốt chiều dài lịch sử của Đất Nước thật lớn lao và đặc biệt là qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Những cống hiến đó đã được Đảng và Nhà Nước ta ghi nhận, kể từ lúc xác định đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc cho đến nay. Đảng ta luôn coi trọng giải phóng phụ nữ là một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Để nâng cao vai trò lao động nữ trong phát triển kinh tế nông dân nói chung và của huyện Võ Nhai nói riêng cần tìm ra những giải pháp để nâng cao vị thế và vai trò của lao động nữ, từ đó có thể khai thác được thế mạnh của người phụ nữ đặc biệt là lao động nữ ở các khu vực nông thôn, khơi dậy những tiềm năng của họ kết hợp với những thuận lợi ở địa phương để từng bước đưa người phụ nữ ở các vùng quê tiến kịp với các khu vực thành thị. Các giải pháp cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

Thứ nhất, giải pháp phải phù hợp với trình độ tiếp thu và khả năng thực tế, khả thi ở địa phương, phải đem lại hiệu quả thiết thực.

Thứ hai, giải pháp lựa chọn phải vừa phát huy được vai trò của phụ nữ, vừa đảm bảo giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống.

Thứ ba, giải pháp phải đồng bộ, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong vấn đề nâng cao vai trò của phụ nữ.

Việc xây dựng hệ thống giải pháp phải dựa trên cơ sở nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước, đặc biệt là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, huyện

+ Các nghị quyết và văn kiện của Đại hội Phụ nữ toàn quốc, nhất là Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh, huyện.

+ Xuất phát từ thực trạng, nguyên nhân và khả năng thực tế của huyện để đưa ra những giải pháp thiết thực và khả thi. Như vậy, việc tìm ra những giải pháp để nâng cao vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn là một tất yếu khách quan cho việc phát triển kinh tế- xã hội của toàn huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.2. Mục tiêu của việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội huyện Võ Nhai

4.2.2.1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đến năm 2014 xây dựng Huyện Võ Nhai trở thành huyện phát triển khá của Tỉnh Thái Nguyên. Xây dựng thị trấn Đình Cả trở thành trung tâm kinh tế lớn, hiện đại của Huyện. Các vấn đề văn hoá - xã hội được giải quyết tốt, môi trường tự nhiên được bảo vệ, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, chính trị ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.

4.2.2.2. Một số chỉ tiêu cụ thể

- Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào xây dựng các mục tiêu phát triển kinh tế, nhất là các mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào việc ra các quyết định, từ những quyết định trong giải quyết các vấn đề gia đình đến các quyết định trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

- Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động xã hội cộng đồng.

4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Võ Nhai

4.3.1. Giải pháp nâng cao vai trò lao động nữ trong tiếp cận và quản lý các nguồn lực của hộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Giải pháp về vốn: Qua phân tích ở trên, lao động nữ thường bị phân biệt khi tiếp xúc với nguồn vốn, đặc biệt ở nhóm hộ có thu nhập TB và thấp (Phân tích ở bảng 3.11). Do vậy, cần gắn các chương trình cho vay vốn, tạo công ăn việc làm thông qua các tổ chức đoàn thể như: Hội phụ nữ, hội nông dân tập thể, đoàn thanh niên,…có như vậy mới tăng cường khả năng tiếp cận vốn của lao động nữ.

Giảm thiểu những thủ tục hành chính rườm rà trong quá trình cho vay như: Phải đảm bảo việc vay vốn qua hình thức thế chấp, phải có phương án kinh doanh, phải có cam kết…, tăng thời gian và số lượng vốn cho vay/lần. Thật sự qua nghiên cứu thực tế số vốn được sử dụng đúng mục đích là rất ít, điều này khó có thể đánh giá được đúng hay sai.

* Giải pháp nhằm giúp cho lao động nữ nắm bắt được các thông tin một cách kịp thời: Nhà nước cần hỗ trợ chi phí cho các chương trình khuyến nông trên ti vi báo đài về kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chăn nuôi. Giảm bớt thời lượng dành cho quảng cáo thuốc trừ sâu, phân bón hoá học, tăng cường sử dụng các biện pháp sinh học nhằm giảm chi phí đầu tư, có lợi cho môi trường và cho sức khoẻ của cộng đồng.

Gắn chặt sự tham gia của lao động nữ trong những khoá tập huấn, xây dựng ô mẫu, hội thảo. Đây là cách thức đạt hiệu quả nhất, bền vững nhất, có khuyến khích sự tham gia của người dân trong việc xây dựng kế hoạch, cùng nhau giám sát, bàn bạc, nhận xét, đánh giá các kết quả đạt được.

* Nâng cao năng lực truyền thông về thông tin nông nghiệp ở cấp cơ sở: Trước mắt, Nhà nước và chính quyền địa phương cần nâng cao trình độ học

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 99)