Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 49)

5. Bố cục luận văn

2.2.3.Phương pháp thu thập thông tin

2.2.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Nguồn số liệu:

- Số liệu thống kê của các bộ, ngành có liên quan: Phòng thống kê, sở Lao động - TBXH, sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên.

- Hội phụ nữ các xã chọn điều tra, hội phụ nữ huyện Võ Nhai

- Một số sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn.

Phương pháp thu thập: Thông qua ghi chép, thống kê các dữ liệu cần thiết cho đề tài với các chỉ tiêu được chuẩn bị sẵn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguồn số liệu: Trên cơ sở các mẫu điều tra thuộc cấp xã và cấp hộ đã chọn tiến hành phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin.

Phương pháp PRA (Participatory Rural Appraisal) - “Cùng tham gia đánh giá nông thôn. PRA là quá trình cùng chia sẻ, phân tích thông tin và hành động giữa các bên tham gia. Trong đó, người dân đóng vai trò chủ đạo để xác định những khó khăn của cộng đồng, thảo luận các giải pháp và lập kế hoạch hành động để giải quyết các khó khăn đó. Xác định khó khăn, các yếu tố ảnh hưởng đến lao động hộ nông dân - Thảo luận nguyên nhân - giải pháp - Lập kế hoạch hành động.

Điều tra bằng bảng hỏi: Ghi nhận từ các câu hỏi chuẩn bị sẵn từ phiếu phỏng vấn hộ từ quan sát thực địa. Số liệu điều tra sơ cấp được tác giả thu trên thực địa thông qua các phương pháp sau:

* Phương pháp phỏng vấn cấu trúc: Phương pháp phỏng vấn cấu trúc là phương pháp phỏng vấn mà bảng câu hỏi được chuẩn bị trước và có thang đánh giá. Các câu hỏi được phát triển xung quanh những yêu cầu, vấn đề quan trọng. Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tôi đã tiến hành điều tra các hộ sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp một thành viên hiểu biết về nông nghiệp và các công việc chính của gia đình. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác. Bảng câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu được thiết kế theo các nhóm thông tin sau:

1. Nhóm thông tin về xác định hộ gia đình

2. Nhóm thông tin về các đặc điểm nhân khẩu của hộ. 3. Nhóm thông tin về các nguồn lực tự nhiên của hộ. 4. Nhóm thông tin về nguồn thu nhập, chi phí của hộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

6. Nhóm thông tin ghi nhận những ý kiến của chủ hộ về tỷ lệ tham gia các công việc thường xuyên của các thành viên trong gia đình.

7. Nhóm thông tin về thừa kế tài sản.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 49)