Vai trò lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dâ nở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 37)

5. Bố cục luận văn

1.2.2. Vai trò lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dâ nở Việt Nam

1.2.2.1. Thực trạng lao động nữ nông thôn ở Việt Nam

Ở bất kỳ một xã hội nào, trong thời đại nào, gia đình cũng có vị trí hết sức quan trọng. Là một tế bào của xã hội do đó gia đình luôn là một vấn đề được quan tâm. Đối với Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế hiện nay, vị trí gia đình càng trở nên quan trọng bởi gia đình là một bộ phận khăng khít, là động lực của sự phát triển. Trong mỗi gia đình, lao động nữ chính là người chăm lo mọi việc thường gọi là quản lý “Tay hòm chìa khoá”. Điều này chứng tỏ phụ nữ có vị trí kinh tế không nhỏ đối với gia đình. Xã hội hiện đại đã hình thành nhiều kiểu gia đình, nhưng dù cho ở loại hình gia đình nào, vai trò của phụ nữ cũng không thể thiếu. Không phải ngẫu nhiên mà con người hiện đại đã khẳng định rằng “Giáo dục một người đàn ông - được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà - được cả một gia đình” (Theo R.Tagor).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội cũng chính là đề cao vai trò của người phụ nữ.

Hiện tượng tăng tương đối của lực lượng lao động nữ nông thôn những năm gần đây là do một số nguyên nhân chính sau:

- Một là, do sự gia tăng tự nhiên số người trong độ tuổi lao động, hiện nay hàng năm nước ta có khoảng 80 - 90 vạn người bước vào tuổi lao động, trong đó lao động nữ chiếm 55%.

- Hai là, do quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp, đa số lao động nữ ở các cơ quan, xí nghiệp bị giảm biên chế, không có việc làm phải quay về nông thôn làm việc.

- Ba là, do sự tan rã của thị trường Đông Âu, Nga vào đầu những năm 90, khiến cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Việt Nam mất thị trường tiêu thụ hàng hoá, đa số lao động nữ làm nghề này lại chuyển về làm nông nghiệp.

- Ngoài ra, trong cơ chế thị trường, do sức cạnh tranh yếu nên nhiều hợp tác xã thủ công nghiệp trên địa bàn nông nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Kết quả là công nhân chủ yếu là nữ công nhân thuộc các hợp tác xã thủ công này phải trở về nghề nông.

- Bên cạnh đó, dòng người từ nông thôn ra thành phố làm việc phần đông là nam giới. Phụ nữ, nhất là những người có gia đình, do truyền thống gắn chặt với công việc gia đình, chăm lo cho con cái và trình độ học vấn, năng lực, hiểu biết thấp, khả năng do điều kiện, hoàn cảnh hạn chế đã ở lại nông thôn thay chồng con làm các khâu trong sản xuất nông nghiệp và quản lý gia đình cũng như giải quyết các vấn đề xã hội khác trong thôn bản và trong dòng tộc.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề giải phóng phụ nữ luôn gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ đã được ghi trong Hiến pháp Việt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nam năm 1946 và Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi và bổ sung năm 2001) một lần nữa đã khẳng định: “Công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội và gia đình. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội” (Điều 63).

Bảng 1.1: Tỷ lệ phụ nữ tham gia công tác Đảng, Chính quyền các cấp giai đoạn 2011- 2016

TT Đơn vị Tỷ lệ

(%)

1 Tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội khoá XII 24,40 2 Tỷ lệ nữ là đại biểu hội đồng nhân dân 3 cấp nhiệm kỳ

2011-2016

26,00

3 Tỷ lệ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý 5,90

4 Chức danh Bộ trưởng và tương đương 11,11

5 Chức danh Thứ trưởng và tương đương 8,82

6 Chức danh Vụ trưởng và tương đương 21,4

7 Chức danh Phó vụ trưởng và tương đương 15,60 8 Chức danh Chủ tịch UBND 3 cấp tỉnh, huyện, xã 3,42

Nguồn số liệu: Ban Tổ chức Trung ương, 2012

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đã được khẳng định trong Nghị quyết 04/BTC ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị TW Đảng về “Đổi mới tăng cường công tác vận động nữ trong thời kỳ đổi mới”: “…Phụ nữ Việt nam đã có tiềm năng to lớn, là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế - chính trị xã hội của đất nước. Phụ nữ vừa là người lao động, người công dân vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người…”. Hiện nay, lao động nữ tham gia vào tất cả các hoạt động của xã hội.

Vai trò và những đóng góp của lao động nữ Việt Nam còn thể hiện qua tỷ lệ phụ nữ tham gia trong mọi lĩnh vực của xã hội. Đại diện của phụ nữ ở các cấp ra quyết định trong toàn ngành còn rất ít. Hiện nay có quá ít cán bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chủ chốt là nữ trong toàn ngành NN &PTNT. Tính chung tất cả các Cục, Vụ, Viện, Tổng Công ty và các trường trong ngành chỉ có 5,9% cán bộ lãnh đạo (cấp phó và tương đương) là nữ. Trên toàn quốc phụ nữ chỉ chiếm 3,42% lãnh đạo các UBND tỉnh, huyện, xã.Nhìn tổng thể, tiếng nói của phụ nữ trong việc ra quyết định là yếu và chưa tương xứng với khối lượng công việc và trách nhiệm mà họ gánh vác.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, lao động nữ đã khẳng định vai trò của mình trong vai trò nhà quản lý. Tuy nhiên so với lao động nam, tỷ lệ nữ quản lý vẫn thấp hơn, điều này chủ yếu do trình độ học vấn của người lao động nữ vẫn còn thấp chưa đáp ứng được các yêu cầu cao cùng với sự phát triển của xã hội.

Bên cạnh việc tham gia trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, lao động nữ Việt Nam còn phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ làm vợ, làm mẹ gánh vác công việc nội trợ gia đình. Trong hoàn cảnh sống còn nhiều thiếu thốn đặc biệt đối với đông đảo lao động nữ nông thôn họ phải lo lắng cho gia đình đủ cơm ăn đủ áo mặc, con cái được học hành và khoẻ mạnh. Người phụ nữ còn là người giữ gìn truyền thụ những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Như vậy lao động nữ nói chung và lao động nông thôn nói riêng đã đóng góp to lớn vào phúc lợi gia đình và xã hội. Họ kinh doanh, sản xuất, làm ruộng, mang lại thu nhập cho gia đình, chăm sóc con cái và làm công việc nội trợ. Thực tế trong khi phụ nữ phần lớn làm việc nội trợ và còn phải chăm sóc cho những người phụ thuộc bao gồm trẻ em và người già, trong khi họ nhận được sự giúp đỡ của nam giới thật là ít ỏi nhưng sự đóng góp vào sản xuất của họ cho gia đình gần bằng nam giới.

1.2.2.2. Vai trò của Lao động nữ nông thôn ở Việt Nam a. Vai trò trong xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong một xã hội văn minh, người phụ nữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Phụ nữ không chỉ giỏi trong việc nhà mà còn tích cực tham gia và gặt hái nhiều thành công trong các lĩnh vực xã hội.

Phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước càng khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết. Trước tiên, chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của phụ nữ trong gia đình. Họ có ảnh hưởng to lớn đến hạnh phúc và sự ổn định của gia đình. Họ được ví như người giữ lửa trong gia đình. Họ không chỉ biết chăm lo cho chồng con mà còn biết giúp đỡ chia sẻ, đưa ra những lời khuyên thiết thực giúp đỡ chồng trong công việc. Họ là những người mẹ sẵn sàng hy sinh không màng đến bản thân để chăm sóc dạy bảo con cái.

Trong thời kỳ CNH - HĐH, người phụ nữ càng phải chịu nhiều đòi hỏi khắt khe của xã hội hiện đại. Bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Phụ nữ có mặt trên hầu hết các công việc và nắm giữ nhiều vị trí quan trọng. Ngày càng có nhiều người phụ nữ trở thành chính trị gia, các nhà khoa học nổi tiếng, những nhà quản lý, kinh doanh năng động. Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là không thể thiếu được như ngành công nghiệp may mặc, công nghiệp dệt, ngành dịch vụ… Đôi khi chính những người phụ nữ đã khiến cho nam giới phải “ganh tị” về những thành công mà người phụ nữ đạt được.

Không thể kể hết những gì mà người phụ nữ đã đóng góp cho gia đình và cho xã hội. Chắc chắn rằng thế giới không thể tồn tại dù chỉ một ngày nếu thiếu người phụ nữ. Chúng ta luôn cảm thấy tự tin và an tâm hơn khi biết bên cạnh chúng ta luôn có những người mẹ tận tâm, người vợ thuỷ chung và các nữ đồng nghiệp thông minh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đời sống của mỗi cá nhân luôn được bắt đầu trước hết từ phạm vi gia đình và suốt cuộc đời họ, gia đình là môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Đồng thời, gia đình là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao địa vị của người phụ nữ.

Tuy vậy, đã có một thời chúng ta có quan niệm sai lầm đánh giá không đúng vị trí của gia đình trong sự phát triển của xã hội. Chúng ta chỉ tập trung vào giải quyết những vấn đề xã hội nói chung còn vấn đề gia đình ngày càng trở nên nhỏ bé. Nói đến giải phóng phụ nữ, người ta dường như quên mất rằng, gánh nặng gia đình còn đè nặng lên vai các bà, các mẹ.

Người phụ nữ chịu sự tác động của môi trường xã hội và ngược lại, người phụ nữ cũng tác động tới sự vận động của xã hội. Sự tác động của xã hội đối với phụ nữ bao gồm cả hai mặt: Tích cực và tiêu cực. Người phụ nữ của thời hiện đại càng không thể tách rời với thực tế gia đình và xã hội. Bởi chính tại hai môi trường này người phụ nữ mới thể hiện, thực hiện được những chức năng của mình. Điều cần ở đây là làm sao để gia đình và xã hội tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho người phụ nữ phát huy được khả năng của mình, có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề. Có thời gian tham gia các hoạt động văn hoá, hoạt động xã hội và có chút thời gian cho riêng mình.

Hiện nay, những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã góp phần hỗ trợ phần nào cho người phụ nữ trong công việc nội trợ, giảm bớt sức lao động của họ trong gia đình. Song, phụ nữ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới việc dạy bảo con cái, chăm lo đồi sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Cùng với công việc gia đình là công việc xã hội làm cho quỹ thời gian dành cho việc hưởng thụ của người phụ nữ là rất hiếm, thậm chí đối với một số đối tượng lao động nữ thì thời gian này hầu như là không có. Bên cạnh đó, nguy cơ bạo lực gia đình đang là mối đe doạ cho một số không nhỏ phụ nữ. Trong khi đó, ở đâu đâu bạo lực gia đình cùng xuất hiện làm cho đời sống vật chất lẫn tinh thần của người phụ nữ bị tổn thương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)