5. Bố cục luận văn
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
2.2.1.1. Chọn vùng nghiên cứu
Huyện Võ Nhai được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng phía Bắc là các xã miền núi đá hiểm trở, chủ yếu sản xuất Lâm nghiệp và khai thác khoáng sản; vùng phía Nam là các xã thuộc vùng núi thấp chủ yếu sản xuất nông nghiệp; vùng trung tâm bao gồm các xã và thị trấn nằm dọc theo đường Quốc lộ 1B, có các dịch vụ và kinh tế phát triển nhất trong huyện.
Số lượng mẫu điều tra: Do chưa có các đề tài điều tra trước đó do vậy theo lý thuyết thống kê để đảm bảo cho các mẫu có lượng đủ lớn mỗi một nhóm nên có số lượng mẫu n >30. Theo mục đích của đề tài sẽ phân tổ ra làm 2 nhóm: Nhóm hộ có thu nhập khá; Nhóm hộ có thu nhập trung bình và thấp. Để dễ dàng so sánh và phân tích nhằm tìm hiểu những tác động và ảnh hưởng của vấn đề nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra tại mỗi xã là 40 mẫu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.1: Lựa chọn địa điểm điều tra
STT Địa điểm Số hộ Ghi chú
1 Thị trấn Đình Cả 40 Đại diện cho khu vực trung tâm của huyện 2 Liên Minh 40 Đại diện cho các xã sản xuất NN phía Nam
3 Thần Sa 40 Đại diện cho các xã trồng rừng và khai thác khoáng sản phía Bắc
Tổng 120
2.2.1.2. Chọn hộ nghiên cứu
Đây là bước hết sức quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Vì vậy, hộ nghiên cứu phải nằm trong các xã đã được chọn, đồng thời mang tính đại diện cho các hộ trong vùng và được lựa chọn.
Phương pháp lựa chọn mẫu điều tra theo 3 cấp:
+ Đầu tiên lựa chọn các xã đại diện cho cho 3 vùng kinh tế của huyện + Trên cơ sở các xã đã lựa chọn sẽ lựa chọn các thôn
+ Cuối cùng tại mỗi thôn sẽ tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên để đảm bảo tính đại diện và có thể suy rộng của mẫu điều tra.