Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 53)

5. Bố cục luận văn

3.1.1.Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Võ Nhai là một huyện vùng cao nằm về phía Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên, huyện nằm trong toạ độ 21036’ - 21056’ độ vĩ Bắc và 105045’ - 106017’ độ kinh Đông.

+ Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn) + Phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương + Phía Nam giáp huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) + Phía Bắc giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn)

Thị trấn Đình Cả cách thủ đô Hà Nội theo quốc lộ 3 và quốc lộ 1B là 120km, cách thành phố Thái Nguyên 37km và cách thị trấn Đồng Đăng - Lạng Sơn 80km.

Với vị trí địa lý như vậy, nếu sử dụng hết lợi thế trong giao lưu hàng hoá, du lịch sẽ thúc đẩy nhanh sản xuất và có thể đưa Võ Nhai trở thành một huyện trung tâm vùng cao Việt Bắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.1: Bản Đồ hành chính Huyện Võ Nhai

Nguồn: Phòng địa chính huyện Võ Nhai 3.1.1.2. Đặc điểm về địa hình

Huyện Võ Nhai nằm ở vị trí tiếp giáp của 2 dãy núi cao, dãy Ngân Sơn chạy từ Bắc Kạn theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai và dãy Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam cho nên huyện có địa hình khá phức tạp, đồi núi là chủ yếu đất ruộng ít.

Phần lớn là diện tích vùng núi dốc và núi đá vôi (chiếm 92%) những vùng đất bằng phẳng, tiện cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, tập trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chủ yếu chạy theo các khe suối, các triền sông và các thung lũng ở vùng núi đá vôi.

Toàn huyện có độ cao bình quân từ 100 đến 800m so với mặt biển, đất nông nghiệp phân bố ở độ cao bình quân từ 100 đến 450m. Căn cứ vào địa hình, địa mạo và đất đai huyện chia làm 3 tiểu vùng là những đặc điểm như sau:

Tiểu vùng 1: Gồm 6 xã, địa hình núi cao dốc, phần lớn là núi đá vôi. Một số vùng phân bố dọc theo các khe suối và thung lũng có độ dốc từ 00 - 250 là vùng thích hợp để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.

Tiểu vùng 2: 3 xã dạng địa hình thung lũng tương đối chạy dọc theo quốc lộ 1B với hai bên là hai dãy núi cao có độ dốc lớn. Đất đai của vùng hai bên đã sử dụng hầu hết vào nông nghiệp.

Tiểu vùng 3: Gồm 5 xã, có địa hình bát úp bị chia cắt nhiều bởi các khe suối, sông và xen lẫn núi đá vôi, các soi bãi ven sông địa hình thấp và tương đối bằng phẳng hơn các xã vùng 1. Có thể sử dụng phát triển cây hàng năm, cây lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.

Tóm lại, địa hình của huyện rất đa dạng, phức tạp cho phép phát triển một nền nông lâm nghiệp đa dạng và phong phú, song đây cũng là điều kiện bất lợi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, và sự giao lưu hàng hoá trong và ngoài huyện.

3.1.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thủy văn

* Khí hậu

Khí hậu của huyện Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc bộ chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.

Nhiệt độ

Võ Nhai nằm trong vùng lạnh của tỉnh Thái Nguyên. Phía Đông Bắc thuộc vùng lạnh nhất của tỉnh, phía Tây Nam ở mức trung bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhiệt độ trung bình năm 22,40C, các tháng 6,7,8 là các tháng nóng, nóng nhất tháng 7, có nhiệt độ trung bình 27,80C tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình 14,90C các tháng mùa đông từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau.Với chế độ nhiệt như trên rất thích hợp để phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, Á nhiệt đới, đặc biệt là các loại cây ăn quả: Hồng, táo, na, cam, quýt, vải, nhãn… đối với cây ngắn ngày có thể trồng 2 - 3vụ/năm.

Có địa hình nằm gọn giữa hai dãy núi cao, dãy núi đá vôi cao phía Bắc và dãy núi sa phiến thạch ở phía Nam tạo nên khí hậu ẩm ướt, ít mưa, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc có thể thích hợp trồng cây lâu năm như vải, xoài…

Chế độ mưa

Huyện chịu ảnh hưởng của chế độ mưa vùng núi Bắc Bộ. Mùa mưa từ tháng 4 - 10, mùa khô từ tháng 11 - 3 năm sau. Lượng mưa bình quân năm 1.941,5mm, thấp hơn so với các vùng khác của tỉnh Thái Nguyên (2050 - 2.500mm) và phân bố không đồng đều, lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa với 1.765mm, chiếm 41% tổng lượng mưa cả năm. Tháng có mưa lớn nhất là tháng 8, tới 372,2mm. Mưa lớn và tập trung chủ yếu thường gây sói mòn, lũ lụt ảnh hưởng tới cây trồng, độ phì của đất có các công trình thuỷ lợi, đặc biệt với khu vực 3 và khu vực 1 có địa hình phức tạp. Độ dốc cao, bị chia cắt nhiều.

Các tháng mùa khô có lượng mưa không đáng kể, lượng bốc hơi nước lại cao, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng cho cây trồng, nhất là với cây hàng năm. So sánh số ngày có mưa, mưa phùn và số ngày có sương muối trong năm là các tháng 11, 12, 1, 2, 3. Mặt khác trong tháng 12, 1 thường có những đợt rét đậm kéo dài, là điều kiện khí hậu rất thích hợp cho các loại cây ăn quả như vải, nhãn, hồng, na,…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Độ ẩm bình quân của huyện dao động từ 80 đến 87%. Các tháng mùa khô, nhất là các tháng cuối năm 11, 12, độ ẩm thấp gây khó khăn cho việc phát triển cây vụ đông muộn, nhưng cùng tạo điều kiện cho thu hoạch và bảo quản nông sản trong thời kỳ này.

* Thủy văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Võ Nhai là huyện miền núi, có địa hình bị chia cắt nhiều bởi các dãy núi đá và núi đất nên nguồn nước khá phong phú, nhưng phân bố không đồng đều.

Ngoài nguồn nước mặt từ những dòng sông suối còn có các nguồn nước ngầm từ các hang động trong núi đã vôi, hiện đã và đang sử dụng vào sản xuất và sinh hoạt.

Trong huyện có hai hệ thống sông nhánh trực thuộc hệ thống sông cầu và sông thương, được phân bố ở hai vùng Bắc và Nam huyện.

- Hệ thống sông Nghinh Tường: Phân bố ở phía Bắc huyện là nhánh của Sông cầu bắt nguồn từ những dãy núi của vòng cung Bắc Sơn (Lạng Sơn), chạy qua các xã Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Xa và đổ ra sông cầu.

- Hệ thống sông Rong: Phân bố ở phía Nam huyện là nhánh của sông thương. Bắt nguồn từ xã Phú Thượng chảy qua Thị trấn Đình Cả, Tràng Xá, Dân Tiến, Bình Long và chảy qua tỉnh Bắc Giang. Trong những năm gần đây, do nạn chặt pháp rừng, khai thác rừng bất hợp pháp đã làm giảm nguồn sinh thuỷ dẫn đến cạn kiệt nguồn nước về mùa khô và gây lũ lụt vào mùa mưa làm pháp huỷ công trình giao thông, thuỷ lợi và phá hoại sản xuất, làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Biện pháp cấp bách là trồng và bảo vệ rừng tái sinh ở các vùng thượng nguồn để điều tiết nguồn nước phục vụ cho nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua biểu đồ 3.1 ta thấy, trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện thì chủ yếu là diện tích đất lâm nghiệp với 61.758,07 ha chiếm 73,56% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện; đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ với 11.473,09 ha chiếm 13,67%. Ngoài ra, huyện còn có một diện tích lớn đất chưa sử dụng với 7.808,12 ha chiếm 9,3% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Tuy nhiên, diện tích đất chưa sử dụng này lại chủ yếu là đất núi đá không có rừng cây, ít có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cho nhân dân.

Kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/50.000 của huyện do Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng, toàn huyện có 4 nhóm đất chính:

- Đất phù sa: 1.816 ha chiếm 2,16% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. - Đất đen: 935,5 ha chiếm 1,11% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. - Đất xám bạc màu: 63.917,7 ha chiếm 76,13% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, phân bố ở các thung lũng trên địa bàn tất cả các xã trong huyện.

- Đất đỏ: 3.770,8 ha chiếm 4,49% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. - Các loại đất khác: 13.570,44 ha chiếm 16,16% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện.

Nhìn chung đất thoát nước tốt, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, đất có phản ứng chua, đến chua mạnh (pH = 4 - 4,5), nghèo các chất dinh dưỡng dẫn tiêu, Cation kiềm trao đổi, độ no Bagơ và dung dịch hấp thụ thấp. Đất bị rửa trôi xói mòn mạnh làm phân dị phẫu diện đất theo thành phần cơ giới: Phần trên phẫu diện đất có phong hoá bị sét nghèo và Sesquioxit. Hiện tượng này đặc biệt rõ ở nhóm đất xám.

Diện tích đất có tầng canh tác dày chỉ chiếm 8,3%, tầng canh tác dày trung bình 35,5% và tầng mỏng chiếm 50% diện tích tự nhiên của huyện.

Về độ dốc của đất, độ dốc từ 0o-8o chiếm 6%; từ 8o-15o chiếm 13%; từ 15o- 25o chiếm 32,8%; độ dốc lớn hơn 25o chiếm 41,22% diện tích đất của huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Về độ cao: Đất bằng chiếm 6%; đất đồi và đất thấp (25-200 m) chiếm 31%; đất núi ở độ cao trên 200 m chiếm 60% diện tích đất tự nhiên của huyện.

Tóm lại, quỹ đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp thực tế rất ít, phần lớn diện tích đất chỉ có thể phục vụ mục đích lâm nghiệp. Việc sử dụng và cải tạo đất phải được đặt ra và giải quyết trong chiến lược phát triển lâu bền.

3.1.1.5. Tài nguyên nước

Nước là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống và sản xuất của con người. Đối với địa bàn huyện Võ Nhai hiện nay có 2 hệ thống sông nhánh trực thuộc hệ thống sông Cầu và sông Thương, được phân bố đều ở hai vùng phía Nam và phía Bắc của huyện.

- Sông Nghinh Tường: Là sông lớn nhất chảy qua phía Bắc huyện, là nhánh của sông Cầu, bắt nguồn từ dãy vòng cung Bắc Sơn (Lạng Sơn), chảy qua các xã: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa và đổ vào sông Cầu.

- Sông Rong: Phân bổ ở phía Nam của huyện, là nhánh sông của sông Thương bắt nguồn từ xã Phú Thượng chay qua thị trấn Đình Cả, xã Tràng Xá, Dân Tiến, Bình Long và chảy vào tỉnh Bắc Giang.

Ngoài ra trên địa bàn huyện có khá nhiều hồ, đầm lớn nhỏ khác nhau, nguồn nước ngầm cũng tương đối phong phú, chất lượng nước phần lớn là nước ngọt, mềm, chưa bị ô nhiễm là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, mực nước mặt hạ thấp vào mùa khô và hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu của huyện còn nhiều hạn chế nên tuy có nguồn nước khá phong phú nhưng vẫn dẫn đến tình trạng thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong vụ Đông - Xuân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Võ Nhai nằm trong tỉnh Thái Nguyên thuộc vùng sinh khoáng Đông Bắc - Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Do vậy Võ Nhai có nguồn tài nguyên khá phong phú về chủng loại và trữ lượng.

- Kim loại màu:

+ Chì, Kẽm: Được tìm thấy ở vùng Thần Sa, quy mô nhỏ, các mỏ quặng không được tập trung.

+ Vàng: Có ở khu vực Thần Sa, chủ yếu là vàng sa khoáng, với hàm lượng thấp.

- Khoáng sản phi kim loại: Phốtphorít ở La Hiên trữ lượng được đánh giá vào loại khá, dự kiến có khoảng 60.000 tấn.

- Toàn huyện có nhiều dải núi đá vôi kéo dài và có nguồn đất sét với trữ lượng lớn, đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng.

Tuy nguồn khoáng sản có trữ lượng lớn nhưng đến nay huyện Võ Nhai khai thác vẫn chưa đáng kể, tài nguyên khoáng sản vẫn nằm ở dạng tiềm năng là chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 53)