Thực trạng, vai trò của lao động nữ trong các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 77)

5. Bố cục luận văn

3.2.2. Thực trạng, vai trò của lao động nữ trong các hộ điều tra

3.2.2.1. Vai trò của lao động nữ tham gia quản lý điều hành sản xuất

Ngày nay để phát triển kinh tế hộ gia đình, thì một vấn đề không thể thiếu đó là vai trò của người phụ nữ. Phụ nữ không chỉ tham gia lao động chính trong các công việc phụ trong gia đình, mà họ còn có vai trò quan trọng trong quản lý điều hành sản xuất của hộ. Kết quả phỏng vấn các hộ trong huyện Võ Nhai về quyền làm chủ hộ trên các địa bàn nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.8: Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý và điều hành sản xuất trong các hộ điều tra huyện Võ Nhai, năm 2013

Chỉ tiêu Nhóm hộ có thu nhập khá (n=60) Nhóm hộ có thu nhập TB, thấp (n=60) 1.Nữ làm chủ hộ Số lượng (người) 18 10 Cơ cấu (%) 30 16,67

2. Nữ tham gia quản lý sản xuất

Số lượng (người) 27 16

Cơ cấu (%) 45 26,67

Nguồn số liệu: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra hộ huyện Võ Nhai, năm 2013

Thông qua số liệu phân tích từ bảng trên ta thấy, tỉ lệ nữ làm chủ hộ và tỉ lệ nữ tham gia quản lý sản xuất đều thấp. Tỉ lệ nữ làm chủ hộ ở nhóm hộ có thu nhập khá chiếm 30%, còn ở nhóm hộ có thu nhập trung bình và thấp chỉ chiếm có 16,67%. Tỉ lệ nữ tham gia quản lý sản xuất ở nhóm hộ có thu nhập khá là 45%, ở nhóm hộ có thu nhập trung bình và thấp là 26,67%. Vai trò của phụ nữ trong việc quản lý gia đình còn thấp là do phong tục tập quán, thường quan niệm đàn ông là người chủ, là trụ cột trong gia đình. Mặc dù, người đàn ông không phải là người lao động trực tiếp, không mang lại nguồn thu chính cho gia đình nhưng họ luôn được đề cao, luôn được coi là giường cột trong gia đình. Tâm lý trọng nam, khinh nữ vẫn còn phổ biến trong các gia đình, đặc biệt là các gia đình nghèo, các gia đình mà trình độ dân trí, trình độ chuyên môn thấp.

3.2.2.2. Vai trò của lao động nữ trong việc sản xuất và ra quyết định phân công lao động trong hộ gia đình

Trong cuộc sống hàng ngày của các hộ gia đình, thì người phụ nữ hay người đàn ông đều tham gia các công việc trong hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi hay làm thuê, hay tham gia vào kinh doanh buôn bán và các dịch vụ. Trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sự phân công tương đối rõ ràng. Theo các số liệu điều tra tại các hộ nông dân ở cả hai nhóm hộ có thu nhập khá và nhóm hộ có thu hập TB và thấp thì lao động nam (người chồng) thường làm những công việc nặng nhọc và đổi lại như trong sản xuất nông nghiệp các công đoạn: Cây, bừa, vận chuyển, phun thuốc trừ sâu…Trong chăn nuôi như: Làm chuồng trại, mua thức ăn, mua giống…Còn lao động nữ chủ yếu tham gia vào những hoạt động đòi hỏi tính khéo léo tỉ mỉ, nhẹ nhàng hơn như trong sản xuất nông nghiệp thực hiện các công việc như: Gieo cấy, tưới tiêu, làm cỏ… và trong chăn nuôi như cho ăn, vệ sinh chuồng trại, bán sản phẩm…Ngoài ra, trong các hoạt động sản xuất có thể thấy rất rõ qua các công việc mà người phụ nữ và nam giới đảm nhiệm, ta cũng nhận thấy sự đóng góp của các lao động nữ trong sản xuất là rất lớn. Song sự đóng góp đó thường được đánh giá thấp hơn so với nam giới.

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ, các hộ gia đình có nhiều hoạt động sản xuất như: Trồng lúa, trồng hoa mầu, trồng chè, cây lâm nghiệp, nuôi gà, vịt, lợn…Trong quá trình phỏng vấn hộ tại huyện Võ Nhai, tác giả đã thu thập và phân tích về quá trình phân công lao động và ra quyết định sản xuất tổng quát thành một số ngành chính, cụ thể ở bảng số 3.9 và 3.10 sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.9: Phân công lao động sản xuất và ngƣời ra quyết định trong trồng trọt của các nhóm hộ điều tra

ĐVT:%

Công việc trong sản xuất Nhóm hộ có thu nhập khá Nhóm hộ có thu nhập TB và thấp

Chồng Vợ Cả hai Đi thuê Chồng Vợ Cả hai Đi thuê

Ngƣời ra quyết định

1. Giống cây trồng 33,36 55,94 10,70 0,00 43,21 41,37 15,45 0,00

2. Kỹ thuật canh tác 32,42 57,89 9,69 0,00 45,61 39,37 15,02 0,00

3. Mua công cụ sản xuất 35,72 56,63 7,65 0,00 43,22 48,37 8,41 0,00

4. Mua vật tư nông nghiệp 29,37 64,67 5,96 0,00 48,67 40,62 11,67 0,00

5. Bán sản phẩm 22,17 64,18 13,65 0,00 57,71 35,68 6,61 0,00

6. Thuê phương tiện lao động 62,06 32,61 5,33 0,00 61,325 31,63 7,12 0,00

Ngƣời thực hiện các khâu trong công việc

1. Làm đất 52,41 39,25 6,64 1,70 37,65 52,72 7,08 2,65

2. Gieo cấy 14,27 76,22 9,51 0,00 10,01 85,57 4,42 0,00

3. Bón phân, làm cỏ 9,55 84,28 6,17 0,00 8,49 82,42 9,09 0,00

4. Tưới tiêu nước 8,76 84,57 6,67 0,00 47,30 42,72 9,98 0,00

5. Phun thuốc trừ sâu 61,62 28,32 9,15 0,91 37,98 49,32 10,12 2,58

6. Thu hoạch 41,41 47,82 10,76 0,00 43,65 46,68 10,67 0,00

7. Bán sản phẩm 7,82 75,31 16,87 0,00 30,35 56,40 13,25 0,00

Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ, huyện Võ Nhai, năm 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong trồng trọt người có quyền quyết định các công việc sản xuất nông nghiệp có sự khác nhau giữa lao động nam và nữ. Người đứng ra quyết định các công việc sản xuất như: Giống cây trồng, kỹ thuật canh tác, mua công cụ sản xuất, mua vật tư sản xuất nông nghiệp rồi đến bán sản phẩm có sự khác nhau giữa người vợ và người chồng. Trong việc quyết định trồng cây gì, giống nào thì trong nhóm hộ có thu nhập khá người vợ có quyền quyết định nhiều hơn so với chồng 55,94%, người chồng tham gia quyết định chỉ có 33,36%. Còn ở nhóm hộ có thu nhập TB và thấp thì người quyết định nhiều hơn là người chồng 43,21%, người vợ tham gia quyết định là 41,37%. Tương tự với các công việc như quyết định kỹ thuật canh tác, mua dụng cụ sản xuất, mua vật tư sản xuất như: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…rồi đến bán sản phẩm thì chủ yếu là do người vợ tham gia quyết định nhiều hơn so với người chồng trong nhóm hộ có thu nhập khá, và người chồng tham gia quyết định nhiều hơn người vợ trong nhóm hộ có thu nhập TB và thấp. Như vậy người phụ nữ có tham gia quyết định các công việc sản xuất trong trồng trọt có sự khác nhau giữa hai nhóm hộ. Ở nhóm hộ có thu nhập khá, người phụ nữ tham gia quyết định sản xuất nhiều hơn so với phụ nữ ở nhóm hộ có thu nhập TB và thấp. Trong nhóm hộ có thu nhập khá người đàn ông trong gia đình thường tham gia các công việc xã hội hay tham gia vào các ngành kinh tế khác, do vậy họ giao quyền quyết định các công việc sản xuất cho người vợ, họ chỉ tham gia đóng góp ý kiến. Còn ở nhóm hộ có thu nhập TB và thấp thì người đàn ông lại có quyền quyết định nhiều hơn vì quan niệm người đàn ông là người chủ trong gia đình lên họ sẽ đứng ra quyết định các công việc trong sản xuất.

Trên là người ra quyết định, vậy trong gia đình ai sẽ là người đúng ra thực hiện các công việc trong sản xuất. Qua bảng số liệu 3.9, ta thấy đối với việc làm đất và phun thuốc trừ sâu, đây là công việc nặng nhọc, độc hại đòi hỏi sức khoẻ, do vây công việc này thường do người chồng trong gia đình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đảm nhiệm. Người vợ chỉ phụ giúp cho người chồng. Còn các công việc như gieo hạt, bón phân, tưới nước, thu hoạch và bán sản phẩm thì có 40% đến 85% là do phụ nữ đảm nhiệm. Như vậy trong trồng trọt, lao động nữ là lao động chính trong hộ, họ tham gia trong tất cả các công đoạn sản xuất, và đóng vai trò quan trọng trong sản xuất.

Trong chăn nuôi thì sao qua bảng 3.10: Phân công lao động và người ra quyết định đối với các công việc trong chăn nuôi. Trước tiên về quyền quyết định đối với các công việc trong chăn nuôi như:

Giống nuôi, kỹ thuật nuôi, quy mô, mua vật tư, bán sản phẩm thì từ 55% đến 65% người chồng có quyền quyết định, từ 24% đến 37% là do người vợ quyết định trong các hộ thuộc nhóm hộ có thu nhập khá. Trong nhóm hộ có thu nhập TB và thấp thì người chồng cũng tham gia quyết định là chủ yếu trong các công việc giống nuôi, quy mô sản xuất, còn các công việc như: Kỹ thuật nuôi, mua vật tư, và bán sản phẩm lại do người vợ quyết định là chủ yếu, người chồng tham gia đóng góp ý kiến, cùng bàn bạc với vợ. Người thực hiện trực tiếp các công việc trong chăn nuôi cũng có sự khác nhau giữa người chồng và người vợ. Ở nhóm hộ có thu nhập khá, các công việc như làm chuồng trại, mua giống, mua thức ăn thì từ 41% đến 67% là do người chồng làm trực tiếp còn người vợ tham gia phụ giúp, còn các công việc nhẹ nhàng, cần mẫn như: Cho ăn, vệ sinh chuồng trại và bán sản phẩm thì từ 65% đến 82% là do người vợ đảm nhiệm. Ở các nhóm hộ có thu nhập TB và thấp thì các công việc trong chăn nuôi đều do người vợ làm là chủ yếu, chỉ có công việc làm chuồng trại thì người chồng phải làm nhiều 45,28%, còn 43,69% là do người vợ làm công việc nay. Như vậy tỉ lệ giữa người chồng và người vợ tham gia công việc này không chênh lệch nhiều.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.10: Phân công lao động sản xuất và ngƣời ra quyết định trong Chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra

ĐVT: %

Công việc trong sản xuất Nhóm hộ có thu nhập khá Nhóm hộ có thu nhập TB và thấp

Chồng Vợ Cả hai Đi thuê Chồng Vợ Cả hai Đi thuê

I. Ngƣời ra quyết định 1. Giống nuôi 55,58 34,20 10,22 0,00 43,16 42,14 14,70 0,00 2. Kỹ thuật nuôi 58,50 33,38 8,12 0,00 38,78 47,64 13,58 0,00 3. Quy mô 57,00 36,35 6,65 0,00 49,20 42,32 8,48 0,00 4. Mua vật tư 64,77 30,41 4,82 0,00 41,46 47,92 9,62 0,00 5. Bán sản phẩm 64,42 23,64 11,94 0,00 35,57 56,58 7,85 0,00

II. Ngƣời thực hiện các khâu trong công việc

1. Làm chuồng trại 66,90 12,06 15,69 5,35 45,28 43,69 6,41 4,62

2. Mua giống 49,60 44,17 6,23 0,00 40,28 53,67 6,05 0,00

3. Mua thức ăn, chăn nuôi thú y 41,62 37,05 6,95 6,38 39,38 51,26 8,69 0,67 4. Cho ăn, vệ sinh chuồng trại 13,59 81,43 4,98 0,00 24,85 72,68 2,47 0,00

5. Bán sản phẩm 13,26 65,43 21,31 0,00 19,41 58,47 22,12 0,00

Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ, huyện Võ Nhai, năm 2013

6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Như vậy, ta có thể so sánh được trong sản xuất nông nghiệp, người vợ có vai trò quan trọng trong cả trồng trọt và chăn nuôi vì họ tham gia sản xuất trực tiếp, và sự quyết định của họ mang lại hiệu quả trong sản xuất trồng trọt và chăn nuôi.

3.2.2.3. Vai trò của lao động nữ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của hộ

Phụ nữ trong hoạt động sản xuất đóng vai trò quan trọng, họ là người thi hành trực tiếp các hoạt động sản xuất của họ. Vậy trong đời sống sinh hoạt hàng ngày thi sao. Sau đây tác giả trình bầy vai trò của phụ nữ trong đời sống hàng ngày được thể hiện qua bảng 3.11.

Bảng 3.11. Phân công công việc hàng ngày trong nhóm hộ điều tra huyện Võ Nhai, năm 2013

ĐVT: %

TT Phân công việc

Nhóm hộ có thu nhập khá Nhóm hộ có thu nhập TB và thấp Chồng Vợ Cả hai Con cái Chồng Vợ Cả hai Con cái I Chăm sóc gia đình 1 Nội trợ 0,0 76,4 0,0 23,6 0,0 87,5 0,0 12,5 2 Chăm sóc con cái 5,4 67,2 27,4 0,0 1,6 67,7 30,7 0,0 3 Dạy con cái 28,9 55,7 15,4 0,0 24,2 46,6 29,2 0,0 4 Quản lý tài chính 25,4 58,9 15,7 0,0 15,6 48,7 35,7 0,0

II Các công việc lớn

1 Xây dựng cơ bản 73,5 0,0 20,8 5,7 66,4 1,1 25,2 7,3 2 Sửa chữa lớn nhà cửa 74,4 0,0 16,7 8,9 71,6 0,0 20,3 8,1 3 Mua sắm TSCĐ 71,1 0,0 16,4 12,5 80,7 0,0 12,7 6,6 4 Vay vốn 56,8 0,0 41,5 2,7 66,4 0,0 27,9 5,7 5 Cho vay 56,6 0,0 41,6 1,8 66,2 0,0 28,2 5,6 III Hoạt đồng cộng đồng 1 Họp thôn, xóm 61,8 27,5 0,0 10,7 77,8 14,5 0,0 7,7 2 Đám cưới 45,0 45,0 0,0 10,0 79,0 13,5 0,0 7,5 3 Đám ma 34,4 57,5 0,0 8,1 60,3 31,9 0,0 7,8 4 Lao động công ích 15,6 58,8 0,0 25,6 34,9 56,7 0,0 8,4 5 Dọn vệ sinh 13,8 76,8 0,0 10,4 39,5 53,4 0,0 7,1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguồn số liệu: Tổng hợp phiếu điều tra họ Huyện Võ Nhai, năm 2013

Thông qua bảng ta thấy các công việc chăm sóc gia đình như nội trợ, chăm sóc con cái, dạy con học hành ở hai nhóm hộ phần lớn đều do người vợ đảm nhiệm. Trong các hoạt động nội trợ không thấy hộ nào cho thấy do người chồng đảm nhiệm. Qua kết quả thống kê phân tích và so sánh cho thấy công việc nội trợ chủ yếu do người vợ chịu trách nhiệm, một phần do con cái đã lớn trong nhà đảm nhiệm. So sánh giữa hai nhóm hộ, thì 87,5% phụ nữ ở các gia đình có thu nhập TB và thấp phải làm công việc nội trợ khi chỉ có 76,4% phụ nữ ở nhóm hộ có thu nhập khá phải làm công việc nội trợ.

Việc chăm sóc con cái như: tắm rửa, cho con ăn, đưa đi học, chăm sóc lúc đau ốm thì có đến trên 67,2% là do người vợ đảm nhiệm. Phần còn lại do người chồng đảm nhiệm khi người vợ vắng nhà hay bận những công việc khác. So sánh giữa hai nhóm hộ thì không thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm hộ này trong công việc chăm sóc con cái.

Dạy con học hành, kiểm tra bài vở của con cái, liên hệ với nhà trường…liên quan đến việc học hành vẫn do người vợ đảm nhiệm là chính. Trong các mẫu quan sát thì trong công việc này, vai trò của người chồng cũng cao hơn rất nhiều. So với việc chăm sóc con cái, người chồng đã chủ động chăm lo đến việc học hành của con cái, nó liên quan đến việc định hướng nghề nghiệp cho tương lai của con sau này. Ở nhóm hộ có thu nhập khá việc đảm nhiệm của người chồng là 28,9%, ở nhóm hộ có thu nhập TB và thấp việc đảm nhiệm của người chồng là 24,2%.

Về quản lý tài chính trong gia đình: Việc quản lý tài chính là việc quan trọng, liên quan đến chi tiêu, tiêu dùng của hộ và còn quyết định đến tương lai của hộ. Qua số liệu điều tra trong công việc quản lý tài chính thì người vợ vẫn chiếm ưu thế 58,9% phụ nữ quản lý tài chính ở nhóm hộ có thu nhập khá và 48,7% phụ nữ quản lý tài chính ở nhóm hộ có thu nhập TB và thấp. Tham gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quản lý tài chính của người chồng ít hơn 25,4% ở nhóm hộ có thu nhập khá và 15,6% ở nhóm hộ có thu nhập TB và thấp. Còn lại là do hai vợ chồng cùng tham gia quản lý tài chính. So sánh giữa hai nhóm hộ, thì ở nhóm hộ có thu nhập khá người chồng tham gia quản lý tài chính nhiều hơn so với người chồng ở nhóm hộ có thu nhập TB và thấp. Phần lớn người chồng tham gia quyết định các hoạt động sản xuất nhiều hơn, do vậy họ quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)