Một số bài học kinh nghiệm cho Huyện Võ Nhai

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 45)

5. Bố cục luận văn

1.3.Một số bài học kinh nghiệm cho Huyện Võ Nhai

Từ những thách thức đã nêu ở trên, để nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Võ Nhai, nhất thiết phải nâng cao vị thế của lao động nữ trong các hoạt động kinh tế, xã hội và đặc biệt là trong việc ra quyết định.

- Xây dựng, hoàn thiện chiến lược và quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện vừa mang tính trước mắt vừa mang tính lâu dài; CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trước hết phải vì sự phát triển của nông thôn, của người dân nông thôn. Cần tạo việc làm phù hợp với lao động nữ và sử dụng lao động tại chỗ.

- Phát triển các khu công nghiệp phù hợp với tính chất và chất lượng lao động nông thôn, nhất là lao động nữ, tạo ra việc làm tại chỗ có thu nhập phù hợp, từng bước điều chỉnh và hạn chế xu hướng lao động nông thôn di cư tự do tìm kiếm việc ở các đô thị, các khu công nghiệp.

- Có chính sách ưu đãi giúp cho các gia đình nông thôn có điều kiện phát triển kinh tế gia đình - phát triển kinh tế tại chỗ. Đó là chính sách hỗ trợ vốn, thành lập tổ sản xuất hoặc công ty, phát triển trang trại, ngành nghề và sử dụng tốt nhất các nguồn lực địa phương, như lao động, đất đai, mặt nước, rừng, khoáng sản...

- Có chính sách phù hợp hướng vào tạo điều kiện và cơ hội tốt nhất cho người phụ nữ nông thôn thực hiện tốt các thiên chức của họ. Đồng thời, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển hệ thống dịch vụ xã hội ở nông thôn vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho người phụ nữ vừa san sẻ bớt gánh nặng công việc nội trợ gia đình. Qua đó, từng bước thay đổi quan niệm của xã hội về công việc nội trợ gia đình, và xã hội cần phải thừa nhận lao động nội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trợ là một dạng lao động xã hội và mang giá trị xã hội như lao động sản xuất, kinh doanh.

- Có chính sách nâng cao trình độ dân trí nói chung, trình độ văn hóa, trình độ nhận thức và hiểu biết xã hội của người phụ nữ nông thôn, để họ có điều kiện và cơ hội ngày càng thực hiện tốt hơn vai trò và chức năng quan trọng của mình trong đời sống xã hội nông thôn, đồng thời có điều kiện chủ động và tích cực tham gia vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

- Để người phụ nữ nông thôn ngày càng phát huy được tiềm năng sáng tạo to lớn của mình, ngày càng trở thành chủ nhân đích thực của xã hội nông thôn thời kỳ CNH, HĐH vấn đề mang ý nghĩa quyết định là những chính sách, những chương trình, kế hoạch về phát triển nông nghiệp, nông thôn, về gia đình và người phụ nữ nông thôn cần thấm nhuần quan điểm giới. Quan điểm giới hơn lúc nào hết đó là chìa khóa cho sự tiến bộ và phát triển thực sự của phụ nữ nông thôn trong giai đoạn hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

(1) Vai trò của lao động nữ ở nông thôn trong phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên đã được nhìn nhận như thế nào?

(2) Những kết quả đạt được và những hạn chế trong việc nâng cao vai trò của lao động nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Võ Nhai như thế nào? Nguyên nhân của các kết quả trên là gì?

(3) Giải pháp nào có thể phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ ở huyện Võ Nhai trong sản xuất, nuôi dưỡng và hoạt động cộng đồng?

(4) Để nâng cao vai trò của lao động nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Võ Nhai cần phải thực hiện những giải pháp gì?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

2.2.1.1. Chọn vùng nghiên cứu

Huyện Võ Nhai được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng phía Bắc là các xã miền núi đá hiểm trở, chủ yếu sản xuất Lâm nghiệp và khai thác khoáng sản; vùng phía Nam là các xã thuộc vùng núi thấp chủ yếu sản xuất nông nghiệp; vùng trung tâm bao gồm các xã và thị trấn nằm dọc theo đường Quốc lộ 1B, có các dịch vụ và kinh tế phát triển nhất trong huyện.

Số lượng mẫu điều tra: Do chưa có các đề tài điều tra trước đó do vậy theo lý thuyết thống kê để đảm bảo cho các mẫu có lượng đủ lớn mỗi một nhóm nên có số lượng mẫu n >30. Theo mục đích của đề tài sẽ phân tổ ra làm 2 nhóm: Nhóm hộ có thu nhập khá; Nhóm hộ có thu nhập trung bình và thấp. Để dễ dàng so sánh và phân tích nhằm tìm hiểu những tác động và ảnh hưởng của vấn đề nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra tại mỗi xã là 40 mẫu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.1: Lựa chọn địa điểm điều tra

STT Địa điểm Số hộ Ghi chú

1 Thị trấn Đình Cả 40 Đại diện cho khu vực trung tâm của huyện 2 Liên Minh 40 Đại diện cho các xã sản xuất NN phía Nam

3 Thần Sa 40 Đại diện cho các xã trồng rừng và khai thác khoáng sản phía Bắc

Tổng 120

2.2.1.2. Chọn hộ nghiên cứu

Đây là bước hết sức quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Vì vậy, hộ nghiên cứu phải nằm trong các xã đã được chọn, đồng thời mang tính đại diện cho các hộ trong vùng và được lựa chọn.

Phương pháp lựa chọn mẫu điều tra theo 3 cấp:

+ Đầu tiên lựa chọn các xã đại diện cho cho 3 vùng kinh tế của huyện + Trên cơ sở các xã đã lựa chọn sẽ lựa chọn các thôn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cuối cùng tại mỗi thôn sẽ tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên để đảm bảo tính đại diện và có thể suy rộng của mẫu điều tra.

2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Nguồn số liệu:

- Số liệu thống kê của các bộ, ngành có liên quan: Phòng thống kê, sở Lao động - TBXH, sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên.

- Hội phụ nữ các xã chọn điều tra, hội phụ nữ huyện Võ Nhai

- Một số sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn.

Phương pháp thu thập: Thông qua ghi chép, thống kê các dữ liệu cần thiết cho đề tài với các chỉ tiêu được chuẩn bị sẵn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguồn số liệu: Trên cơ sở các mẫu điều tra thuộc cấp xã và cấp hộ đã chọn tiến hành phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin.

Phương pháp PRA (Participatory Rural Appraisal) - “Cùng tham gia đánh giá nông thôn. PRA là quá trình cùng chia sẻ, phân tích thông tin và hành động giữa các bên tham gia. Trong đó, người dân đóng vai trò chủ đạo để xác định những khó khăn của cộng đồng, thảo luận các giải pháp và lập kế hoạch hành động để giải quyết các khó khăn đó. Xác định khó khăn, các yếu tố ảnh hưởng đến lao động hộ nông dân - Thảo luận nguyên nhân - giải pháp - Lập kế hoạch hành động.

Điều tra bằng bảng hỏi: Ghi nhận từ các câu hỏi chuẩn bị sẵn từ phiếu phỏng vấn hộ từ quan sát thực địa. Số liệu điều tra sơ cấp được tác giả thu trên thực địa thông qua các phương pháp sau:

* Phương pháp phỏng vấn cấu trúc: Phương pháp phỏng vấn cấu trúc là phương pháp phỏng vấn mà bảng câu hỏi được chuẩn bị trước và có thang đánh giá. Các câu hỏi được phát triển xung quanh những yêu cầu, vấn đề quan trọng. Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tôi đã tiến hành điều tra các hộ sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp một thành viên hiểu biết về nông nghiệp và các công việc chính của gia đình. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác. Bảng câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu được thiết kế theo các nhóm thông tin sau:

1. Nhóm thông tin về xác định hộ gia đình

2. Nhóm thông tin về các đặc điểm nhân khẩu của hộ. 3. Nhóm thông tin về các nguồn lực tự nhiên của hộ. 4. Nhóm thông tin về nguồn thu nhập, chi phí của hộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

6. Nhóm thông tin ghi nhận những ý kiến của chủ hộ về tỷ lệ tham gia các công việc thường xuyên của các thành viên trong gia đình.

7. Nhóm thông tin về thừa kế tài sản.

2.2.4. Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả cập nhật và tính toán tuỳ theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên chương trình Excel 2007 của Microsoft.

2.2.5. Phương pháp phân tích

2.2.5.1. Phương pháp phân tổ thống kê

Được sử dụng để phân loại thu thập và tiêu dùng theo các mức khác nhau: Nhóm hộ có thu nhập khá và nhóm hộ có thu nhập TB và thấp, phân loại lao động theo dân tộc theo ngành nghề, theo lứa tuổi, văn hoá …

2.2.5.2. Phương pháp thống kê so sánh, mô tả

Có được các chỉ tiêu nghiên cứu tổng hợp, chúng tôi phân tích các chỉ số bình quân để thấy được sự khác nhau về tư liệu sản xuất, thu nhập, tiêu dùng… giữa các nhóm hộ, giữa các dân tộc.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu chung

* Tổng số hộ, số nhân khẩu, tỉ lệ nam, nữ. * Tổng số lao động và cơ cấu lao động. * Diện tích đất đai và cơ cấu đất đai. * Thu nhập và cơ cấu thu nhập.

2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu về xã hội

* Số hộ khá, trung bình, nghèo, tỷ lệ…. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Số hộ do phụ nữ làm chủ gia đình và lao động chính là nữ giới. * Số hộ do nam giới là chủ gia đình và lao động chính là nam giới.

2.3.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh vai trò của lao động nữ - Nhóm các chỉ tiêu phản ánh vai trò trong sản xuất - Nhóm các chỉ tiêu phản ánh vai trò trong sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Tỷ lệ phụ nữ làm chủ gia đình hộ nông dân * Tỷ lệ lao động nữ trên tổng số lao động * Tỷ lệ hộ có lao động chính là phụ nữ

* Thu nhập bình quân của hộ có phụ nữ làm chủ hộ

* Thu nhập bình quân của hộ có phụ nữ là lao động chính

* So sánh với tổng số, so sánh với hộ mà nam giới là chủ gia đình và lao động chính là nam giới

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh vai trò trong nuôi dƣỡng, chăm sóc gia đình

* Tỷ lệ người chăm sóc sức khỏe cho người thân trong gia đình * Tỷ lệ người phụ nữ quản lý tài chính trong gia đình

* Phân công công việc hàng ngày trong gia đình

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh vai trò trong các hoạt động xã hội cộng đồng

* Trình độ văn hóa và chuyên môn của phụ nữ so với nam giới * Mức độ tiếp cận thông tin sản xuất của lao động nữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ

TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN VÕ NHAI 3.1. Đặc điểm của Huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Võ Nhai là một huyện vùng cao nằm về phía Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên, huyện nằm trong toạ độ 21036’ - 21056’ độ vĩ Bắc và 105045’ - 106017’ độ kinh Đông.

+ Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn) + Phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương + Phía Nam giáp huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) + Phía Bắc giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn)

Thị trấn Đình Cả cách thủ đô Hà Nội theo quốc lộ 3 và quốc lộ 1B là 120km, cách thành phố Thái Nguyên 37km và cách thị trấn Đồng Đăng - Lạng Sơn 80km.

Với vị trí địa lý như vậy, nếu sử dụng hết lợi thế trong giao lưu hàng hoá, du lịch sẽ thúc đẩy nhanh sản xuất và có thể đưa Võ Nhai trở thành một huyện trung tâm vùng cao Việt Bắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.1: Bản Đồ hành chính Huyện Võ Nhai

Nguồn: Phòng địa chính huyện Võ Nhai 3.1.1.2. Đặc điểm về địa hình

Huyện Võ Nhai nằm ở vị trí tiếp giáp của 2 dãy núi cao, dãy Ngân Sơn chạy từ Bắc Kạn theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai và dãy Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam cho nên huyện có địa hình khá phức tạp, đồi núi là chủ yếu đất ruộng ít.

Phần lớn là diện tích vùng núi dốc và núi đá vôi (chiếm 92%) những vùng đất bằng phẳng, tiện cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, tập trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chủ yếu chạy theo các khe suối, các triền sông và các thung lũng ở vùng núi đá vôi.

Toàn huyện có độ cao bình quân từ 100 đến 800m so với mặt biển, đất nông nghiệp phân bố ở độ cao bình quân từ 100 đến 450m. Căn cứ vào địa hình, địa mạo và đất đai huyện chia làm 3 tiểu vùng là những đặc điểm như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiểu vùng 1: Gồm 6 xã, địa hình núi cao dốc, phần lớn là núi đá vôi. Một số vùng phân bố dọc theo các khe suối và thung lũng có độ dốc từ 00 - 250 là vùng thích hợp để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.

Tiểu vùng 2: 3 xã dạng địa hình thung lũng tương đối chạy dọc theo quốc lộ 1B với hai bên là hai dãy núi cao có độ dốc lớn. Đất đai của vùng hai bên đã sử dụng hầu hết vào nông nghiệp.

Tiểu vùng 3: Gồm 5 xã, có địa hình bát úp bị chia cắt nhiều bởi các khe suối, sông và xen lẫn núi đá vôi, các soi bãi ven sông địa hình thấp và tương đối bằng phẳng hơn các xã vùng 1. Có thể sử dụng phát triển cây hàng năm, cây lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.

Tóm lại, địa hình của huyện rất đa dạng, phức tạp cho phép phát triển một nền nông lâm nghiệp đa dạng và phong phú, song đây cũng là điều kiện bất lợi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, và sự giao lưu hàng hoá trong và ngoài huyện.

3.1.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thủy văn

* Khí hậu

Khí hậu của huyện Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc bộ chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.

Nhiệt độ

Võ Nhai nằm trong vùng lạnh của tỉnh Thái Nguyên. Phía Đông Bắc thuộc vùng lạnh nhất của tỉnh, phía Tây Nam ở mức trung bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhiệt độ trung bình năm 22,40C, các tháng 6,7,8 là các tháng nóng, nóng nhất tháng 7, có nhiệt độ trung bình 27,80C tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình 14,90C các tháng mùa đông từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau.Với chế độ nhiệt như trên rất thích hợp để phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, Á nhiệt đới, đặc biệt là các loại cây ăn quả: Hồng, táo, na, cam,

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 45)