III. Các khoản phải thu ngắn hạn
2.2.3.3. Hiệu quả sử dụng VKD của công ty
Trên đây là những đánh giá về hiệu quả sử dụng VCĐ và VLĐ của công ty. Nhưng sự đánh giá này mới chỉ dừng lại ở sự đánh giá riêng biệt. Để có đánh giá khái quát và toàn hiện về hiệu quả sử dụng VKD, ta nghiên cứu một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của công ty qua bảng 15.
- Số vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh năm 2011 là 10,48 vòng, tăng 2,14 vòng so với năm 2010. Nghĩa là, năm 2011 một đồng VKD tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được 10,48 đồng doanh thu thuần, trong khi năm 2010 tạo ra được có 8,34 đồng. Năm 2011, vòng quay toàn bộ vốn tăng so với năm 2010 là doanh thu thuần tăng cao với tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của VKD bình quân vì những lý do sau:
+ Cụng ty đã tận dụng tốt lợi thế cạnh tranh trong ngành, vươn xa đến những thị trường mới nhờ các chính sách quảng bá tiêu thụ sản phẩm.
+ Cụng ty đã đa dạng hóa sản phẩm cung ứng. Trong năm công ty đã dự trữ được nguồn nguyên vật liệu lớn phục vụ đầy đủ và kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh giảm bớt được sự biến động lớn về giá cả đầu vào hiện nay.
+ Số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng do công ty dần lấy được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng khẳng định được thương hiệu của mỡnh trờn thị trường và càng ngày thì người tiêu dùng càng hiểu được tầm quan trọng của bao bì sản phẩm. Tuy nhiên vòng quay vốn kinh doanh khá cao, một đồng vốn kinh doanh tạo ra được 10,48 đồng vốn. Công ty có hiệu suất sử dụng vốn cao.
- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản năm 2011 là 9,25%, tăng 2,04% so với năm 2010. Nghĩa là năm 2010 một đồng VKD tạo ra được 7,21 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế, sang năm 2011 cũng đồng vốn này tạo ra được 9,25 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Nguyên nhân là do năm 2011 tốc độ tăng của lợi nhuận trước lãi vay và thuế lớn hơn so với tốc độ tăng của VKD bình quân so với năm 2010. Chỉ tiêu đánh giá được khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh mà không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của VKD.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD (ROA) đạt 0,017% năm 2010, và sang năm 2011 giảm còn 0,003. Tức là một đồng vốn bỏ ra tạo được 0,00003 đồng lợi nhuận.
Để thấy rõ hơn về khả năng sinh lời của vốn kinh doanh, mối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tiêu thụ sản phẩm, ta xem xét mối quan hệ qua các chỉ tiêu sau:
Từ phương trình trên ta thấy nguyên nhân của tỷ suất lợi nhuận sau thuế / VKD giảm đi 0,014% là do tác động của hai yếu tố tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần và vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh. Trong năm vừa qua vòng quay toàn bộ vốn đã tăng với tốc độ là 25,66%; nhưng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần lại giảm với tốc độ là 82,35%, tốc độ tăng của doanh thu thuần thấp hơn tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế nên ROA giảm. Việc giảm ROA do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do chi phí lãi ngân hàng tăng cao trong năm 2011 bởi vì vay ngân hàng trong năm 2011 tăng cao do lượng hàng tồn kho lớn và năm 2011 lãi suất ngân hàng tăng cao khiến cho năm 2011 công ty có lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng cao nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2011 là 0,27% giảm so với năm 2010 là 1,1%. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế sụt giảmvà vốn chủ sở hữu tăng. Nhưng chủ yếu do lợi nhuận sau thuế. Để chỉ rõ nguyên nhân tác động đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ta sử dụng phương pháp phân tích Dupont như phương trình sau:
Lợi nhuận sau thuế Vốn kinh doanh
= Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần × Doanh thu thuần Vốn kinh doanh
Năm 2011 có ROE = 0,003 × 10,48 × 8,68= 0,27 Năm 2010 có ROE = 0,017× 8,34 × 7,97 = 1,1
Nhìn vào phương trỡnh trên ta thấy so với năm 2010 thì năm 2011 tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD giảm nhưng vòng quay toàn bộ vốn tăng
SV: Nguyễn Tuấn Thành – Lớp : CQ 46/11.09
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu =
LNST
DTT × VKDDTT × VCSHVKD