Nguồn vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Dung Thọ” (Trang 37 - 42)

2.2.2. Khái quát về vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty 1. Cơ cấu vốn kinh doanh

2.2.2.2. Nguồn vốn kinh doanh

Theo bảng 2, về nguồn vốn kinh doanh, tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2011 so với cuối năm 2010 tăng 5.407.739.290 (đồng), với tỷ lệ tăng là 32,3%

là do cả nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng. Nợ phải trả cuối năm 2011 là 19.908.343.885 (đồng), chiếm tỷ trọng 89,88% trong tổng nguồn vốn, tăng so với thời điểm cuối năm 2010 chỉ là 86,65%. Về nguồn vốn chủ sở hữu thì tỷ trọng trong tổng nguồn cuối năm 2011 là 10,12% có xu hướng giảm nhẹ so với cuối năm 2010 là 213,35%. Tỷ trọng về nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn mà chi phí vốn vay lại cao hơn nhiều so với chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu nên công ty đã cố gắng hạn chế tỷ lệ vốn vay trong tổng vốn kinh doanh của mình. Như vậy công ty cũng đó cú cố gắng để phát huy tối đa tác dụng của đòn bẩy tài chính trong việc sử dụng vốn kinh doanh của mình. Để nghiên cứu về vấn đề này ta sẽ đi xem xột rừ hơn về cơ cấu nguồn tài trợ của cụng ty năm 2011:

Bảng 3: Cơ cấu nguồn tài trợ thời điểm 31/12/2011

Nguồn vốn (NV) Số tuyệt đối T.Tr

% Tài sản Số tuyệt đối T.Tr

% NV tạm thời 14.458.343.885 65,28 TSNH 19.464.730.208 87,88 NVthường xuyên 7.690.453.190 34,72 TSDH 2.684.066.868 12,12

Qua bảng 3 ta thấy, tỷ trọng nợ ngắn hạn hay nguồn vốn tạm thời chiếm 65,28%

trong tổng nguồn vốn, nguồn vốn thường xuyên chiếm 34,72%, trong khi đó cơ cấu đầu tư tài sản của công ty là đầu tư vào tài sản ngắn hạn chiếm đến 87,88%, còn tài sản dài hạn chiếm có 12,12%, qua đó ta thấy doanh nghiệp sử dụng mô hình tài trợ cân bằng: toàn bộ TSCĐ và một phần nhỏ TSLĐ thường xuyên được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần lớn TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời. Mô hình này giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán và mức độ an toàn cao, nhưng mô hình này kém linh hoạt trong tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn ấy. Mặt khác do doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn thường xuyên chỉ bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn do đó tạo ra được “lỏ chắn thuế” do việc vay dài hạn mang lại. Hơn nữa, có khi doanh thu biến động, khi gặp khó khăn về tiêu thụ thì doanh nghiệp phải tạm thời giảm bớt quy mô kinh doanh, nhưng vẫn phải duy trì một lượng vốn thường xuyên khá lớn.

Ta đi xem xét chi tiết về nguồn vốn của công ty qua bảng 4:

Qua bảng phân tích 4 ta thấy quy mô nguồn vốn cuối năm 2011 tăng 5.407.739.290 (đồng) so với đầu năm với tỷ lệ tăng 32,3%. Tổng nguồn vốn tăng do cả nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng, cụ thể: nợ phải trả tăng SV: Nguyễn Tuấn Thành – Lớp : CQ 46/11.09

Tài sản ngắn hạn 87,88%

Tài sản dài hạn 12,12%

NV tạm thời 65,28%

NV thường xuyên 34,72%

38

5.401.624.560 (đồng) với tỷ lệ tăng 37,24%; vốn chủ sở hữu tăng 6.114.729 (đồng) với tỷ lệ tăng 0.27%. Như vậy, tổng nguồn vốn tăng chủ yếu là do nợ phải trả tăng.

Tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu biến động không đáng kể, cả đầu năm và cuối năm nợ phải trả đều chiếm tỷ trọng cao, đầu năm là 86,65% và cuối năm là 89,88%; nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ hay an toàn về tài chính của công ty là thấp.

- Nợ phải trả: nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, đầu năm là 86,65 %, cuối năm tăng lên 89,88%. Nợ phải trả tăng là do nợ ngắn hạn tăng 3.251.624.560 (đồng) với tỷ lệ 29,01% và nợ dài hạn tăng 2.150.000.000 (đồng) với tỷ lệ tăng 65,15%, điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty, lĩnh vực sản xuất chính của công ty là sản xuất và cung cấp các sản phẩm nụng nghiờp; kinh doanh thương mại dịch vụ và xây dựng kinh doanh bất động sản.Hơn nữa chi phí từ nguồn ngắn hạn lại thấp hơn các nguồn dài hạn khỏc, nờn công ty sử dụng nợ ngắn hạn.

Mặt khác, vay và nợ ngắn hạn của công ty tăng 1.107.000.000 (đồng) với tỷ lệ tăng chiếm tới 12,45%. Công ty chủ yếu vay của ngân hàng ngoại thương Việt Nam với số vốn vay năm 2011 là 14.458.343.885 (đồng).

Bên cạnh đó, công ty tăng được khoản chiếm dụng của người bán là 2.145.186.322(đồng), với tỷ lệ tăng là 92,88 %, tỷ trọng khoản chiếm dụng người bán vào thời điểm cuối năm trong tổng nợ ngắn hạn chiếm 30,81 %, điều này cho thấy công ty luôn tạo được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, tận dụng tốt lợi thế của người đi mua huy động các khoản chiếm dụng vào sản xuất kinh doanh.

Nhưng thực chất khi mua chịu công ty cũng phải chịu khoản chi phí nhất định, mất đi khoản chiết khấu thanh toán, phải chịu sự kiểm soát của nhà cung cấp mà đặc biệt là tỷ trọng chiếm dụng người bán cao, điều này sẽ đe dọa đến khả năng thanh toán của công ty.Về thuế và các khoản phải nộp nhà nước và khoản trả người lao động chứng tỏ công ty đã chú ý đến hai khoản này.

Đối với nợ dài hạn : Chiếm 37,38% so với nợ phải trả và cuối năm tăng so với đầu năm 2.150.000.000 (đồng) tương đương 65,15%. Công ty cũng rất chú ý đến vấn đề trợ cấp mất việc của công nhân viên.

Bảng 4: NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2011 ( Nguồn:Công ty TNHH dịch vụ và thương mại Dung Thọ) Chỉ tiêu

Số tiền (đ) Tỷ trọng

(%)

Số tiền (đ) Tỷ trọng

(%)

Số tiền (đ) Tỷ lệ (%) A- Nợ phải trả 19.908.343.885 89,88 14.506.719.320 86,65 5.401.624.560 37,24 I- Nợ ngắn hạn 14.458.343.885 72,62 11.206.719.320 77,25 3.251.624.560 29,01 1.Vay và nợ ngắn

hạn 10.000.000.000 69,16 8.893.000.000 79,35 1.107.000.000 12,45 2. Phải trả cho

người bán 4.454.705.782 30,81

2.309.519.460 20,61 2.145.186.322 92,88 3. Người mua trả

tiền trước 900.000 0.006

4. Thuế và các khoản phải nộp

NN 2.738.103 0,024 4.199.860 0.04 -1.461.757 -34,8

5. Phải trả người lao động

6. Chi phí phải trả 7. Phải trả phải nộp ngắn hạn khác

II. Nợ dài hạn 5.450.000.000 37,38 3.300.000.000 32,75 2.150.000.000 65,15 1. Phải trả dài hạn

người bán

2. Vay và nợ dài

hạn 5.450.000.000 100 3.300.000.000 100 2.150.000.000 65,15

3. Phải trả dài hạn khác

4. Dự phòng trợ cấp mất việc làm B. Nguồn vốn

chủ sở hữu 2.240.453.191 10,12 2.234.338.462 13,35 6.114.729 0,27 I. Vốn chủ sở hữu 2.240.453.191 100 2.234.338.462 100 6.114.729 0,27 1. Vốn đầu tư của

chủ sở hữu 2.003.845.566 89,44 2.003.845.566 89,68 0 0

3. Vốn khác của chủ sở hữu

4. Qũy đầu tư phát triển

5. Qũy dự phòng tài chính

6.Lợi nhuận sau 236.607.625 10,56 230.492.896 10,32

SV: Nguyễn Tuấn Thành – Lớp : CQ 46/11.09 40

phối

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác

1. Qũy khen thưởng, phúc lợi 2. Nguồn kinh phí

TỔNG CỘNG

NGUỒN VỐN 22.148.797.076 100,00 16.741.057.782 100,00 5.407.739.290 32,3

- Về nguồn vốn chủ sở hữu: tại thời điểm cuối năm đã tăng 6.114.729 (đồng) với tỷ lệ tăng là 0,27%, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 10,12%

trong tổng nguồn vốn chứng tỏ được khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty thấp. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng là do vốn chủ sở hữu tăng. Vốn chủ sở hữu tăng 6.114.729 (đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,27 %. Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng. Vốn đầu tư của chủ sở hữu giữ nguyên. Chứng tỏ doanh nghiệp đang chú trọng đến mở rộng, phát triển kinh doanh.

Việc sử dụng nợ vay tỷ trọng cao, tuy nó thể hiện được khả năng tự chủ của doanh nghiệp kém nhưng công ty sẽ nộp thuế thu nhập ít hơn so với trường hợp sử dụng vốn chủ sở hữu, mặt khác nếu sử dụng vốn vay một cách hiệu quả tạo ra đòn bẩy tài chính sẽ giúp doanh nghiệp khuếch đại được tỷ suất vốn chủ sở hữu.

Đánh giá tổng quát ta thấy trong năm 2010, nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Điều này một mặt có thể là bất lợi cho công ty, đòi hỏi công ty phải có những biệm pháp phù hợp tới các đơn vị thành viên nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Mặt khác, hệ số nợ cao sẽ trở nên tích cực nếu việc sử dụng nguồn vốn vay này vẫn tạo ra cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay cao hơn lãi suất của vốn vay, Khi đó, công ty sẽ tăng được hiệu quả của việc sử dụng vốn vay thông qua việc được hưởng phần lợi nhuận chênh lệch lớn do sử dụng vốn vay mang lại sau khi trừ đi lãi tiền vay phải trả cho các tổ chức tín dụng. Từ đó làm tăng lợi nhuận vốn chủ sở hữu, làm cơ sở để tăng vốn chủ sở hữu của công ty.

Đồng thời lợi nhuận tăng giúp việc trả hết lãi vay và nợ gốc là có thể thực hiện được, nhờ vậy sẽ nâng cao được uy tín của công ty đói với các chủ nợ trong những lần vay sau. Doanh nghiệp sử dụng mô hình tài trợ cân bằng mức độ an toàn cao, nhưng chưa tạo ra được sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn, chính vì vậy trong thời gian tới công ty cần có những biện pháp thích hợp vừa phát triển sản xuất; lại vừa đảm bảo được khả năng thanh toán của công ty, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Dung Thọ” (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w