Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Dung Thọ” (Trang 23 - 26)

Để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, doanh nghiệp cần căn cứ vào điều kiện tình hình kinh doanh cụ thể để đề ra các biện pháp thích ứng để quản lý từng thành phần vốn kinh doanh.Sau đây là một số biện pháp chủ yếu mà doanh nghiệp cần chú ý trong quá trình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thứ nhất: tiến hành thẩm định và lựa chọn dự án đầu tư phù hợp với tình hình doanh nghiệp, từ đó góp phần phát huy thế mạnh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn chỉ đạt được khi doanh nghiệp có khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường trước khi đầu tư, giảm thiểu rủi ro kinh doanh, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Tỷ suất lợi nhuận trước

thuế trên VKD =

VKD bình quân sử dụng trong kỳ Lợi nhuận trước thuế

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

trên VKD =

VKD bình quân sử dụng trong kỳ Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ

sở hữu (ROE) =

Số chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ Lợi nhuận sau thuế

- Thứ hai: nâng cao trình độ cán bộ quản lý về vốn thông qua cỏc khoỏ đạo tạo chuyờn sừu, đồng thời nõng cao tay nghề của người lao động trực tiếp.

- Thứ ba: Xác định sỏt đỳng nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó lập kế hoạch huy động các nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn. Hạn chế tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn quá trình sản xuất hay phải đi vay bổ sung với lãi suất cao. Nếu có vốn tạm thời chưa được sử dụng thì doanh nghiệp phải có biện pháp xử lý linh hoạt không để tình trạng ứ đọng vốn, không phát huy được hiệu quả của đồng vốn.

- Thứ tư: Lựa chọn các hình thức, phương pháp huy động vốn tích cực; chủ động khai thác triệt để các nguồn vốn bên trong để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và giảm được chi phí sử dụng vốn; đồng thời tận dụng linh hoạt các nguồn vốn thích hợp bên ngoài cho các phương án đầu tư lớn. Vì thế đòi hỏi người quản lý phải xác định được mức độ sử dụng nợ vay có hiệu quả nhất.

Không để xảy ra tình trạng vật tư hàng hóa kém phẩm chất, tài sản không cần sử dụng chiếm tỷ trọng lớn trong khi doanh nghiệp vẫn phải đi vay vốn bên ngoài với lãi suất cao, làm giảm hiệu quả SXKD.

Thứ năm: Tổ chức tốt quá trình sản xuất và đẩy mạnh công tác tiêu thụ, không ngừng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, tạo sự ăn khớp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị hiện có. Bên cạnh đó phải tổ chức tốt công tác bán hàng, công tác thanh toán và thu hồi nợ, nhằm giảm tối đa thành phẩm trong kho.

Thứ sáu: Quản lý chặt chẽ, huy động tối đa tài sản hiện có vào hoạt động kinh doanh để góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh. Có biện pháp quản lý thích hợp với từng loại vốn.

+ Đối với VCĐ: phân cấp quản lý các phân xưởng, các bộ phận trong doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng vật chất trong quản lý, đặc biệt cần chú trọng đến công tác quản lý tài sản cố định, lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý.Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả quỹ khấu hao tài sản cố định.Thực hiện tốt việc sửa chữa lớn tài sản cố định cùng với việc hiện đại hóa tài sản cố định để tăng thêm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.Doanh nghiệp được

quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của doanh nghiệp theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.

+ Đối với VLĐ: quản lýchặt chẽ VLĐ, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, quản lý khoản phải thu, xác định đúng thích hợp nhu cầu VLĐ, góp phần tăng tốc độ luân chuyển VLĐ.

Thứ bẩy: áp dụng nghiêm minh các biện pháp thưởng, phạt vật chất trong việc bảo quản và sử dụng các tài sản kinh doanh để tăng cường ý thức trách nhiệm của người quản lý. sử dụng để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Thứ tám: Chủ động phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh và thực hiện tốt công tác thanh toán công nợ. Doanh nghiệp phải chủ động có kế hoạch thu hồi tiền bán hàng, hạn chế tình trạng vốn bị chiếm dụng dẫn đến doanh nghiệp phải đi vay ngoài với lãi suất cao khi phát sinh nhu cầu vốn bổ sung. Hơn nữa vốn bị chiếm dụng rất dễ trở thành nợ khó đòi khi khách hàng gặp rủi ro, làm thất thoát vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là kinh doanh trong cơ chế thì trường. Do đó để chủ động phòng ngừa, doanh nghiệp cần mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng tài chính để có nguồn bù đắp khi có rủi ro xảy ra.

Trên đây là một số biện pháp cơ bản có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. Song tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực kinh tế, tuỳ thuộc từng loại hình doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào điều kiện thị trường, căn cứ vào các biện pháp chung đó mỗi doanh nghiệp tự lựa chọn cho mình một phương hướng biện pháp cụ thể có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, SỬ DỤNG

VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DUNG THỌ

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Dung Thọ” (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w