Khảo sát thực trạng thông tin thông qua các bài viết

Một phần của tài liệu Tăng cường thông tin hữu ích trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết ở Việt Nam (Trang 55)

Nội dung phần này thể hiện thực trạng thông tin thông qua các bài viết liên quan đến thông tin trên BCKT đã phát hành của các công ty niêm yết ở Việt Nam.

- Chênh lệch kết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

Theo thống kê của stox.vn, tính đến ngày 20/04/2009 cho năm tài chính 2008, trong số 357 doanh nghiệp niêm yết trên cả 2 sàn, có ít nhất 194 doanh nghiệp có sự chênh lệch kết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán (công ty kiểm toán phát hiện sai lệch). Trong đó không ít doanh nghiệp có chênh lệch trên 10%. Cho năm tài chính 2010, tính đến ngày 13/04/2011 đã có 441 trên tổng số 662 doanh nghiệp đã công bố BCTC đã được kiểm toán. Trong đó có 198 (chiếm 45%) công ty có điều chỉnh lợi nhuận tăng và 143 (chiếm 32%) công ty điều chỉnh lợi nhuận giảm bởi các KTV độc lập. Đối với

năm tài chính 2012, tính đến ngày 09/05/2013 theo thống kê của Vietstock đã có đến

549 doanh nghiệp chênh lệch lợi nhuận sau kiểm toán. (Nguồn Stox.vn và Vietstock). Với thống kê trên cho thấy vai trò của KTĐL góp phần phản ánh trung thực, hợp lý hơn BCTC, tăng độ tin cậy của nhà đầu tư vào KTV và công ty kiểm toán hay việc đính kèm BCKT làm tăng độ tin cậy của BCTC. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, những vụ lùm xùm của nhiều doanh nghiệp niêm yết như BBT, Vinashin, DVD, Vinaconex, CTCK SME… đã ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư vào KTV, công ty kiểm toán.

- Những vấn đề bất cập thu thập được từ các bài viết liên quan đến thông tin trên BCKT đã phát hành của các công ty niêm yết ở Việt Nam

Liên quan đến khái niệm trọng yếu trên BCKT. Từ năm tài chính 2009, không như trước đây BCTC bắt buộc phải có BCKT đính kèm chứ không chỉ đơn giản là ghi cụm

từ “đã kiểm toán” trong báo cáo. Khi xem xét BCKT của các doanh nghiệp công bố, không ít NĐT cảm thấy băn khoăn khi thấy nội dung khá sơ lược, chung chung, nhất là cụm từ “BCTC không chứa đựng các sai sót trọng yếu”. Sai sót như thế nào thì được xem là trọng yếu. Thế nào là trọng yếu thì không có tiêu chí xác định cụ thể. Có thể nói băn khoăn của NĐT nêu trên không phải không có cơ sở, nhất là khi sự kiện BBT đã từng làm không ít người giảm niềm tin vào công ty kiểm toán. Kết quả kinh doanh năm 2006 của BBT sau khi hồi tố chênh lệch rất lớn, từ lãi sang lỗ, KTV ước lượng ảnh hưởng của khoản ngoại trừ có thể ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kinh doanh nhưng chưa nêu rõ trên BCKT. Có thể nói, nếu như BCTC cung cấp thông tin, thì BCKT mang lại niềm tin cho người sử dụng. Mặc dù vậy, sai sót như thế nào thì được coi là trọng yếu có lẽ là vấn đề mà công ty kiểm toán nên có sự giải thích trong BCKT. (Kiểm toán BCTC: NĐT băn khoăn với “không có sai sót trọng yếu”. <http:/www.avsc.com.vn/portal/news>).

Liên quan đến khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp niêm yết, KTV thậm chí không cảnh báo được các rủi ro về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng, dẫn đến doanh nghiệp bị phá sản hoặc mất khả năng thanh toán ngay sau kiểm toán như trường hợp của BBT và Vinashin. Tại Vinashin, trong năm 2007-2008, doanh nghiệp đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nhiều đơn hàng bị từ chối, hủy hợp đồng, đầu tư cho các dự án quá lớn và dàn trải, trong khi nguồn vốn chủ yếu là đi vay (vốn chủ sở hữu chỉ khoảng 10% tổng nguồn vốn), khả năng trả nợ ngắn hạn gần như không có. Tuy nhiên, qua kiểm toán vẫn khẳng định các khoản vay của Vinashin có lợi thế và đánh giá cao khả năng phát triển của Vinashin. Từ đó tạo điều kiện cho Vinashin tiếp tục phát hành trái phiếu nước ngoài và vay nợ, dẫn đến hậu quả năm 2010 doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và Chính phủ phải sử dụng nhiều biện pháp để tái cơ cấu nguồn vốn. (Phạm Tiến Hưng & Nguyễn Thị Phương Thảo. 2013. Đánh giá rủi ro kiểm toán: Nhận diện các nguy cơ. <http:// tapchithue.com.vn/ dien-

dan-nghiep-vu/159-dien-dan-nghiep-vu/2050-danh-gia-ruii-ro-kim-toan-nha-dien-cac- nguy-co.html>). Thực tế trong thời gian qua, trên thị trường chứng khoán cũng như trong hoạt động các doanh nghiệp nhà nước cho thấy, có trường hợp doanh nghiệp đang gặp khó khăn, đứng trên bờ vực phá sản, nhưng BCKT vẫn "đẹp" và hậu quả là gây ra thiệt hại rất lớn cho nhà đầu tư, cho Nhà nước. (Chất lượng BCKT và trách nhiệm của KTV hành nghề. <http://kiemtoanavico.com/?act= detail&obj=lib &c ID =6

8&aID=139>). Từ thực tế này cho thấy việc quy định đánh giá của KTV về giả định

hoạt động liên tục là rất cần thiết và nên được trình bày đánh giá này trên BCKT để tạo áp lực cho KTV phải thật chú trọng đến vấn đề này khi thực hiện kiểm toán và cung cấp thông tin hữu ích hơn cho nhà đầu tư.

Liên quan đến việc cảnh báo rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro. BCKT được coi là phương tiện trao đổi thông tin chính thức giữa KTV và người sử dụng BCTC. Tuy nhiên, không phải khi nào phương tiện này cũng chuyển tải đúng và đủ những thông tin mà người sử dụng BCTC mong chờ, nhất là với NĐT đầu tư vào doanh nghiệp niêm yết. Thậm chí, trước nhiều vụ đổ vỡ của các công ty niêm yết như DVD, CTCK SME, BCKT của những năm trước đó vẫn xác định tính trung thực, hợp lý của BCTC mà không hề có ý kiến lưu ý về những rủi ro tài chính của các doanh nghiệp này. (Trần Thanh Thảo, Phó trưởng văn phòng VACPA Hà Nội. 2013. Quy định BCKT, chưa ban hành đã tụt hậu. <https://www.hsc.com.vn/hscportal/news/detail.do?category=KT&

id=172834>). BCTC của doanh nghiệp niêm yết xuất hiện khoản ngoại trừ có giá trị

đến hàng trăm tỷ đồng hoặc có ảnh hưởng trọng yếu đến hiệu quả hoạt động thực của doanh nghiệp, nhưng không có cảnh báo nào từ công ty kiểm toán như vụ việc của BBT. Đa phần những người sử dụng BCKT không có kiến thức chuyên sâu về kế toán, kiểm toán, vì vậy việc ước lượng những tác động và ảnh hưởng của khoản mục được loại trừ hoặc lưu ý đến BCTC là không đơn giản. Hậu quả là, có nhiều BCKT gặp phải sự phản ứng mạnh từ phía người sử dụng thông tin khi các rủi ro phát sinh. Cụ thể như

trường hợp BCKT BCTC năm 2009 của Tổng công ty CP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) có hai điểm loại trừ và 4 điểm lưu ý đây là điểm có thể tác động trọng yếu đến toàn bộ Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 của doanh nghiệp nhưng không thấy cảnh báo nào của KTV trên BCKT. Từ đây có thể rút ra được sự cần thiết của KTV trong việc trình bày những rủi ro mà KTV đánh giá có thể phát sinh khi sự việc thực tế xảy ra làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, ảnh hưởng đến NĐT chứ không chỉ dừng lại ở việc đánh giá thông tin có trung thực và hợp lý.

2.2 Đánh giá chung thực trạng thông tin trên BCKT về BCTC tại các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam

2.2.1 Những vấn đề đã đạt được

Nhìn chung kết quả cho thấy việc đính kèm BCKT làm tăng độ tin cậy của BCTC của các doanh nghiệp niêm yết và các nội dung chính trên BCKT chấp nhận toàn phần được hiểu bởi phần đông đối tượng trả lời câu hỏi. Kết quả thể hiện thông tin trình bày trên BCKT tương đối dễ hiểu, truyền đạt được những vấn đề KTV mong muốn lưu ý đến người sử dụng như phương pháp kiểm toán, trách nhiệm của KTV, bản chất của sự đảm bảo được cung cấp, ý kiến của KTV…

2.2.2 Những tồn tại

Chất lượng của BCKT trong thời gian gần đây có cải thiện đáng kể, tuy nhiên thông tin trên BCKT chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. Những vụ lùm xùm của nhiều doanh nghiệp niêm yết như BBT, Vinashin, DVD, Vinaconex, CTCK SME… đã ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư vào KTV, công ty kiểm toán. KTV hầu như chỉ giới hạn xác nhận sự “trung thực và hợp lý” của BCTC được kiểm toán chứ không diễn giải và đưa ra ý kiến về nhiều khía cạnh trong thông tin tài chính của đơn vị. Các thông tin sau được đề cập sơ sài: trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận, quá trình kiểm toán và công việc mà KTV đã thực hiện để đảm bảo đầy đủ trách nhiệm của

mình. Từ “xét đoán” được dùng rất nhiều nhưng khái niệm này còn mơ hồ gây khó hiểu cho người sử dụng BCTC. KTV dựa vào xét đoán trong việc thu thập thông tin và hình thành ý kiến như thế nào. BCKT đã không phản ánh được các xét đoán này. BCKT đã không cung cấp được câu trả lời cho các câu hỏi sau:

 Các rủi ro cụ thể và các vấn đề cần lưu ý qua cuộc kiểm toán này là gì và tại sao?

 Các bước kiểm toán được thực hiện tương ứng là gì?

 Tiêu chuẩn xác định mức trọng yếu được dùng là gì?

Người sử dụng BCKT mong đợi có thể hiểu được các thủ tục mang tính xét đoán chuyên môn của KTV và mức độ các lỗi được KTV đánh giá là không trọng yếu. Có những trường hợp KTV đã không lưu ý đến người đọc mức độ ảnh hưởng nếu có khi chúng xảy ra.

Tóm lại, dựa vào đặc tính đánh giá tính hữu ích của thông tin được trình bày ở chương 1, có thể nêu các tồn tại như sau:

- Về tính thích hợp của thông tin bao gồm tính phù hợp và tính đáng tin cậy  Thông tin không phù hợp: Tồn tại các trường hợp thông tin đã không giúp người sử dụng thiết lập được các dự báo về kết quả của các sự kiện trong quá khứ, hiện tại hay tương lai để xác nhận hoặc hiệu chỉnh các kỳ vọng. Như một số trường hợp thực tế được phân tích ở trên, BCKT vẫn xác định tính trung thực, hợp lý của BCTC mà không hề có ý kiến lưu ý về những rủi ro tài chính của các doanh nghiệp này, BCTC của doanh nghiệp niêm yết xuất hiện khoản ngoại trừ có giá trị đến hàng trăm tỷ đồng hoặc có ảnh hưởng trọng yếu đến hiệu quả hoạt động thực của doanh nghiệp, nhưng không có cảnh báo nào từ công ty kiểm toán.

 Thông tin không đáng tin cậy: Tính đáng tin cậy rất quan trọng đối với thông tin. Thông tin đáng tin cậy phải được người sử dụng đặt niềm tin vào đó để ra quyết

định. Tuy nhiên, từ thực tế các vụ lùm xùm xảy ra trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến niềm tin của người sử dụng vào BCKT.

- Thông tin không đầy đủ: Tính đầy đủ là tiêu chuẩn đánh giá về số lượng thông tin. Số lượng thông tin cần trình bày trên BCKT chịu ảnh hưởng bởi đánh giá của KTV đối với rủi ro có sai sót trọng yếu và nhu cầu thông tin của người sử dụng. Cụ thể, như kết quả phân tích ở trên cho thấy nhu cầu của người đọc về trình bày rõ ràng đánh giá của KTV về tình trạng hoạt động liên tục của khách hàng, trình bày giải thích về mức trọng yếu thực tế mà KTV đã dựa vào để thực hiện các thủ tục kiểm toán, những điểm yếu kém của hệ thống KSNB (nếu có), hoặc những rủi ro có thể phát sinh theo đánh giá của KTV mà đơn vị có thể kiểm soát, và chú ý (nếu có) chỉ được thể hiện trên thư quản lý gửi cho Ban quản trị, Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán. Giới hạn trách nhiệm của KTV không được nêu rõ trên BCKT.

- Thông tin khó có thể hiểu: Thông tin trên BCKT sẽ trở nên hữu ích hơn nếu người sử dụng tiếp cận và tìm hiểu BCKT gặp nhiều thuận lợi do thông tin được trình bày phù hợp với nhu cầu, phù hợp với khả năng và trình độ nhận thức. Để trở nên hữu ích thì thông tin cần được trình bày sao cho người sử dụng có thể dễ dàng hiểu được. Qua kết quả phân tích ở trên tồn tại khi trình bày BCKT theo hướng dẫn của CMKiT, có thể nói BCKT được trình bày quá đơn giản và thẳng thắn. Các nhà đầu tư nhận được ít thông tin từ các KTV để có thể đánh giá, phân biệt giữa các công ty với nhau. Các chủ đề chính của BCKT thì đang sử dụng những từ tiêu chuẩn như “đảm bảo hợp lý”, “sai lệch trọng yếu” và “trình bày hợp lý” gây khó hiểu cho người đọc.

2.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại - Nguyên nhân khách quan - Nguyên nhân khách quan

 Mặt bằng nhận thức của nhà đầu tư còn thấp

Phần lớn nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam là cá nhân. Họ mang nặng tâm lý bầy đàn, thiếu tính chuyên nghiệp trong đầu tư, và nhận thức về thông tin tài chính, kiểm toán chưa cao.

- Nguyên nhân chủ quan

 Về phía các cơ quan Nhà nước:

Chưa có sự quan tâm đầy đủ đối với hoạt động KSCL KTĐL ở Việt Nam. Sự liên kết giữa các bộ phận liên quan chưa được phối hợp chặt chẽ để phát huy hết tác dụng. Sự trì trệ trong việc cập nhật, sửa đổi các văn bản pháp lý so với sự thay đổi của quốc tế. Sự thiếu nhất quán giữa các văn bản hướng dẫn.

 Về phía các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán:

Chưa có sự quan tâm đầy đủ đối với chất lượng niêm yết và cơ chế điều hành thị trường. Chưa xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng để đánh giá tính minh bạch của thông tin công bố. Việc xử lý dữ liệu công bố còn nhiêu khê và quản lý thông tin niêm yết còn yếu kém.

 Về phía các công ty kiểm toán

Chưa chú trọng đối với hoạt động KSCL nội bộ trong công ty kiểm toán. Điều này ảnh hưởng đến nhân lực, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kiểm toán để đảm bảo chất lượng BCKT.

Kết luận chương 2

Trong chương 1 đã trả lời các câu hỏi nghiên cứu: thông tin như thế nào là hữu ích? Các yếu tố nào tác động đến thông tin trên BCKT về BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam? Trong chương 2 này tác giả tiếp tục trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng thông tin trên BCKT về BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến thông tin trên BCKT về BCTC ở Việt Nam. Để thực hiện tác giả đã thực hiện khảo sát thông tin trên BCKT thông qua bảng câu hỏi khảo sát nhằm mục đích đánh giá thông tin trên BCKT về BCTC thông qua tìm hiểu nhận thức của người sử dụng đối với các thông tin chính trên BCKT về BCTC. Bên cạnh đó, tác giả cũng thu thập từ các bài viết liên quan đến đánh giá thông tin trên BCKT về BCTC của các doanh nghiệp niêm yết thông qua các báo, tạp chí, đặc biệt là nguồn thông tin từ internet góp phần đáng kể cho bài nghiên cứu. Qua đánh giá thực trạng, tác giả rút ra các vấn đề đã đạt được, các tồn tại và nguyên nhân các tồn tại như trên để một phần khẳng định lại vai trò của BCKT đối với người sử dụng và quan trọng hơn là có định hướng để đưa ra các giải pháp toàn diện góp phần tăng cường thông tin hữu ích trên BCKT về BCTC.

Chương 3:

TĂNG CƯỜNG THÔNG TIN HỮU ÍCH TRÊN BCKT VỀ BCTC TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

3.1 Quan điểm về giải pháp - Quan điểm phù hợp - Quan điểm phù hợp

BCKT được tạo lập và đính kèm với BCTC công bố trên TTCK dựa trên các quy định pháp luật liên quan về kế toán, kiểm toán, hoạt động của TTCK, được quy định trong luật kế toán, luật kiểm toán, hệ thống CMKT, hệ thống CMKiT, luật chứng khoán và

Một phần của tài liệu Tăng cường thông tin hữu ích trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết ở Việt Nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)