0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Khảo sát các quy định pháp lý hiện hành liên quan đến BCKT về BCTC tại các

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG THÔNG TIN HỮU ÍCH TRÊN BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 34 -34 )

2.1 Nội dung khảo sát thực trạng

2.1.1 Khảo sát các quy định pháp lý hiện hành liên quan đến BCKT về BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam các công ty niêm yết ở Việt Nam

- Luật KTĐL số 67/2011/QH12

Theo điều 46 luật KTĐL số 67/2011/QH12 quy định liên quan đến việc lập BCKT BCTC như sau:

BCKT về BCTC được lập theo quy định của CMKiT và có những nội dung sau đây: a) Đối tượng của cuộc kiểm toán;

b) Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;

c) Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán; d) Địa điểm và thời gian lập BCKT;

đ) Ý kiến kiểm toán về BCTC đã được kiểm toán; e) Nội dung khác theo quy định của CMKiT.

Ngày ký BCKT không được trước ngày ký BCTC. BCKT phải có chữ ký của KTV hành nghề do doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam giao phụ trách cuộc kiểm toán và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện

theo pháp luật. Người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật phải là KTV hành nghề.

Theo điều 48 luật KTĐL số 67/2011/QH12 quy định liên quan đến hình thành ý kiến kiểm toán như sau:

Căn cứ vào kết quả kiểm toán, KTV hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải đưa ra ý kiến về BCTC và các nội dung khác đã được kiểm toán theo quy định của CMKiT. Bộ Tài chính quy định nội dung không được ngoại trừ trong BCKT phù hợp với CMKiT. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đại diện chủ sở hữu đối với đơn vị được kiểm toán có quyền yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và đơn vị được kiểm toán giải trình về các nội dung ngoại trừ trong BCKT. - Chuẩn mực kiểm toán

Các thông tin trên BCKT vế BCTC theo hướng dẫn của VSA số 700 “BCKT về BCTC”. Khi so sánh VSA số 700 “BCKT về BCTC” và ISA số 700 “Hình thành ý kiến kiểm toán và BCKT về BCTC” (các yêu cầu và nội dung chính trên BCKT theo hướng dẫn của ISA 700 được trình bày trong chương 1 của nghiên cứu) thì nhìn chung, phạm vi áp dụng của chuẩn mực xoay quanh việc lập BCKT về BCTC thông qua các thủ tục kiểm toán cần được tiến hành. Về mục đích, hai chuẩn mực này đều thực sự giúp bản báo cáo rõ ràng và theo sát các CMKiT áp dụng, để đảm bảo sự thống nhất, hạn chế tối đa các ngộ nhận có thể xảy ra khi đọc BCKT, cũng như quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, thủ tục cơ bản.

Tuy nhiên, mục đích của ISA 700 đề cập chi tiết hơn về trách nhiệm của KTV khi đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC, điều này như muốn nhấn mạnh về ý thức, đạo đức của KTV trong cuộc kiểm toán nhằm giúp BCKT có sự nhận xét độc lập, trung thực và đáng tin cậy. Bên cạnh đó, cũng cần phải nói thêm là ISA 700 sử dụng từ “auditor” ý

chỉ KTV, người thực hiện cuộc kiểm toán. Trong VSA 700 ta sẽ thấy đề cập thêm doanh nghiệp kiểm toán. Điều này có thể hiểu là do sự khác nhau về mặt pháp lý ở các quốc gia. Về hình thức và các nội dung cơ bản trong BCKT được nêu ở hai chuẩn mực nhìn chung là tương tự nhau. Về nội dung trên BCKT có một số khác biệt để phù hợp với điều kiện ở Việt Nam như theo VSA 700 yêu cầu phải có số hiệu BCKT “BCKT phải ghi rõ số hiệu phát hành BCKT của doanh nghiệp kiểm toán hoặc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán theo từng năm (số đăng ký chính thức trong hệ thống văn bản của doanh nghiệp hoặc chi nhánh)”. Trong đoạn mở đầu của BCKT, VSA yêu cầu thêm một nội dung nữa “nêu rõ ngày lập và số trang của BCTC đã được kiểm toán”. Về chữ ký của KTV, theo ISA chữ ký của KTV là tên của công ty kiểm toán hoặc tên cá nhân của KTV hoặc cả hai, theo VSA BCKT phải có 2 chữ ký, gồm chữ ký của KTV hành nghề được giao phụ trách cuộc kiểm toán và chữ ký của thành viên Ban giám đốc là người đại diện theo pháp luật phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán. Dưới mỗi chữ ký nói trên phải ghi rõ họ và tên, số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán. Trên chữ ký của thành viên Ban giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải đóng dấu của doanh nghiệp kiểm toán (hoặc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán) phát hành BCKT.

Có sự khác biệt về dạng ý kiến kiểm toán được hướng dẫn theo quy định của ISA và VSA hiện hành là ở VSA có thêm dạng ý kiến chấp nhận từng phần có yếu tố tùy thuộc vào. Một số lý do kiểm toán các nước trên thế giới không còn áp dụng ý kiến chấp nhận từng phần có yếu tố tùy thuộc vào có thể là: Ý kiến chấp nhận từng phần có yếu tố tùy thuộc vào có thể làm người sử dụng BCKT bị nhầm lẫn. Nó gây sự hoài nghi cho người đọc BCKT. Yếu tố tùy thuộc sẽ làm cho nhà đầu tư hiểu nhầm rằng BCTC bị sai và không đáng tin cậy. KTV có thể lạm dụng ý kiến chấp nhận từng phần dạng tùy thuộc thay vì khẳng định những đánh giá cần thiết của mình đối với BCTC. Và vừa qua, ngày 06 tháng 12 năm 2012, Bộ tài chính đã ban hành thông tư 214/2012/TT-BTC ban hành Hệ thống VSA, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01

năm 2014, hầu như tiếp thu nội dung của ISA hiện hành. Theo đó dạng ý kiến chấp nhận từng phần có yếu tố tùy thuộc đã không còn được đề cập.

- Các quy định pháp lý từ Ủy ban chứng khoán nhà nước

UBCKNN ban hành nhiều văn bản có liên quan như quyết định số 89 ngày 24/10/2007, thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15/1/2010 nhằm nâng cao chất lượng của BCKT cũng như thông tin công bố của các công ty đại chúng, thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2012 và thay thế thông tư số 09/2010/TT-BTC về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán:

 Quyết định 89 ban hành quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán. Quyết định này quy định các tiêu chuẩn, điều kiện của một công ty kiểm toán để có thể kiểm toán cho công ty đại chúng. Quyết định còn quy định các điều kiện để KTV có thể kiểm toán BCTC cho công ty đại chúng. Qua đó nhằm lựa chọn các công ty có đủ năng lực để kiểm toán BCTC cho các công ty đại chúng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng của BCKT BCTC các công ty đại chúng.

Thông tư số 52/2012/TT-BTC hướng dẫn việc công bố thông tin trên TTCK: Theo thông tư, công ty đại chúng công bố thông tin về BCTC năm đã được kiểm toán chậm nhất 10 ngày kể từ ngày tổ chức KTĐL ký BCKT và không quá 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Công ty phải lập và nộp BCTC bán niên đã được soát xét bởi tổ chức KTĐL được chấp thuận theo qui định trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày kết thúc sáu tháng đầu năm tài chính. Trường hợp công ty niêm yết, công ty đại chúng lớn là công ty mẹ của tổ chức khác thì thời hạn nộp BCTC bán niên hợp nhất đã được soát xét và BCTC bán niên công ty mẹ là 60 ngày kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm.

Công ty phải công bố thông tin về BCTC quý trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Công ty công bố đầy đủ BCTC quý trên trang thông tin điện tử của công ty và trên phương tiện công bố thông tin của UBCKNN và SGDCK và phải lưu trữ bằng văn bản và dữ liệu điện tử ít nhất mười (10) năm tiếp theo tại trụ sở chính của công ty để nhà đầu tư tham khảo. Công ty phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ kể từ khi xảy ra các sự kiện sau:

 Công ty bị tổn thất tài sản có giá trị từ mười phần trăm (10%) vốn chủ sở hữu trở lên tính tại BCTC năm gần nhất đã được kiểm toán hoặc BCTC bán niên gần nhất được soát xét.

 Quyết định/Nghị quyết của ĐHCĐ/Hội đồng quản trị liên quan đến vấn đề tăng, giảm vốn điều lệ; góp vốn có giá trị từ mười phần trăm (10%) trở lên tổng tài sản của công ty vào một tổ chức khác; góp vốn có giá trị từ năm mươi phần trăm (50%) trở lên tổng vốn của công ty nhận vốn góp; thông qua hợp đồng vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng giá trị tài sản tính tại BCTC năm gần nhất được kiểm toán hoặc BCTC bán niên gần nhất được soát xét.

 Nghị quyết/Quyết định của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị về việc mua, bán tài sản có giá trị lớn hơn mười lăm phần trăm (15%) tổng tài sản của công ty tính tại BCTC năm gần nhất được kiểm toán hoặc BCTC bán niên gần nhất được soát xét;

 Nghị quyết/Quyết định của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng quản trị hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đóng mở công ty trực thuộc, chi nhánh, nhà máy, văn phòng đại diện;

 Khi giá chứng khoán niêm yết của công ty (trường hợp là tổ chức niêm yết) tăng trần hoặc giảm sàn từ mười (10) phiên liên tiếp trở lên;

 Khi có giải trình liên quan đến các số liệu tài chính do công ty phải công bố thông tin theo quy định của pháp luật khác với số liệu tài chính tại BCTC được kiểm toán.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG THÔNG TIN HỮU ÍCH TRÊN BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 34 -34 )

×