- Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Bảng câu hỏi được thiết kế theo thang điểm likert với thang điểm 5. Đây là một dạng thang đo lường về mức độ đồng ý hay không đồng ý với các câu khẳng định được nêu ra. Mỗi câu sẽ bao gồm 2 phần: phần nêu nội dung và phần nêu đánh giá theo từng nội dung đó. Với thang đo này người trả lời phải biểu thị một lựa chọn theo 5 mức độ được nêu sẵn cho mỗi câu. Câu hỏi điều tra được thiết kế dựa theo nội dung của ví dụ mẫu về BCKT chấp nhận toàn phần được hình thành theo hướng dẫn của VSA số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và BCKT về BCTC (Ban hành kèm theo Thông tư số
214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài Chính) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Xem PHỤ LỤC 1: Bảng câu hỏi khảo sát.
- Đối tượng khảo sát
Với nghiên cứu này, đối tượng khảo sát phù hợp tập trung vào nhà đầu tư chứng khoán đang niêm yết trên sàn, nhà quản trị doanh nghiệp niêm yết và các nhân viên tín dụng ngân hàng – đại diện cho các chủ nợ. Tuy nhiên, do hạn chế trong việc tiếp cận đối tượng các nhà quản trị doanh nghiệp và thời gian nghiên cứu ngắn nên nghiên cứu sẽ tập trung gửi khảo sát đến nhân viên tín dụng ngân hàng, chuyên viên phân tích tại các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư cá nhân nhận thấy có hiểu biết về kinh tế tài chính để nâng cao tính khả thi trong việc phúc đáp bảng câu hỏi trong thời gian ngắn. - Kết quả khảo sát
Bảng câu hỏi được gửi cho các nhà đầu tư chứng khoán, các chuyên viên tín dụng, chuyên viên phân tích tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh với số lượng là 120 bảng. Tuy nhiên, tác giả chỉ nhận lại được 75 bảng câu hỏi. Trong đó, chỉ có 60 bảng hợp lệ (được trả lời đầy đủ và hợp lý). Bảng tổng hợp kết quả trả lời câu hỏi được trình bày ở PHỤ LỤC 2. Phần này sẽ trình bày số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi sau khi được xử lý và trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ.
Bảng 2.1 dưới đây thể hiện tỷ lệ phần trăm đối tượng tham gia khảo sát theo nhóm trên tổng số bảng câu hỏi thu được.
Bảng 2.1 Thống kê đối tượng khảo sát
Số bảng hỏi thu được Phần trăm
Chuyên viên tín dụng 14 23.3
Chuyên viên phân tích 16 26.7
Cổ đông cá nhân 30 50.0
Tổng cộng 60 100.0
a) Về BCKT – Các vấn đề chung
Phần này thể hiện kết quả khảo sát ý kiến của người trả lời về các thông tin chung liên quan đến BCKT.
Bảng 2.2 BCKT làm tăng độ tin cậy của BCTC
Nếu người sử dụng BCTC cảm thấy tin cậy hơn khi BCTC có BCKT đính kèm, điều này thể hiện tính hữu ích của BCKT cũng như các thông tin trên BCKT. Thông qua kết quả khảo sát ý kiến về nhận định “Việc đính kèm BCKT làm tăng độ tin cậy của BCTC” này để đánh giá tính hữu ích của BCKT.
6.67% 70.00% 16.67% 3.33% 3.33% 0 10 20 30 40 50 Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Bảng 2.3 Mục đích của BCKT được thể hiện rõ ràng trên BCKT
Lấy ý kiến của người trả lời về nhận định “Mục đích của BCKT được thể hiện rõ ràng trên BCKT” để đánh giá xem với những thông tin trên BCKT, người đọc có hiểu được vai trò và mục đích của một cuộc kiểm toán hay không.
Như số liệu được trình bày ở bảng 2.2 người tham gia trả lời khảo sát đồng ý với ý kiến rằng BCKT nâng cao độ tin cậy của BCTC. Thêm vào đó, bảng 2.3 thể hiện phần đông người trả lời đồng ý với ý kiến mục đích của cuộc kiểm toán được thể hiện rõ trên BCKT. Điều này thể hiện người đọc BCKT có hiểu biết rõ về vai trò và mục đích của cuộc kiểm toán.
Bảng 2.4 BCKT chấp nhận toàn phần hàm ý rằng BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý 16.67% 60.00% 16.67% 3.33% 3.33% 0 10 20 30 40 Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý 53.33% 36.67% 10.00% 0 0 0 5 10 15 20 25 30 35 Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Lấy ý kiến của người đọc về nhận định “BCKT chấp nhận toàn phần hàm ý rằng BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của Công ty ABC tại ngày 31/12/20x1, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày” để đánh giá xem người đọc có hoàn toàn tin tưởng vào một BCKT với ý kiến chấp nhận toàn phần để có thể dựa vào khi ra các quyết định kinh tế hay không.
Về nội dung “BCKT chấp nhận toàn phần hàm ý rằng BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của Công ty ABC tại ngày 31/12/20x1, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày”, kết quả khảo sát ở bảng 2.4 cho thấy nội dung này được hiểu rõ ràng bởi hầu hết người trả lời. Người trả lời hiểu rằng khi ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần nghĩa là tình hình tài chính của đơn vị được trình bày trung thực và người đọc có thể dựa vào để ra các quyết định của mình.
Bảng 2.5 BCKT chấp nhận toàn phần đảm bảo rằng Công ty hoạt động liên tục
KTV và công ty kiểm toán không thể dự đoán hết được các sự kiện hoặc điều kiện trong tương lai có thể dẫn đến khả năng đơn vị không thể tiếp tục hoạt động. Một BCKT chấp nhận toàn phần không có nghĩa là đã đảm bảo về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán. Lấy ý kiến của người đọc về nhận định “BCKT chấp nhận toàn phần đảm bảo rằng Công ty hoạt động liên tục” để đánh giá nhận thức của
3.33% 26.67% 23.33% 40.00% 6.67% 0 5 10 15 20 25 30 Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
người đọc về vấn đề này. Vì có thể họ sẽ hiểu sai và cho rằng với BCKT chấp nhận toàn phần hàm ý chắc chắn doanh nghiệp sẽ hoạt động liên tục dẫn đến khả năng ra quyết định sai lầm, tổn thất lợi ích.
Bảng 2.5 thể hiện phần đông người trả lời đã không đồng ý với ý kiến về hoạt động liên tục. Họ cho rằng BCKT chấp nhận toàn phần không đảm bảo cho khả năng hoạt động liên tục của đơn vị. Điều này hàm ý về nhu cầu của người đọc cần thêm thông tin liên quan đến tình trạng hoạt động liên tục của đơn vị.
b) Về trách nhiệm của KTV và công ty kiểm toán
Phần này thể hiện kết quả khảo sát nhận thức của người đọc về các thông tin liên quan đến trách nhiệm của KTV và công ty kiểm toán được trình bày trên BCKT.
Bảng 2.6 KTV thì khách quan
Trên BCKT chỉ nêu KTV tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp. Không giải thích gì thêm, lấy ý kiến của người đọc về nhận định “KTV thì khách quan” để đánh giá xem với thông tin trên BCKT người đọc có nhận thức được KTV thì khách quan, KTV thì độc lập hay không.
Kết quả khảo sát ở bảng 2.6 cho thấy phần lớn người trả lời tỏ ra tin cậy về thái độ nghề nghiệp của KTV. BCKT nêu rõ rằng Chuẩn mực yêu cầu KTV tuân thủ các quy
3.33% 50.00% 30.00% 10.00% 6.67% 0 5 10 15 20 25 30 35 Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
định về đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, BCKT không nêu gì thêm về nội dung và sự áp dụng quy định về đạo đức nghề nghiệp. Kết quả cho thấy người trả lời đã quen thuộc với nội dung về tính độc lập của KTV và trách nhiệm xã hội của KTV. Mục tiêu của việc kiểm toán là nâng cao độ tin cậy của BCTC. Điều này chỉ được công nhận khi người sử dụng BCTC tin tưởng rằng KTV thì khách quan. Tính độc lập của KTV là nền tảng cho tính tin cậy của BCKT.
Bảng 2.7 Trách nhiệm của KTV là đưa ra ý kiến về BCTC dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán
Lấy ý kiến của người đọc về nhận định này để đánh giá xem họ có hiểu rõ về nội dung này hay chưa (tránh sự nhầm lẫn với trách nhiệm của Ban giám đốc).
Như được trình bày trên BCKT, trách nhiệm của KTV là đưa ra ý kiến về BCTC. Căn cứ vào kết quả khảo sát ở bảng 2.7 nhận thấy người trả lời hiểu rõ về nội dung này. Tuy nhiên, BCKT hầu như không có thông tin về trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận. Trong phần “Trách nhiệm của KTV” trên BCKT nêu các thủ tục kiểm toán được chọn dựa vào xét đoán của KTV, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC do gian lận hoặc nhầm lẫn. Gian lận được xem là một phần trong thủ tục đánh giá rủi ro của KTV.
56.67% 43.33% 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Bảng 2.8 Trách nhiệm của KTV trong mối quan hệ với gian lận được thể hiện rõ ràng trên BCKT
Việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận trước hết thuộc về trách nhiệm của Ban quản trị và Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán. Về phía KTV, gian lận được xem là một phần trong thủ tục đánh giá rủi ro của KTV. Lấy ý kiến của người đọc về nhận định này để đánh giá xem với thông tin được trình bày trên BCKT liên quan đến gian lận, người đọc có hiểu được trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận hay chưa.
VSA số 240 “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240) nêu việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận trước hết thuộc về trách nhiệm của Ban Quản trị và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán. Liên quan đến trách nhiệm của KTV, VSA 240 nêu “Khi thực hiện kiểm toán theo các VSA, KTV chịu trách nhiệm đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu BCTC, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không. Do những hạn chế vốn có của kiểm toán, nên có rủi ro không thể tránh khỏi là KTV không phát hiện được một số sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, kể cả khi cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện theo các VSA”. Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.8, trên 23% người trả lời không đồng ý rằng BCKT thể hiện rõ trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận. 33% người trả lời không có ý kiến. Phần lớn người trả lời (44%) thì
43.33% 33.33% 13.33% 10.00% 0 5 10 15 20 25 30 Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
đồng ý với ý kiến và nhận thức được sự kết hợp trách nhiệm của Ban Giám đốc và KTV trong việc phát hiện gian lận.
Bảng 2.9 BCKT giải thích rõ ràng các thủ tục kiểm toán chung được thực hiện bởi các KTV
Lấy ý kiến đánh giá của người đọc về các thông tin liên quan đến bản chất và phạm vi công việc kiểm toán để xem cần sửa đổi, bổ sung gì thêm hay không.
Liên quan đến bản chất và phạm vi công việc kiểm toán, số liệu được trình bày ở bảng 2.9 cho thấy người trả lời lạc quan về nội dung liên quan đến bản chất và phạm vi của cuộc kiểm toán. Họ ủng hộ tính hữu ích của BCKT trong việc truyền đạt nội dung liên quan đến các thủ tục kiểm toán và việc tuân thủ các CMKiT. Mặc dù BCKT chỉ giải thích rằng các thủ tục được thực hiện để thu thập bằng chứng đầy đủ và thích hợp về BCTC, và các thủ tục được chọn dựa vào xét đoán của KTV mà không cung cấp nội dung các thủ tục kiểm toán và các đóng góp của nó để hình thành ý kiến kiểm toán. Phần còn lại thì không có ý kiến hoặc không đồng ý với sự trình bày về bản chất và phạm vi của cuộc kiểm toán, gây nghi ngờ sự hiểu biết về BCKT. Điều này cho thấy có thể người trả lời cần thông tin rõ ràng hơn về quá trình kiểm toán và công việc mà KTV đã thực hiện để đảm bảo đầy đủ trách nhiệm của mình.
3.33% 40.00% 23.33% 30.00% 3.33% 0 5 10 15 20 25 30 Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
c) Về ý kiến kiểm toán
Bảng 2.10 BCKT hàm ý rằng BCTC được kiểm toán không còn sai sót nào
Về mức độ đảm bảo, KTV chỉ đảm bảo hợp lý chứ không đảm bảo chính xác thông tin. Lấy ý kiến của người đọc về nhận định này để đánh giá xem họ có nhận thức được điều này hay không, từ đó đánh giá thông tin liên quan đến mức độ đảm bảo có hữu ích chưa.
Trách nhiệm của KTV là thực hiện kiểm toán nhằm đạt được sự đảm bảo hợp lý liệu BCTC có còn sai sót trọng yếu hay không. Kết quả khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy phần đông người trả lời hiểu được rằng BCTC được kiểm toán không có nghĩa là BCTC không còn lỗi nào. Dựa vào kết quả này có thể kết luận rằng BCKT truyền đạt thông tin hữu ích về mức độ đảm bảo được cung cấp bởi cuộc kiểm toán. Đó là KTV chỉ đảm bảo hợp lý, không đảm bảo chính xác cho BCTC.
3.33% 10.00% 50.00% 36.67% 0 5 10 15 20 25 30 35 Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Bảng 2.11 Cơ sở của ý kiến kiểm toán được thể hiện rõ ràng trên BCKT
Thông tin trên BCKT nêu “bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán của chúng tôi”. Lấy ý kiến của người đọc về nhận định này để đánh giá xem thông tin trên trình bày như vậy có được hiểu rõ bởi người đọc hay chưa.
Trong phần “Trách nhiệm của KTV” trên BCKT có nêu KTV tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà KTV đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán. Dựa vào kết quả khảo sát ở bảng 2.11 cho thấy cơ sở cho ý kiến kiểm toán đó là “bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp” được truyền đạt rõ ràng. Tuy nhiên, có thể do cụm từ “bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp” không được giải thích gì thêm và có thể sẽ được diễn giải ở nhiều cách khác nhau, do đó một phần người trả lời đã không đồng ý với nhận định này.
6.67% 50.00% 26.67% 13.33% 3.33% 0 5 10 15 20 25 30 35 Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Bảng 2.12 BCKT trình bày rõ ràng tính xét đoán của KTV khi hình thành ý kiến kiểm toán
Trên BCKT có nêu thủ tục kiểm toán được chọn lựa dựa vào xét đoán của KTV. Lấy ý kiến của người đọc xem thông tin này có đáp ứng được nhu cầu thông tin của họ hay chưa.
Trong phần “Trách nhiệm của KTV” trên BCKT cũng có nêu thủ tục kiểm toán được chọn lựa dựa vào xét đoán của KTV, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC. Tuy nhiên, từ “xét đoán” được dùng rất nhiều nhưng khái niệm này còn mơ hồ gây khó hiểu cho người sử dụng BCTC. Kết quả khảo sát ở bảng 2.12 cho thấy 40% người trả lời không có ý kiến hay không hiểu về vai trò xét đoán trong quá trình kiểm toán.
KTV dựa vào xét đoán trong việc thu thập thông tin và hình thành ý kiến. BCKT đã