0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Đối với công ty kiểm toán

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG THÔNG TIN HỮU ÍCH TRÊN BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 71 -71 )

Trong thời gian vừa qua, sự đổ vỡ hay mất thanh khoản của nhiều doanh nghiệp niêm yết như DVD hay CTCK SME, những năm trước đây là câu chuyện của BBT, Vinashin…, đã kéo theo những vụ “lùm xùm” trong hoạt động kiểm toán BCTC. Nhà đầu tư nghi ngờ tính khách quan trong BCKT của một số doanh nghiệp trên TTCK. Việc nghi ngờ hẳn là có nguyên nhân, có thể là nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Về chủ quan, có thể là tình trạng công ty kiểm toán và doanh nghiệp được kiểm toán thỏa hiệp với nhau để đưa ra một kết quả kiểm toán "đẹp". Vấn đề quản trị chất lượng

của các doanh nghiệp kiểm toán vẫn chưa được coi trọng đúng mức tạo điều kiện cho sự thỏa hiệp diễn ra. Liệu chất lượng BCKT có thực sự góp phần tạo ra giá trị gia tăng và góp phần tạo sự khác biệt với cùng một BCKT do một công ty kiểm toán khác cung cấp. Vấn đề nằm trong “ý thức chất lượng” của lãnh đạo các công ty kiểm toán và nằm trong đạo đức, kiến thức và kinh nghiệm của mỗi KTV. Dường như ở Việt Nam các KTV chú trọng nhiều hơn đến tính “chuẩn tắc” trong công việc. Trong khi, công việc kiểm toán chỉ có thể mang lại giá trị gia tăng khi KTV phải là nhà tư vấn độc lập đích thực. Để đạt được như vậy KTV cần có sự am hiểu thị trường tài chính, khả năng nhìn nhận và đánh giá được rủi ro từ việc kiểm toán BCTC. Các đề xuất cụ thể như sau để góp phần đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán, từ đó tăng cường thông tin hữu ích trên BCKT về BCTC:

- Bản thân KTV: Trước tiên bản thân KTV phải ý thức được trách nhiệm của

mình đối với công việc. Tinh thần tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp luôn giữ vững và duy trì. Chủ động học hỏi, rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm toán.

- Phát triển và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ KTV: Hàng năm các

công ty kiểm toán cần có kế hoạch tuyển dụng cũng như đào tạo cho nhân viên mới phù hợp với nhu cầu về nhân lực phục vụ cho công việc. Thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên theo từng cấp bậc để đáp ứng yêu cầu công việc tương ứng. Thường xuyên cập nhật kiến thức liên quan đến hoạt động nghề nghiệp. Các công ty kiểm toán Việt Nam nên tham khảo nội dung, cách thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán của các nước có hoạt động kiểm toán phát triển. Một phương pháp tiếp cận và hội nhập nhanh là các công ty kiểm toán Việt Nam tranh thủ phối hợp với các công ty kiểm toán nước ngoài trong việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, trao đổi và học tập kinh nghiệm nghề nghiệp. Thời gian gần đây, một số công ty kiểm toán Việt Nam đã dần gia nhập thành viên Tập đoàn các công ty kiểm toán lớn trên thế giới đều

có chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên. Đây cũng là một phương thức để phát triển nguồn nhân lực, quốc tế hóa đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, nâng cao uy tín nghề nghiệp kiểm toán.

- Bên cạnh đó công ty phải có chính sách về tiền lương hợp lý, đây cũng là yếu tố quan trọng để thu hút và duy trì nguồn nhân lực đạt yêu cầu cho công việc đòi hỏi chất xám và áp lực như hoạt động kiểm toán. Yếu tố đảm bảo thu nhập hợp lý cho nhân viên cũng thường được yêu cầu khi các công ty kiểm toán Việt Nam muốn gia nhập là

thành viên của các Tập đoàn kiểm toán lớn trên thế giới.

- Để giám sát và đánh giá hoạt động kiểm toán trong nội bộ công ty kiểm toán, hoạt động quản lý kiểm toán cần thường xuyên cải tiến và duy trì để nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp của công ty và mang lại hiệu quả cho hoạt động. Đây là yêu cầu đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý của công ty kiểm toán. Công ty kiểm toán cần rà soát, chấn chỉnh quy trình soạn thảo và phát hành BCKT nhằm đảm bảo chất lượng của BCKT. Bên cạnh đó phải giám sát, tổ chức kiểm tra công việc thực hiện theo quy trình.

- Giảm thiểu sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty kiểm toán bằng cách hạ thấp giá phí kiểm toán và sự thõa hiệp với đơn vị được kiểm toán : Năng lực

cạnh tranh của các công ty kiểm toán được đánh giá bởi các yếu tố nội tại bên trong công ty và các yếu tố tác động bên ngoài công ty đó. Có thể thấy rằng năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán Việt Nam còn hết sức khiêm tốn so với các hãng kiểm toán quốc tế đã có bề dày lịch sử như Big4. Trong thời gian gần đây nhiều công ty kiểm toán đã hạ thấp giá phí và thõa hiệp với đơn vị được kiểm toán để có được khách hàng. Để có lợi nhuận thì một số thủ tục vàquy trình kiểm toán đã bị cắt giảm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ kiểm toán. Từ đó làm giảm niềm tin của người sử dụng BCKT, uy tín các công ty kiểm toán nói chung bị sụt giảm. Vấn đề này cần được các công ty kiểm toán xem xét lại để lấy lại lòng tin của người sử dụng

BCKT và để đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty. Bản thân các công ty kiểm toán cũng cần minh bạch các chi phí kiểm toán bằng việc lưu giữ và trình bày số liệu về thời gian thực hiện mỗi cuộc kiểm toán và mức phí áp dụng cho khách hàng. Ngoài ra cũng cần cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí kiểm toán như danh tiếng của các hãng kiểm toán, hiệu suất và kinh nghiệm thực hiện kiểm toán.

- Một đề xuất khác là để giúp tiết kiệm thời gian, công sức, các công ty kiểm toán nếu có điều kiện nên thiết lập các phần mềm kiểm toán. Trong điều kiện khoa học, công nghệ thông tin phát triển như hiện nay điều này sẽ không khó khăn lắm để thực hiện. Trên thế giới đã có nhiều công ty kiểm toán thiết lập và sử dụng các chương trình phần mềm kiểm toán. Ở Việt Nam các công ty kiểm toán Big4 và một số công ty kiểm toán cũng đã áp dụng. Đây cũng là một chỗ dựa để các công ty kiểm toán Việt Nam tham khảo và cân nhắc để thiết kế cho công ty mình.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG THÔNG TIN HỮU ÍCH TRÊN BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 71 -71 )

×