Đối với Hội nghề nghiệp kiểm toán

Một phần của tài liệu Tăng cường thông tin hữu ích trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết ở Việt Nam (Trang 74)

- Nâng cao trình độ KTV: Chất lượng hoạt động kiểm toán trước hết phụ thuộc vào nguồn nhân lực, trình độ của người có chứng chỉ KTV. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nghể KTĐL ở Việt Nam sẽ có nhiều lợi ích lớn nếu chứng chỉ hành nghể kiểm toán của Việt Nam được cộng đồng quốc tế công nhận. Việt Nam cần nghiên cứu, xem xét thông lệ, tiêu chuẩn quốc tế để đào tạo cấp chứng chỉ KTV. Các nội dung cần hoàn thiện liên quan đến thi và cấp chứng chỉ KTV bao gồm:

 Bộ tài chính cần chuyển giao công việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán cho Hội nghề nghiệp kiểm toán. Theo thông lệ quốc tế thì các hội nghề nghiệp sẽ thực hiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề.

 Thay đổi chương trình, nội dung học và thi KTV: Nội dung, chương trình học, ôn thi phải đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn quốc tế, mang tính thực tiễn và sát với thực tế nghề nghiệp.

 Hoàn thiện tổ chức thi chứng chỉ KTV cấp Nhà nước: Hiện tại, nhu cầu KTV của các công ty kiểm toán rất lớn. Trong khi đó, hàng năm chỉ tổ chức thi 1 đợt. Mỗi đợt thi các thí sinh phải học đến 7 môn trong một thời gian ngắn và thi ròng rã trong 4 ngày. Do đó, cần hoàn thiện tổ chức thi mà cụ thể là: Xem xét việc phân chia kỳ thi KTV thành hai đợt thi trong năm nhằm giảm bớt áp lực kỳ thi. Kế hoạch thi KTV trong năm cần được công bố ngay từ đầu năm để người học chủ động sắp xếp thời gian, công việc.

- Kết hợp với Bộ tài chính, UBCKNN giám sát hoạt động của các công ty kiểm toán, hạn chế sự cạnh tranh bằng cách giảm giá phí, thỏa hiệp với khách hàng. Hội nghề nghiệp cần xử lý nghiêm các trường hợp KTV, công ty kiểm toán phát hành BCKT sai phạm.

- Tham gia cùng với Bộ tài chính hiệu đính và ban hành thêm các chuẩn mực liên quan đến BCKT BCTC.

- Kết hợp với Bộ tài chính để tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật KTĐL, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và các CMKiT của các công ty kiểm toán. 3.2.5 Đối với UBCKNN

 Xây dựng chỉ số minh bạch thông tin đối với công ty niêm yết: Đến nay, vẫn chưa có bộ chỉ số minh bạch thông tin chính thức nào được áp dụng để đo lường mức độ minh bạch thông tin của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Việt Nam cần xúc tiến thực hiện để tăng tính minh bạch của thông tin tài chính cũng như góp phần tăng cường thông tin hữu ích trên BCKT về BCTC. Điều này là phù hợp với thông lệ các quốc gia.

 Quan tâm hơn nữa đối với chất lượng niêm yết và cơ chế điều hành thị trường chứng khoán: UBCKNN chủ động và tích cực hợp tác quốc tế nhằm có được sự tư vấn và hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế cho vấn đề quản trị công ty, giúp thị trường chứng

khoán hoạt động minh bạch và hiệu quả hơn nữa, nâng cao chất lượng thông tin trên thị trường.

 Kết quả phân tích khảo sát ở bảng 2.15 cho thấy trên 70% người trả lời đồng ý với ý kiến “đánh giá về chất lượng của hệ thống KSNB nên được trình bày trên BCKT”. Điều này thể hiện nhu cầu thông tin của nhà đầu tư để có thể hiểu được sâu sắc bên trong doanh nghiệp mà mình đầu tư. Trên 66% (bảng 2.16) người trả lời đồng ý với ý kiến “trình bày các rủi ro có thể dẫn đến sai sót trọng yếu và cách thức của các nhà quản lý để kiểm soát chúng”. Nhu cầu thông tin của người trả lời về các vấn đề này là có cơ sở, hiện tại BCKT chỉ thể hiện ý kiến của KTV về tính trung thực và hợp lý của BCTC. Những điểm yếu kém của hệ thống KSNB nếu có hoặc những rủi ro có thể phát sinh theo đánh giá của KTV mà đơn vị có thể kiểm soát và chú ý (nếu có) chỉ được thể hiện trên thư quản lý gửi cho Ban quản trị, Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán. Do đó nhà đầu tư không biết được các thông tin này để có thể đánh giá sâu sắc hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp khi có ý định đầu tư lâu dài. Thực tế hiện nay, trong thư quản lý KTV thường nêu ra các vấn đề còn yếu kém trên tất cả các khía cạnh liên quan đến việc lập và trình bày BCTC có thể bị sai lệch. Thư quản lý không bắt buộc phải đính kèm BCTC đã được kiểm toán nên chỉ được gửi cho HĐQT, ban giám đốc doanh nghiệp được kiểm toán. Vì thế, nhà đầu tư thường không biết đến thư quản lý mà KTV gửi cho doanh nghiệp niêm yết. Thiết nghĩ đây cũng là yếu tố thông tin quan trọng cho nhà đầu tư để đánh giá trước khi ra quyết định đầu tư. Vậy việc công bố công khai nếu có cùng với BCKT đính kèm sẽ góp phần mang đến thông tin hữu ích cho nhà đầu tư.

 Thống nhất nội dung các văn bản pháp luật chi phối đến tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát: Bộ tài chính hoặc Ủy ban chứng khoán xây dựng điều lệ mẫu cho Ban kiểm soát giống như đã ban hành điều lệ mẫu cho các công ty niêm yết nhằm mục đích thống nhất trong hoạt động của tổ chức và Ban kiểm soát và tăng cường tính hiệu

quả. Để xây dựng điều lệ phù hợp có thể tham khảo những điều lệ mẫu của các nước trên thế giới sửa đổi phù hợp với điều kiện môi trường ở Việt Nam, đặc thù công ty. 3.2.6 Đối với người sử dụng BCKT

Một lý do khách quan làm giảm tính hữu ích của thông tin trên BCKT là khoảng cách hợp lý, tức những người sử dụng BCTC tại Việt Nam thiếu những kiến thức cần thiết về kiểm toán nên có nhiều hạn chế trong cách nhìn nhận thông tin trên BCKT. KTV nên tăng cường công tác tuyên truyền về vai trò và trách nhiệm của KTV đến các thành phần như các cổ đông, các hội doanh nghiệp. Hoặc một cách thay thế khác là tìm kiếm cơ hội để giáo dục cho các nhà báo có sức ảnh hưởng đến công chúng về chức năng và công việc của KTV. Từ đó các nhà báo có thể báo cáo các sự kiện ảnh hưởng xấu đến KTV theo cách có am hiểu hơn và ít làm náo động dư luận hơn. Thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề, các buổi tập huấn, trao đổi thông tin của các công ty kiểm toán, giải thích các nội dung về các thông tin chính trên BCKT như những hạn chế tiểm tàng của cuộc kiểm toán, trách nhiệm của KTV, trách nhiệm của nhà quản lý doanh nghiệp được kiểm toán, trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận, quá trình kiểm toán và công việc mà KTV đã thực hiện để đảm bảo đầy đủ trách nhiệm của mình, việc xét đoán trong việc thu thập thông tin và hình thành ý kiến. Như vậy sẽ giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nhà đầu tư, nhằm hạn chế những nhận thức sai lệch về các thông tin trên.

3.3 Những hạn chế của đề tài - Hạn chế khách quan - Hạn chế khách quan

Khối lượng tư liệu liên quan đến đề tài rất lớn, người viết chỉ có thể nghiên cứu được một số chuẩn mực, tài liệu hướng dẫn và nghiên cứu liên quan đến đề tài. Do đó nội dung phần cơ sở lý luận có thể có những thiếu xót, chưa rõ ràng.

- Hạn chế chủ quan

Hạn chế chính của nghiên cứu là trong việc thu thập dữ liệu sơ cấp. Do thời gian nghiên cứu ngắn, số lượng bảng câu hỏi gửi đi cũng như nhận về rất ít (chỉ 60 bảng). Đối tượng khảo sát cũng giới hạn, không tiếp cận được nhiều với nhà lãnh đạo, người quản lý chủ chốt, cổ đông lớn của các doanh nghiệp niêm yết.

Kết luận chương 3

Dựa trên lý luận và thực tiễn trong chương 1 và chương 2, trong chương này tác giả đã trên quan điểm phù hợp, hội nhập và hiện đại để đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm mục đích tăng cường thông tin hữu ích trên BCKT về BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến thông tin trên BCKT về BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam. Đó là những hạn chế từ chuẩn mực hướng dẫn, từ phía người sử dụng thông tin, bản thân doanh nghiệp niêm yết với vai trò cung cấp BCTC, công ty kiểm toán với vai trò đánh giá BCTC cung cấp thông tin kiểm toán, các cơ quan quản lý nhà nước với vai trò quản lý công bố thông tin, giám sát việc tuân thủ các quy định pháp lý liên quan. Trên cơ sở phân tích các tồn tại và các nguyên nhân dẫn đến tồn tại, đồng thời kết hợp tham khảo các đề xuất và giải pháp được nêu từ các nghiên cứu liên quan, tác giả đưa ra một số giải pháp, kiến nghị trên đây với hy vọng tăng cường thông tin hữu ích trên BCKT về BCTC đến người sử dụng.

KẾT LUẬN

Đến đây tác giả đã hoàn thành việc nghiên cứu với những nội dung sau:

- Chương 1: Hệ thống các đặc tính chất lượng của thông tin và các yếu tố ảnh hưởng đến thông tin trên BCKT về BCTC tại các công ty niêm yết. Trình bày lược sử hình thành thông tin trên BCKT, hình thức và nội dung cơ bản của BCKT chấp nhận toàn phần theo quy định của ISA. Nêu các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đề tài để tham khảo và đánh giá.

- Chương 2: Thực hiện khảo sát thực trạng văn bản pháp lý hiện hành liên quan đến thông tin trên BCKT về BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam. Thực hiện khảo sát thực trạng thông tin trên BCKT về BCTC của các công ty niêm yết thông qua bảng câu hỏi, các bài viết, các nghiên cứu liên quan. Tác giả thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân dẫn đến các tồn tại thông tin kém hữu ích.

- Chương 3: Từ lý luận và thực tiễn ở chương 2 và chương 3, tác giả đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường thông tin trên BCKT về BCTC của các công ty niêm yết ở Việt Nam.

Mặc dù có nhiều yếu tố ảnh hưởng làm giảm thông tin hữu ích trên BCKT về BCTC của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam trong thời gian qua, tuy nhiên BCKT vẫn là nguồn thông tin góp phần tăng mức độ tin cậy của BCTC của các doanh nghiệp niêm yết, tạo niềm tin cho nhà đầu tư để ra các quyết định. Do đó việc tăng cường thông tin hữu ích trên BCKT về BCTC là rất cần thiết. Các giải pháp được đưa ra dựa trên phân tích các yếu tố liên quan ảnh hưởng đế thông tin trên BCKT để đưa ra các giải pháp toàn diện. Như những hạn chế của nghiên cứu được trình bày ở trên,rất cần nhiều nghiên cứu hơn được thực hiện với số lượng mẫu lớn, thời gian nghiên cứu đủ dài để có thể đánh giá tin cậy hơn, thu thập được nhiều thông tin hữu ích hơn để ngày càng hoàn thiện thông tin trên BCKT. Vì với những thông tin thêm vào rõ ràng hơn,

hiệu quả hơn sẽ giúp cho nhà đầu tư và các đối tượng sử dụng BCKT khác sẽ có nhiều thông tin hơn để quyết định, tránh những quyết định sai lầm, hạn chế tổn thất lợi ích. Từ đó góp phần cũng cố niềm tin của công chúng vào KTV và các công ty kiểm toán.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ tài chính, Hệ thống VSA, chuẩn mực số 700 BCKT về BCTC

2. Bộ tài chính, Hệ thống VSA, chuẩn mực số 320 Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán

3. Bộ tài chính, Hệ thống VSA, chuẩn mực số 240 Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC

4. Bộ tài chính, Hệ thống VSA, chuẩn mực số 570 Hoạt động liên tục

5. Bộ tài chính, Thông tư số 214/2012/TT-BTC: Ban hành hệ thống chuẩn mực

kiểm toán Việt Nam

6. Bộ tài chính, Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC: Ban hành quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp nhận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ

chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán

7. Bộ tài chính, Thông tư 52/2012/TT-BTC: Hướng dẫn về việc công bố thông tin

trên thị trường chứng khoán.

8. Quốc hội, Luật số 67/2011/QH12: Luật kiểm toán độc lập

9. Nguyễn Đình Hùng (2010), Hệ thống kiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính công bố của các công ty niêm yết ở Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, TP.HCM

10. Nguyễn Văn Hương (2010), Giải pháp nâng cao chất lượng BCKT về BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, TP.HCM.

11. Trần Khánh Lâm (2011), Xây dựng cơ chế KSCL cho hoạt động KTĐL tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, TP.HCM.

12. Võ Thị Như Nguyệt, Đánh giá VSA về BCKT và một số kiến nghị liên quan, luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM, TP.HCM.

13. Đề tài tham dự cuộc thi SVNCKH 2012 Đại học Ngoại thương YRC FTU.

Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại các doanh nghiệp niêm yết.

14. Nhóm sinh viên trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Giảng viên

hướng dẫn thầy Đoàn Văn Hoạt. Tiểu luận kiểm toán “So sánh CMKiT VSA 700 và ISA 700”.

15. Phạm Tiến Hưng & Nguyễn Thị Phương Thảo.2013. Đánh giá rủi ro kiểm toán: Nhận diện các nguy cơ.<http://tapchithue.com.vn/dien-dan-nghiep-vu/159-dien-

dan-nghiep-vu/2050-danh-gia-ruii-ro-kim-toan-nha-dien-cac-nguy-co.html>

16. Trần Thanh Thảo, Phó trưởng văn phòng VACPA Hà Nội.2013. Quy định BCKT, chưa ban hành đã tụt hậu. <https://www.hsc.com. vn/hscportal/ news / detail.do?cate gory=KT&id=172834>

17. Chất lượng BCKT và trách nhiệm của KTV hành nghề. <http://kiemtoanavico .com/?act=detail&obj=lib&cID=68&aID=139>

18. Kiểm toán BCTC: NĐT băn khoăn với “không có sai sót trọng yếu”.

<http://www.avsc.com.vn/portal/news>

Tiếng Anh

19. American Institute of Certified Public Accountants (AICPA) (1978), Report Conclusions and Recommendations of the Commission on Auditor’s

Responsibilities (Cohen Commission), (New York: AICPA, 1978)

20. Audit quality (2005), Agency theory and the role of audit, The Institute of Chartered Accountants in England and Wales (ICAEW), pp. 1-14

21. Commission on Auditors’ Responsibilities (Cohen Commission) (1978),

Report, conclusions and recommendations, American Institute of Certified Public Accountants, New York

22. Eilifsen, A., W.F. Messier Jr, S.M. Glover, and D.W. Prawitt (2010), Auditing

and assurance services, second international edition, McGraw-Hill education, Maidenhead, Berkshire

23. European Commission (2010), Green paper, Audit Policy: Lessons from the

Crisis, COM(2010) 561 final, Brussels

24. Gay, G. and P. Schelluch (1993), The effect of the long form audit report on

users’ perceptions of the auditor’s role, Australian Accounting Review, Vol. 3,

No. 6, pp. 2-11

25. Hermanson, R.H., P.H. Duncan, and J.V. Carcello (1991), Does the new audit

report improve communication with investors?, Ohio CPA journal, Vol. 50, No.

2, pp. 32-37

26. Humphrey, C., P. Moizer, and S. Turley (1992), The audit expectation gap –

plus ca change, plus c’est la meme chose?, Critical Perspectives on Accounting,

Vol. 3, No. 2, pp. 137–161

27. F.Kaars Sijpesteijn, Erasmus School of Economics, Msc in Accounting, Auditing and Control, the value relevance of auditors’s communications

28. IASB (2005), Framework for the preparation and presentation of financial

statements (Framework), in: International Financial Reporting Standards (IFRSs), United Kingdom: IASCF

29. IAASB (2004), Project history: the independent auditor’s report on a complete set of general purpose financial statements - completed, http://www .ifac.org /IAASB /Pr ojectHistory.php?ProjID=0013

30. IFAC (2009), International Standard on Auditing 700, forming an opinion and reporting on financial statements, http://web.ifac.org/download/a036-2010- iaasb-handbook-isa-700.pdf

31. IOSCO Technical Committee (2009), Auditor communications: consultation report, http://www.ifac.org/IAASB/ProjectHistory.php?ProjID=0095

32. Limperg Institute, 1932 (1985), The social responsibility of the auditor. A basic theory on the auditor's function, by Professor Theodore Limperg (1879-1961)

of the University of Amsterdam, Amsterdam, The Netherlands, Limperg

Một phần của tài liệu Tăng cường thông tin hữu ích trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết ở Việt Nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)