3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4.3. Khảo sát lựa chọn phương pháp xử lý mẫu phân tích
Phương pháp chiết lỏng - lỏng [8]: Lựa chọn n - butanol là dung môi chiết xuất do tính chất tan tốt trong nước và ethanol của paeoniflorin, n- butanol loại tạp và đường trong mẫu tương đối hiệu quả.
Cân khoảng 0,5 g cao vào cốc có mỏ 100 ml thêm 20 ml nước, đun nóng trong cách thủy để hòa tan mẫu, chuyển dịch hòa tan vào bình gạn, chiết bằng n- butanol đã bão hòa nước, 3 lần, mỗi lần dùng 30 ml. Gộp các dịch chiết butanol, bốc hơi dịch chiết trên cách thủy đến cắn. Hòa cắn trong vừa đủ 25,0 ml methanol. Lọc, lọc qua màng lọc 0,45 µm được dung dịch tiêm sắc kí.
Mẫu chuẩn: Dung dịch paeoniflorin trong methanol có nồng độ thích hợp (khoảng 60 µg/ ml).
Nhận xét: Phương pháp chiết lỏng - lỏng: Độ thu hồi của phương pháp có sự lặp lại (chỉ phụ thuộc vào thao tác chiết mẫu).
Phương pháp chiết qua cột SPE [41]
Cân chính xác khoảng 1,0 g cao vào cốc mỏ 100 ml, thêm 30 ml nước, đun nóng trong cách thủy để hòa tan mẫu, để nguội. Chuyển dịch hòa tan vào bình định mức 50 ml. Tráng rửa cốc, phễu bằng nước, tập trung dịch rửa, dịch tráng vào bình
định mức trên, thêm nước vừa đủ 50,0 ml. Lắc đều. Lọc, hút chính xác 10,0 ml dịch lọc tiến hành chiết qua cột SPE C18 (3 ml; 500 mg) theo trình tự:
- Hoạt hóa cột SPE : 2 lần x 3 ml methanol. 2 lần x 3 ml nước - Chuyển mẫu lên cột.
51
- Rửa giải bằng 5 ml methanol 60 % trong nước (Tốc độ rửa giải khoảng 1,5 ml/ phút).
- Hứng dịch rửa giải, cô trên cách thủy đến cắn.
Hòa cắn trong vừa đủ 10,0 ml methanol. Lọc, lọc qua màng lọc 0,45 µm
được dung dịch tiêm sắc kí.
Nhận xét: Phương pháp chiết qua cột SPE: Độ thu hồi của phương pháp chiết (ở thực nghiệm xác định độ đúng) phụ thuộc vào loại cột SPE C18 sử dụng, thao tác chiết (tốc độ chiết, tốc độ rửa giải…), độ thu hồi của phương pháp có độ
lặp lại kém (từ 73,1 % đến 86,2 %. Nghiên cứu chưa lựa chọn được chất nội chuẩn phù hợp để loại trừ sai số trong quá trình phân tích.