I. Tiền và các khoản tƣơng
2.4.2. Những điểm hạn chế
Về trình độ người quản lý và nhân viên, còn bộc lộ nhiều thiếu sót, như chưa nhận thức được cơ hội hay thách thức, khó khăn trong xu thế hội nhập, chưa có những chính sách marketing rõ ràng, khác biệt để thu hút khách hàng, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của công ty. Do ngân sách hạn hẹp nên hiện tại công ty cũng chưa có các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên. Ví dụ, với bộ phận kinh doanh, cần tổ chức các khóa học nâng cao kĩ năng bán hàng, kĩ năng giao tiếp, đàm phán, ... ; với bộ phận kỹ thuật, khi môi trường công nghệ không ngừng phát triển, sản phẩm công ty kinh doanh vì thế cũng có nhiều đổi mới, do vậy trình độ vận hành, sửa chữa của họ cần phải được nâng cao.
Về cơ cấu TSNH, hàng tồn kho và các khoản phải thu của công ty là hai khoản mục chiếm tỷ trọng cao trong TSNH. Sự biến động tăng giảm của hai khoản mục này có tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty. Hàng tồn kho trong giai đoạn 2011-2013 có xu hướng giảm, còn phải thu khách hàng - chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoản mục các khoản phải thu lại có xu hướng tăng, trong khi đó, doanh thu của công ty lại liên tục giảm. Ngoài việc cho thấy kết quả kinh doanh giảm sút thì điều này cũng chứng tỏ việc công ty quản lý các khoản nợ còn tồn tại nhiều thiếu sót. Cụ thể, công ty chưa nắm rõ tình hình tài chính của đối tượng nợ, chính sách tín dụng chưa chặt chẽ cũng như cho khách hàng nợ khá nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời có thể làm tăng chi phí quản lý, giám sát nợ.
Về khả năng thanh toán, tuy hệ số thanh toán hiện hành của công ty đều lớn hơn 1 thể hiện công ty vẫn có khả năng chi trả khi nợ đến hạn nhưng lại không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2011, khả năng thanh toán hiện hành là 1,86 lần, tăng lên là 2,88 lần trong năm 2012 và giảm xuống còn 2,4 lần trong năm 2013. Khả năng thanh toán nhanh và tức thời của công ty trong cả ba năm đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty trong những trường hợp cấp bách, tức thời là thấp. Điều này sẽ gây khó khăn khi công ty có nhu cầu vay vốn ngân hàng hay xét tín dụng thương mại với nhà cung cấp.
Về khoản phải thu, hiện tại công ty chưa xây dựng chính sách phân loại khách hàng theo đối tượng khách lẻ và khách doanh nghiệp để quản lý riêng biệt. Công ty cũng chưa có các văn bản quy định cũng như hướng dẫn chi tiết về việc lập chính sách tín dụng thương mại, chưa quy định cụ thể về thời gian chiết khấu, lãi suất yêu cầu đối với khách hàng. Chính sự thiếu chặt chẽ này dẫn đến thực trạng mỗi năm công ty bị chiếm dụng trung bình khoảng 23 tỷ đồng. Điều này tác động không nhỏ đến sự biến động của số ngày thu nợ và vòng quay khoản phải thu, điển hình là năm 2013, khi số ngày thu nợ tăng, vòng quay khoản phải thu giảm.
Về lượng tiền dự trữ, chưa được tính toán phù hợp với tình hình kinh doanh trong năm. Công ty hiện chưa áp dụng mô hình quản lý nào tính toán mức dự trữ tiền tối ưu phù hợp với tình hình kinh doanh. Điều này dẫn đến tình trạng lượng tiền mặt dự trữ không thể đáp ứng kịp cho những tình huống khẩn cấp cần tiền mặt. Lượng tiền dự trữ thấp khiến công ty mất đi cơ hội đầu tư, chỉ tiêu đầu tư tài chính ngắn và dài hạn trong ba năm đều bằng 0, dòng tiền không được tham gia vào các hoạt động khác để đem lại doanh thu.
49