I. Tiền và các khoản tƣơng
2.3.2. Thực trạng tài trợ tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH Tin học Tuấn Thành
TSNH tại công ty TNHH Tin học Tuấn Thành được tài trợ từ hai nguồn: Nguồn vốn huy động từ bên trong và nguồn vốn huy động từ bên ngoài.
Bảng 2.9. Cơ cấu vốn chủ sở hữu
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Vốn chủ sở hữu 37.226.697.523 100 37.401.458.982 100 37.409.328.653 100
Vốn đầu tư của
chủ sở hữu 15.000.000.000 40,29 15.000.000.000 40,11 15.000.000.000 40,10 Vốn khác của chủ
sở hữu 17.000.000.000 45,67 17.000.000.000 45,45 17.000.000.000 45,44 Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối 5.226.697.523 14,04 5.401.458.982 14,44 5.409.328.653 14,46
( Nguồn Phòng kế toán) Nguồn vốn huy động từ bên trong
Vốn chủ sở hữu trong giai đoạn này khá ổn định. Cụ thể, trong ba năm 2011, 2012 và 2013 nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu và vốn khác của chủ sở hữu luôn ổn định, duy trì mức giá trị lần lượt là 15.000.000.000 đồng và 17.000.000.000 đồng, chiếm xấp xỉ 40% và 45% trong cơ cấu vốn chủ sở hữu. Khoản mục lợi nhuận sau thuế có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng không đáng kể.
Nguồn vốn huy động từ bên ngoài
Bảng 2.10. Cơ cấu vốn vay
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tổng 54.820.413.500 100 15.900.000.000 100 7.400.000.000 100
Vay ngắn hạn 23.000.000.000 41,96 0 0 0 0
Nợ dài hạn 31.820.413.500 58,04 15.900.000.000 100 7.400.000.000 100
( Nguồn Phòng kế toán)
Cơ cấu vốn vay của công ty giảm mạnh qua các năm. Các khoản mục thành phần đều có xu hướng giảm mạnh. Vay ngắn hạn năm 2011 đạt 23.000.000.000 đồng, chiếm 41,96%, nhưng đến năm 2011 và 2012 thì vay ngắn hạn đều bằng 0, do công ty dùng khoản nợ dài hạn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Nợ dài hạn trong cả ba năm giá trị giảm gần một nửa nhưng tỷ trọng lại tăng do sự biến động giảm của vay ngắn hạn.
Nguồn vốn chiếm dụng
Bảng 2.11. Cơ cấu nguồn vốn chờ thanh toán
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tổng 56.084.043.557 100 27.949.422.537 100 31.929.206.740 100
Phải trả cho người bán 50.365.056.121 89,80 26.023.685.936 93,11 30.952.630.766 96,94 Người mua trả tiền
trước 2.906.142.628 5,18 1.487.228.394 5,32 663.404.433 2,08 Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước 429.302.074 0,77 134.230.205 0,48 23.177.547 0,07 Chi phí phải trả 2.206.390.428 3,93 0 0,00 (17.506.273) (0,05) Các khoản phải trả ngắn
hạn khác 177.152.306 0,32 304.278.002 1,09 307.500.267 0,96
( Nguồn Phòng kế toán)
Tổng nguồn vốn chờ thanh toán trong năm 2011 là 56.084.043.557 đồng, sang năm 2012 giảm còn 27.949.422.537 đồng và đến năm 2013, tăng lên 31.929.206.740 đồng.
39
Đây đều là nguồn vốn mà công ty chiếm dụng của đối tác. Phần lớn công ty chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp. Cụ thể phải trả người bán luôn giữ mức tỷ trọng cao, có xu hướng tăng, năm 2011 là 89,8%, năm 2012 là 93,11% và năm 2013 là 96,94%. Việc chiếm dụng nguồn vốn nếu được sử dụng hợp lý sẽ rất có lợi nhưng cũng rất nguy hiểm nếu công ty không có đủ tiền thanh toán khi nợ đáo hạn. Vì vậy công ty nên xem xét và xây dựng chính sách sử dụng nguồn vốn này.
Vốn lưu động ròng
Bảng 2.12. Vốn lƣu động ròng
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
TSNH 147.178.196.129 80.549.442.805 76.472.395.782
Nợ ngắn hạn 79.084.043.557 27.949.422.537 31.929.206.740 Vốn lưu động ròng 68.094.152.572 52.600.020.268 44.543.189.042
( Nguồn Phòng kế toán)
Vốn lưu động ròng dương trong ba năm cho thấy TSNH của công ty đảm bảo tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Tuy nhiên vốn lưu động ròng có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do thị trường vẫn trầm lắng, sức tiêu thụ kém, hoạt động kinh doanh vì thế kém đi, doanh thu giảm nên công ty giảm quy mô kinh doanh.