Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng dạy học hợp tác theo nhóm để nâng cao hiệu quả dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 120)

6. Giả thuyết khoa học

3.7. Phân tích kết quả thực nghiệm

Qua phân tích định lượng, chúng tôi thấy kết quả học tập ở các lớp TN luôn cao hơn các lớp ĐC, cụ thể:

- Tỉ lệ % HS đạt điểm khá giỏi ở các lớp TN luôn cao hơn ở các lớp ĐC và tỉ lệ % HS đạt điểm yếu, kém và TB ở các lớp TN thấp hơn ở các lớp ĐC. Chứng tỏ HS ở các lớp TN, hiểu bài và vận dụng kiến thức làm kiểm tra tốt hơn so với các lớp ĐC.

- ĐTB ở các lớp TN luôn cao hơn ở các lớp ĐC, độ lệch chuẩn ở các lớp TN luôn nhỏ hơn ở các lớp ĐC, chứng tỏ điểm mà HS đạt được ở các lớp TN tập trung quanh giá trị điểm trung bình hơn so với lớp ĐC.

- Đồ thị đường lũy tích của lớp TN luôn nằm ở bên phải và phía dưới so với đồ thị đường lũy tích lớp ĐC, chứng tỏ số HS đạt điểm xi trở xuống của các lớp TN luôn ít hơn của các lớp ĐC, đồng nghĩa với việc số HS đạt điểm cao ở lớp TN nhiều hơn ở lớp ĐC.

Qua kết quả TNSP chúng tôi rút ra nhận xét :

1. PPDH hợp tác nhóm nhỏ đã tăng khả năng tư duy nhận thức ở HS, HS nắm kiến thức bài học tốt hơn, nâng cao kết quả học tập.

2. Học hợp tác nhóm tạo điều kiện cho HS yếu kém có cơ hội học hỏi nhiều hơn và có sự cố gắng vươn lên trong học tập.

3.8. Ý kiến của GV tham gia thực nghiệm

Sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, chung tôi đã có buổi trao đổi, lấy ý kiến của các GV dạy các lớp TN về việc áp dụng PPDH hợp tác nhóm trong dạy và học bộ môn hóa học ở trường THPT mà chúng tôi thực nghiệm.

Ý kiến của cô Nguyễn Thị Ánh Tuyết, GV trường THPT Cửa Lò:

- Không khí lớp học sôi nổi, tạo sự hứng thú trong học tập của HS.

- HS có sự chuẩn bài trước ở nhà, do đó trong giờ học HS hiểu bài rất nhanh. - Sau các giờ học theo hình thức hoạt động nhóm hợp tác, các HS thân thiết, giúp đỡ nhau nhiều hơn; HS dặn dĩ hơn khi giao tiếp; giữa GV và HS cũng có sự thân thiện hơn.

- Ở các tiết dạy thực nghiệm đầu, do GV và HS chưa quen cách hoạt động nên hay bị mất nhiều thời gian và trễ giờ.

- Cách đánh giá hiệu quả nhưng mất nhiều thời gian nếu không quản lí. - DHHT là phương pháp hay, nhưng để thực hiện thì GV tốn nhiều công sức.

Ý kiến của cô Phan Thị Lan Phương, GV trường THPT Lê Viết Thuật:

- Các hình thức hoạt động phong phú, phù hợp với mọi đối tượng HS.

- Khi đã thành thục các bước hoạt động thì việc điều hành HS hoạt động cũng rất đơn giản.

- HS hứng thú với cách học, càng về sau tinh thần hợp tác của HS càng cao, sẵn sàng giúp đỡ nhau để nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

- Kết quả học tập của các em có nhiều tiến bộ, các em nhớ bài lâu hơn.

- Phương án đánh giá đã tránh được tình trạng “ăn theo”, nhưng còn phức tạp, mất nhiều công sức của GV.

- Phương pháp này có thể áp dụng được trong dạy học hóa học ở các khối lớp.

Ý kiến của Thầy Phan Thế Trung GV trường THPT Diễn Châu 2:

- Giờ học sôi nổi, không khí lớp học thân thiện.

- Ban đầu HS chưa quen với cách học hợp tác, nên sự di chuyển nhóm; sự chia xẻ suy nghĩ, kiến thức còn hạn chế. Sau vài bài dạy theo PPDH hợp tác, HS đã nhận thấy có sự phụ thuộc giữa thành công của TV khác và với thành công của cá nhân, nên có sự tích cực trong hợp tác nhóm.

- Vì phải giảng lại cho các bạn trong nhóm, nên HS chuẩn bị bài rất kĩ, chủ động nắm kiến thức.

- Sau thời gian tham gia học theo PPDH hợp tác nhóm khả năng nói, diễn đạt của HS thay đổi rõ ràng: trình bày lưu loát, rõ ràng, mạnh dặn.

- Phương án đánh giá điểm của cá nhân và điểm nhóm đã đánh giá chính xác khả năng hoạt động của HS.

- Ban đầu GV chưa có kinh nghiệm quản lí lớp, do đó lớp học còn ồn ào lộn xộn, luôn bị thiếu thời gian để thực hiện hết các hoạt động của giáo án.

- Phương pháp này đòi hỏi GV phải có năng lực quản lí, điều hành HS, kĩ năng giao tiếp tốt.

3.9. Kết luận chung về thực nghiệm sư phạm

Trên cơ sở phân tích kết quả TN và lấy ý kiến từ HS chúng tôi rút ra kết luận:

- Việc áp dụng PPDH hợp tác nhóm nhỏ vào dạy học hóa học đã tạo động lực cho HS trong học tập, giúp HS nâng cao khả năng tự học, biến quá trình dạy của thầy thành quá trình tự đào tạo của trò.

- Kết quả điểm số từ các bài kiểm tra, cho thấy kết quả học tập được tăng lên đáng kể.

- Kết quả học tập của các lớp TN đợt 2 cao hơn đợt 1, chứng tỏ khi đã sử dụng thành thục PPDH hợp tác nhóm nhỏ, GV điều kiển các hoạt động học tập của HS nhịp nhành và hiệu quả hơn ban đầu khi HS đã quen với cách học hợp tác nhóm, HS làm chủ kiến thức tốt hơn, nắm kiến thức nhanh hơn và nhớ bài lâu hơn.

- Các giờ học có áp dụng PPDH hợp tác nhóm nhỏ giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, tạo cho các em có nhiều cơ hội rèn luyện và phát triển các kĩ năng mềm hiệu quả.

Từ kết quả TNSP, chúng tôi khẳng định việc sử dụng PPDH hợp tác nhóm nhỏ vào dạy học hoá học hoàn toàn mang tính khả thi. Hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho HS mà PP mang lại không thể thấy được ngay sau một vài tiết dạy mà phải sau một quá trình dạy học lâu dài. Vì vậy khi áp dụng PPDH hợp tác đòi hỏi người GV phải kiên trì áp dụng, đầu tư tìm giải pháp phù hợp với đối tượng dạy học; HS phải tương tác tích cực, có ý thức tự lực, có như vậy mới đạt được những hiệu quả của DHHT.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương này, chúng tôi đã trình bày nội dung và phương pháp triển khai quá trình thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả và khẳng định tính khả thi của đề tài. Chúng tôi đã:

1. Tiến hành thực nghiệm tại 6 lớp thuộc khối 10 của 3 trường THPT tại tỉnh Nghệ An với sự tham gia của 3 giáo viên và 129 HS thực nghiệm trong năm học 2013- 2014. 2. Xử lí kết quả 4 bài kiểm tra với số lượng là 1040 bài kiểm tra hai loại (15 phút và 45 phút) theo phương pháp thống kê toán học làm cơ sở để khẳng định tính hiệu quả và khả năng áp dụng trong dạy học hóa học ở trường THPT Việt Nam của phương pháp DHHT theo nhóm nhỏ.

3. Xin ý kiến nhận xét, đánh giá của 4 giáo viên và điều tra phản hồi của 129 HS về phương pháp DHHT theo nhóm nhỏ đã triển khai.

4. Khẳng định chất lượng học tập của lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ A. KẾT LUẬN

Theo mục đích và nhiệm vụ đặt ra trong đề tài, chúng tôi đã giải quyết được các vấn đề sau đây:

1. Nghiên cứu lí luận và thực tiễn làm cơ sở cho đề tài bao gồm: Phương hướng đổi

mới PPDH hóa học cùng với cơ sở phương pháp luận cho việc đổi mới PPDH, PPDH tích cực.

2. Tổng quan cơ sở lí luận về PPDH hợp tác theo nhóm nhỏ và các quan điểm vận dụng cấu trúc hoạt động học hợp tác theo nhóm vào dạy học hóa học lớp 10 THPT nâng cao.

3. Điều tra thực trạng về mức độ biết, hiểu và vận dụng PPDH hợp tác nhóm của GV dạy hóa học ở các trường THPT

4. Nghiên cứu cấu trúc nội dung chương trình hóa học lớp 10 THPT; Đề xuất các nội dung kiến thức có thể áp dụng các cấu trúc hoạt động học hợp tác theo nhóm.

5. Đề xuất nguyên tắc, quy trình thiết kế và tổ chức giờ dạy theo phương pháp học hợp tác theo nhóm. Dựa vào nguyên tắc và quy trình đó chúng tôi đã đề xuất cách thức tổ chức hoạt động học tập hợp tác theo cấu trúc: STAD (5 ví dụ); Jigsaw (5 ví dụ); nhóm rì rầm (4 ví dụ); nhóm nhỏ 8 – 10 người (3 ví dụ); cạnh tranh hay thi đua giữa các nhóm (2 ví dụ).

6. Thiết kế được 10 giáo án với 4 loại bài dạy trong chương trình hoá học 10 cơ bản có sử dụng PPDH hợp tác theo nhóm với các cấu trúc trên.

7. Tiến hành TNSP với 4 loại bài dạy có tổ chức hoạt động học hợp tác theo cấu trúc Jigsaw, STAD, nhóm rì rầm, nhóm gánh xiếc, cạnh tranh hay thi đua giữa các nhóm… và xử lí kết quả, khẳng định tính khả thi của đề tài

8. Tiến hành lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của giáo viên và điều tra phản hồi của học sinh về phương pháp dạy học đã triển khai.

Từ ý kiến của GV và HS, chúng tôi nhận thấy phần nhiều các em hứng thú với giờ học có hoạt động hợp tác nhóm, các HS đã được học với PPDH hợp tác đều có sự chuyển biến tích cực về kĩ năng: giao tiếp, diễn đạt, làm việc hợp tác, giải quyết vấn đề. Các GV đều cho rằng việc sử dụng PPDH hợp tác tốn nhiều thời gian và công sức nhưng có tính hiệu quả tính hiệu quả giáo dục cao.

Từ những kết quả TNSP, chúng tôi nhận thấy việc áp dụng PPDH hợp tác nhóm nhỏ vào dạy và học bộ môn hóa học ở trường THPT là có tính khả thi và hiệu quả, kết quả này cũng đã phản ánh tính thực tiễn của đề tài.

B. ĐỀ XUẤT

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, chúng tôi nhận thấy rằng để việc áp dụng dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ vào môn hóa học có thể tiếp cận một cách dễ dàng, thuận lợi và mang lại hiệu quả cao hơn thì cần phải chú trọng đến một số vấn đề sau:

1. Tiếp cận sớm dạy học hợp tác cho sinh viên các trường ĐHSP và bồi dưỡng các giáo viên ở trường THPT nhằm giúp cho họ được nghiên cứu, thảo luận và ứng dụng dạy học hợp tác trong dạy học hóa học.

2. Khai thác và sử dụng một cách triệt để các thiết bị, phương tiện dạy học như dụng cụ hóa chất thí nghiệm, đèn chiếu bản trong, máy vi tính, … cho học sinh. Lớp học không quá đông (30 – 35 HS), bàn ghế có sự linh hoạt trong di chuyển để thuận lợi cho việc học hợp tác.

3. Cần bồi dưỡng cho HS kĩ năng giao tiếp xã hội, kĩ năng hợp tác làm việc trong nhóm, kĩ năng tự học…

4. Đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia với diện tích lớp học, số HS trong một lớp, phương tiện dạy học cũng như việc cải thiện chính sách chế độ đối với GV để tạo điều kiện cho sự vận dụng đúng đắn PPDH hợp tác trong dạy học.

Do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên phạm vi đề tài nghiên cứu chỉ dừng lại ở chương trình hóa học lớp 10. Nếu có điều kiện chúng tôi sẽ tiến hành áp dụng đề tài nghiên cứu với các khối lớp khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Mạng Giáo dục - Edu.net.vn.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn Hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổthông môn Hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Chương trình môn hóa học trường trung học phổ thông (2006), NXB Giáo dục. 5. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học (những vấn đề cơ bản), NXB Giáo dục.

6. Bernd Meier – Nguyễn Văn Cường (2005), Phát triển năng lực thông qua

7. Trần Quốc Đắc, Hướng dẫn thí nghiệm hóa học 10, NXB Giáo dục.

8. Nguyễn Thị Kim Dung (10/2005), " Một số tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học

theo nhóm", Tạp chí Giáo dục, số 124.

9. Ngô Thị Thu Dung (05/2001), Mô hình tổ chức học theo nhóm trong giờ học

trên lớp, Tạp chí Giáo dục số 3.

10. Cao Cự Giác (2006), Thiết kế bài giảng hóa học 10 tập 1, tập 2. NXB Hà Nội. 11. Cao Cự Giác (2006), Bài tập lý thuyết và thí nghiệm hóa học tập 1, NXB Giáo dục. 12. Cao Cự Giác (2010), Những viên kim cương trong hóa học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

13. I.F Kharlamôp, 1986, Phát huy tính tích cực học tập của học sinh nhưthế nào, tập 1, 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

14. Lê Thị Thu Hà (2007), Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học

môn giáo dục công dân. Luận văn thạc sĩ.

15. Vũ Minh Hà (2006), Thiết kế bài giảng hóa học nâng cao tập 1,2 NXB Đại học

Sư phạm.

16. Vũ Thị Hiên (2008), Áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ

trong dạy học hóa học phổ thông nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh thông qua nhóm oxi lớp 10 - ban nâng cao. Khóa luận tốt nghiệp.

17. Wilbert J.McKeachie (2003), Những thủ thuật trong dạy học, Sách dịch của dự

án Việt - Bỉ "Đào tạo giáo viên các trường sư phạm 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam" , NXB Stanley Thornes.

18. Johnson, D. & Johnson, R. (1998), Học tập hợp tác và học thuyết thuộc xã hội

(Cooperrative learning). www.co-operation.org/page/SIT.html

19. Lê Thùy Linh (05/2008), Vận dụng phương pháp cùng tham gia trong dạy học

Giáo dục ở các trường Sư phạm nhằm phát huy vai trò của người học, Tạp chí Giáo dục số 189, trang 29 – 30.

20. Hoàng Lê Minh (03/2007), "Thiết kế tình huống hoạt động hợp tác trong dạy

học môn toán", Tạp chí Giáo dục, số 157.

21. Lê Văn Năm (2001), Sử dụng DH nêu vấn đề ơrixtic để nâng cao hiệu quả giảng dạy chương trình hóa đại cương và vô cơ ở THPT, Luận án tiến sĩ Đại học sư phạm 1 Hà Nội.

22. Lê Văn Năm (2011),Các phương pháp dạy học hóa học hiện đại. Chuyên đề Cao học thạc sĩ.

23. Lê Văn Năm. Dạy học nêu vấn đề. Lý thuyết và ứng dụng. NXB đại học quốc gia Hà Nội. 2007

24. Lê Văn Năm (2011). Sử dụng bài toán nhận thức để nâng cao hiệu quả dạy học hóa học. Tạp chí Hóa học và ứng dụng.. Số 5(9)/2011, 47-49.

25. Lê Văn Năm. Sử dụng các bài tập phân hóa trong dạy học nêu vấn đề bộ môn hóa học, Hà Nội 4/2000 (Kỷ yếu hội thảo quốc gia; Định hướng phát triển hóa học Việt Nam về lĩnh vực và đào tạo).

26. Lê Văn Năm (2010), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học trong dạy học hoá học, chuyên đề cao học thạc sĩ – Chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học hoá học, Đại học Vinh.

27. Trần Trung Ninh, Nguyễn Xuân Trường, Thí nghiệm hóa học 10, NXB Đại

học Quốc Gia Hà Nội.

28. Đặng Thị Oanh, Đặng Xuân Thư, Trần Trung Ninh, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Nguyễn Phú Tuấn (2006), Thiết kế bài soạn Hóa học 10, NXB Giáo dục. 29. Geoffrey Petty (2003), Dạy học ngày nay, Sách dịch của dự án Việt - Bỉ "Đào

tạo giáo viên các trường sư phạm 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam" , NXB Stanley Thornes.

30. Nguyễn Thị Quỳnh Phương (05/2008), Xây dựng nhóm hợp tác cho học sinh

phổ thông, Tạp chí Giáo dục số 190.

31. Nguyễn Thị Sửu – Lê Văn Năm (2009), Phương pháp dạy học hoá học. Học

phần 2. Giảng dạy những nội dung quan trọng của chương trình hoá học phổ thông. NXB Khoa học – Kĩ thuật.

32. Nguyễn Trọng Sửu (09/2007), Dạy học nhóm - Phương pháp dạy học tích cực,

Tạp chí Giáo dục số 171.

33. Nguyễn Thị Sửu, Hoàng Văn Côi (2008), Thí nghiệm hóa học ở trường phổ

Một phần của tài liệu Sử dụng dạy học hợp tác theo nhóm để nâng cao hiệu quả dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 120)