Các hình thức tổ chức giờ học theo nhóm

Một phần của tài liệu Sử dụng dạy học hợp tác theo nhóm để nâng cao hiệu quả dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 36)

6. Giả thuyết khoa học

1.4.4.3. Các hình thức tổ chức giờ học theo nhóm

Tuỳ vào nội dung, phương pháp dạy học của mỗi giờ học mà giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức giờ học theo nhóm thích hợp. Có thể có các hình thức tổ chức sau:

a) Nhóm 2 – 3 người

Ghép 2 học sinh ngồi cạnh nhau thành một nhóm, nhóm này thường được sử dụng khi giao cho học sinh chấm và sửa bài cho nhau qua phiếu học tập, qua các bài tập lựa chọn trong sách giáo khoa… hoặc sử dụng khi giao việc cá nhân, học sinh phải huy động kinh nghiệm cá nhân để suy nghĩ, tìm tòi, sau đó trao đổi kinh nghiệm nhằm giải quyết tình huống đề ra theo cách tốt nhất.

Ưu điểm của hình thức này là không mất thời gian tổ chức nhóm, không xáo trộn chỗ ngồi mà vẫn huy động học sinh hoạt động hợp tác cùng nhau, sử dụng ưu thế của tổ chức giờ học theo nhóm.

b) Nhóm từ 3 – 5 học sinh

Hình thức tổ chức nhóm nhỏ này có ưu điểm nổi bật là tổ chức gọn nhẹ, huy động được tất cả học sinh vào giải quyết nhiệm vụ của nhóm. Đồng thời trong lớp không cần xáo trộn bàn ghế mà sử dụng ngay học sinh ở hai dãy bàn trên và dưới sát nhau tạo thành một nhóm.

Nhóm nhỏ thường được sử dụng để huy động học sinh trong nhóm giải quyết các bài tập tình huống nhận thức, thực hành hoặc bài tập vận dụng kiến thức giải quyết tình huống thực tiễn.

c) Nhóm từ 6 – 10 học sinh

Nhóm này thường được sử dụng trong các giờ có thí nghiệm thực hành, học sinh phải thực hành, quan sát, phân tích hoặc rèn luyện kĩ năng tổ chức.

Nhóm này có tính tổ chức, hợp tác, phân công nhiệm vụ rõ ràng. Vì thế, khi thành lập nhóm phải phân công nhiệm vụ từng thành viên. Xét về mặt tổ chức trong lớp thì cần phải kê lại bàn ghế sao cho thuận lợi cho việc tổ chức dạy học trong lớp, có không gian đủ rộng để giáo viên có thể đi lại điều khiển hoạt động của các nhóm.

d) Nhóm theo dãy bàn trong lớp học (2 – 4 nhóm)

Hình thức này được sử dụng trong các trò chơi học tập hoặc giải một bài tập nhận thức có tính thi đua. Cách tổ chức nhóm kiểu này thường nhanh, đơn giản nhưng cần phải tổ chức sao cho giữa các nhóm có sự đồng đều. Giáo viên có thể cử một nhóm 2 – 4 học sinh làm quan sát viên để làm cơ sở đánh giá thi đua giữa các nhóm.

Bốn hình thức tổ chức nhóm nêu trên đều có thể sử dụng cho hiệu quả cao ở trường phổ thông. Giáo viên cần lưu ý, đối với nhóm nhỏ 3 – 5 học sinh và nhóm nhỏ 6

viên trong nhóm đều có nhiệm vụ cụ thể, có sự bố trí bàn ghế phù hợp với tổ chức hoạt động nhóm. Đối với nhóm gồm 2 học sinh và nhóm theo dãy bàn thì việc tổ chức nhóm đơn giản hơn, mất ít thời gian tổ chức. Mỗi hình thức tổ chức nhóm đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Do đó, tuỳ thuộc nội dung và phương pháp tổ chức giờ học mà lựa chọn hình thức tổ chức nhóm thích hợp.

Tổ chức giờ học theo nhóm sẽ xuất hịên hiện tượng một vài học sinh không tham gia hoạt động. Vì thế, giáo viên phải chú ý quan sát, nhắc nhở hoặc giao nhiệm vụ cho nhóm giúp đỡ để bạn trình bày kết quả hoạt động của nhóm sao cho tất cả học sinh đều tham gia vào quá trình hoạt động trong lớp.

Một phần của tài liệu Sử dụng dạy học hợp tác theo nhóm để nâng cao hiệu quả dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w