Một số nguyên tắc về phương pháp dạy học theo nhóm trong các bài dạy luyện

Một phần của tài liệu Sử dụng dạy học hợp tác theo nhóm để nâng cao hiệu quả dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 81)

6. Giả thuyết khoa học

2.2.3.3.Một số nguyên tắc về phương pháp dạy học theo nhóm trong các bài dạy luyện

dạy luyện tập, ôn tập.

a) Đối với bài học lý thuyết

của tiết học trước hoặc một số tiết học trước, thông qua một hệ thống BT (gồm các BT trong SGK, sách BT hoặc các BT tự chọn, tự sáng tạo của GV tuỳ theo mục đích và chủ ý của mình) đã được sắp xếp hợp lý theo kế hoạch lên lớp.

b) Đối với bài tập

HS biết nhận dạng BT từ đó rèn luyện cho HS các kỹ năng, thuật giải BT hoá học, dựa trên cơ sở nội dung lý thuyết đã học và phù hợp với trình độ tiếp thu của đại đa số HS của một lớp học, thông qua một hệ thống các BT hoặc một chuyên đề về các BT đã được sắp xếp theo chủ ý của GV. Đây thực chất là vấn đề vận dụng lý thuyết để giải các BT hoặc hệ thống các BT nhằm hình thành một số kỹ năng cần thiết cho HS được dùng nhiều trong thực tiễn đời sống và học tập.

c) Trò chơi học tập

Thiết kế trò chơi học tập để gây hứng thú học tập cho HS, HS thông qua PP và nội dung của tiết học (hệ thống các BT của tiết học), rèn luyện cho học tính cẩn thận, tỉ mỉ cách làm việc có tính khoa học, học tập tích cực, chủ động và sáng tạo, PP tư duy và các thao tác tư duy cần thiết.

Tiến trình thực hiện trên lớp như thế nào để phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của HS ? Phần này thực chất là những suy nghĩ và dự kiến của GV sẽ tiến hành trên lớp. Tuy rằng hành động chưa xảy ra nhưng cũng vẫn dự kiến nêu lên, để sau này, khi thực hiện xong tiết luyện tập ở trên lớp có điều kiện đúc rút kinh nghiệm DH cho những ngày sau

- Chú ý:

+ Dạy phần kiến thức cần nhớ phải biết tổng kết mạch kiến thức theo nội dung đã học dưới dạng các loại câu hỏi trắc nghiệm phải đa dạng, phiếu học tập… có thể tổ chức cho HS thi đua với nhau thông qua hoạt động nhóm, các trò chơi để tạo tâm lí tích cực cho các em bước vào bài học một cách tốt nhất.

- Phân dạng được BT.

+ Chọn các BT mang tính chất tổng hợp liên quan đến nhau.

+ Hạn chế đưa quá nhiều BT trong tiết luyện tập (nhầm thành tiết chữa BT) nên chọn một số lượng bài vừa đủ để có điều kiện khắc sâu các kiến thức được vận dụng và phát triển các năng lực tư duy cần thiết trong giải toán.

+ Trong tiết luyện tập, có những bài được giải chi tiết, có những bài được giải vắn tắt hoặc định hướng để giao về nhà.

Một phần của tài liệu Sử dụng dạy học hợp tác theo nhóm để nâng cao hiệu quả dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 81)