Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm trong các bài về ôn tập, luyện tập

Một phần của tài liệu Sử dụng dạy học hợp tác theo nhóm để nâng cao hiệu quả dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 83)

6. Giả thuyết khoa học

2.2.3.4. Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm trong các bài về ôn tập, luyện tập

về ôn tập, luyện tập.

Chúng tôi tổ chức hoạt động học hợp tác trong giờ luyên tập - ôn tâp theo cấu trúc Jigsaw của Elliot Aronson.

Ví dụ 1: Bài 11:Bài luyện tập bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn

1. GV nêu yêu cầu, nội dung cần nghiên cứu: - Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

- Quy luật biến đổi tuần hoàn một số đại lượng vật lí và tính chất các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Định luật tuần hoàn.

- Từ vị trí nguyên tố suy ra tính chất, cấu tạo nguyên tử và ngược lại.

2. Tổ chức các nhóm học tập: Mỗi nhóm lớn gồm 6 – 8 HS, 2 – 3 HS sẽ nghiên cứu một phiếu học tập và trở thành nhóm chuyên gia. Các nhóm chuyên gia làm việc để đưa ra câu trả lời cho phiếu học tập của mình.

+ Phiếu học tập 1:

1. Hãy nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn? 2. Tìm phát biểu sai trong những câu phát biểu dưới đây:

A. Trong chu kỳ các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. B. Trong chu kỳ các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần. C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kỳ có số electron bằng nhau. D. Chu kì bao giờ cũng bắt đầu bằng một kim loại kiềm, cuối cùng là một khí hiếm

+ Phiếu học tập 2:

1. Nêu cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học? Nguyên tố X có số thứ tự Z = 17.

Hãy xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn?

2. Một nguyên tố thuộc chu kỳ 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.

a. Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng? b. Số thứ tự của lớp e ngoài cùng?

c. Xác định số electron ở từng lớp electron của nguyên tử?

+ Phiếu học tập 3:

1. Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hiđro có 5,88% H về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó.

2. Cho 10,4 gam hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kỳ liên tiếp và thuộc nhóm II

tác dụng với dung dịch HCl dư tạo ra 6,72 lít khí hiđro (đktc). Xác định 2 kim loại đó? - Thời gian cho các nhóm chuyên gia tìm hiểu lại những kiến thức liên quan và hoàn thành nội dung phiếu học tập (5 phút).

- Thảo luận nhóm hợp tác: các nhóm chuyên gia trình bày những phần nội dung kiến thức của mình để đảm bảo cả nhóm đều nắm được nội dung ở cả 5 phiếu học tập. Các thành viên trong nhóm phải tích cực thảo luận đưa ra những vấn đề chưa rõ để các nhóm chuyên gia trả lời, vì nội dung GV đưa ra sẽ được vận dụng trong bài kiểm tra cá nhân. Thời gian thảo luận trong nhóm lớn là 5 phút.

- GV quan sát giúp đỡ các nhóm thảo luận và hỏi các nhóm có những khó khăn ở câu nào, có cần thêm thời gian không?

3. Báo cáo kết quả hoạt động nhóm

4. Tiến hành làm bài kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động nhóm

Đề kiểm tra.

Câu 1: Hãy nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn? Câu 2: Một nguyên tố thuộc chu kỳ 4, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn.

a. Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp electron ngoài cùng? b. Các electron ngoài cùng ở lớp electron thứ mấy?

c. Xác định số electron ở từng lớp electron?

Câu 3: Cho một số nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử trong bảng sau:

Nguyên

tố Cấu hình e nguyên tử Vị trí trong bảng tuần hoàn

A 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 Ô Nhóm Chu kì Dạng nguyên tố B 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2

C 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1

Hãy xác định vị trí của các nguyên tố A, B, C trong bảng tuần hoàn và điền tiếp vào bảng trên.

Câu 4: Cho 4,4 gam hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kỳ liên tiếp và thuộc nhóm

IIA tác dụng với dung dịch HCl dư tạo ra 3,36 lít khí hiđro (đktc). Xác định 2 kim loại đó?

Câu 5: Oxit cao nhất của một nguyên tố là R2O5, trong hợp chất của nó với hiđro có 17,65% H về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó.

- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. - Các nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp thành một hàng.

- Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị được xếp thành một cột.

Câu 2 (1,5đ):

a. Chu kỳ 4 → có 4 lớp e→ có 2e ở lớp ngoài cùng (0,5đ). b. Các e ngoài cùng ở lớp thứ 4 (0,5đ).

c. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 → Số electron ở từng lớplà 2, 8, 8, 2) (0,5đ).

Câu 3 (2,5đ):

- Nguyên tố A ở ô số 29 (vì có 29 proton), chu kỳ 4 (vì có 4 lớp e), nhóm IB (vì có 1e ở lớp ngoài cùng và đang được điền vào phân lớp d) (1đ).

- Tương tự: nguyên tố B ở ô số 21, chu kỳ 4, nhóm IIIB (1đ). - Nguyên tố C ở ô số 19, chu kỳ 4, nhóm IA (0,5đ).

Câu 4 (2,5đ):

Gọi công thức chung của hai kim loại là R R + 2HCl → RCl2 + H2 mol nR 0,15 4 , 22 36 , 3 = = → 29,3 15 , 0 4 , 4 = = M

Hai kim loại ở hai chu kỳ liên tiếp và thuộc nhóm IIA nên: M1 < 29,3 < M2

→ Hai kim loại đó là Mg và Ca

Câu 5 (2,5đ):

Công thức oxit là R2O5 → công thức hợp chất khí với hiđro là RH3

Ta có: 100% 17,65% 3 3 % = + = x R H → R = 14. Vậy R là N

5. Đưa đáp án cho HS tự chấm, nộp bài cho GV kiểm tra lại và tính điểm TBC của cả lớp từ đó tính chỉ số cố gắng của các thành viên và của cả nhóm. Thông báo kết quả vào buổi học sau.

Ví dụ 2: Bài 34 : Luyện tập Oxi và Lưu Huỳnh

- Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hóa của nguyên tố với tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh.

- So sánh tính chất của oxi và ozon. Nhận xét số oxi hóa của oxi, lưu huỳnh trong các hợp chất. Giải thích?

- Viết các phương trình hóa học chứng minh tính chất của đơn chất, hợp chất của oxi và lưu huỳnh.

2. Tổ chức các nhóm học tập: Mỗi nhóm lớn gồm 6 – 8 HS, 2 – 3 HS sẽ nghiên cứu một phiếu học tập và trở thành nhóm chuyên gia. Các nhóm chuyên gia làm việc để đưa ra câu trả lời cho phiếu học tập của mình.

Phiếu học tập 1: So sánh cấu hình electron nguyên tử O, S ở trạng thái cơ bản và

kích thích. Từ cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hóa hãy so sánh tính chất hóa học giữa oxi và lưu huỳnh. Viết phương trình phản ứng minh hoạ.

Phiếu học tập 2: Khí H2S và axit H2SO4 tham gia các phản ứng oxi hoá khử, người ta có nhận xét:

- H2S chỉ thể hiện tính khử. - H2SO4 chỉ thể hiện tính oxi hóa. a- Hãy giải thích điều nhận xét trên.

b- Đối với mỗi chất hãy dẫn ra một phản ứng hoá học để minh hoạ.

Phiếu học tập 3:

Có thể tồn tại đồng thời những chất sau trong một bình chứa được không? a- Khí H2S và SO2

b- Khí O2 và Cl2

c- Khí HI và Cl2

Giải thích bằng phương trình hoá học của các phản ứng.

Phiếu học tập 4:

Nếu đốt Mg trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí lưu huỳnh đioxit, nhận thấy

có hai chất bột được sinh ra: bột A màu trắng, bột B màu vàng. Bột B không tác dụng với axit sunfuric loãng, nhưng cháy được trong không khí sinh ra khí C làm mất màu dung dịch KMnO4.

a. Hãy cho biết tên các chất A, B, C và giải thích

(Các bước còn lại tương tự như nội dung các bước đã trình bày ở phần 2.4.2.)

Đề kiểm tra.

Câu 1: Cấu hình electron nào sau đây của S ở trạng thái kích thích?

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 3d1

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 3d2 D. Câu B và C đúng

Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng SO2+KMnO4 +H2OX +Y+Z

X, Y, Z là dãy chất nào sau đây?

A. K2SO4, H2SO3, MnSO4 B. MnSO4, KHSO4, H2SO4

C. MnSO4, MnSO3, KHSO4 D. K2SO4, MnSO4, H2SO4

Câu 3: Câu nào sau đây không diễn tả đúng tính chất của các chất?

A. O2 và O3 cùng có tính oxi hoá nhưng O3 có tính oxi hoá mạnh hơn B. H2O và H2O2 cùng có tính oxi hoá nhưng H2O có tính oxi hoá yếu hơn C. H2SO3 và H2SO4 cùng có tính oxi hoá nhưng H2SO4 có tính oxi hoá mạnh hơn D. H2S và H2SO4 cùng có tính oxi hoá nhưng H2S có tính oxi hoá yếu hơn

Câu 4: Nếu đốt Mg trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí lưu huỳnh đioxit,

nhận thấy có hai chất bột được sinh ra: bột A màu trắng, bột B màu vàng. Bột B không tác dụng với axit sunfuric loãng, nhưng cháy được trong không khí sinh ra khí C làm

mất màu dung dịch KMnO4.

a. Hãy cho biết tên các chất A, B, C và giải thích

b. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.

Câu 5: Có bao nhiêu mol FeS2 tác dụng với oxi để thu được 64g khí SO2?

Đáp án:

Câu 1 (2đ): D. Câu B và C đúng Câu 2 (2đ): D. K2SO4, MnSO4, H2SO4

Câu 3(1đ): D. H2S và H2SO4 cùng có tính oxi hoá nhưng H2S có tính oxi hoá yếu hơn

Câu 4 (3đ): a. Bột A là MgO; bột B là S; khí C là SO2 (1đ) b. Các phương trình phản ứng S MgO SO Mg MgO O Mg t t + →  + →  + 2 2 2 2 0 0 2 2 (1đ)

4 2 4 4 2 2 4 2 2 2 2 2 2 2 5 0 SO H KMnO SO K O H KMnO SO SO O S t + + → + + →  + (1đ) Câu 5 (2đ):

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

?mol 1mol mol nSO 1 64 64 2 = = nFeS = 0,5 mol

Một phần của tài liệu Sử dụng dạy học hợp tác theo nhóm để nâng cao hiệu quả dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w