6. Giả thuyết khoa học
2.1.2. Cấu trúc của chương trình
luyện tập còn lại là các bài cung cấp kiến thức mới.
Như vậy, toàn chương trình hóa học 10 cơ bản được chia thành hai phần riêng lẻ: Hóa học đại cương phần vô cơ - chương 1,2 ,3, 4 và chương 7 và Hóa học nguyên tố - chương 5,6.
Chương 1: Nguyên tử
Chương này gồm 6 bài (4 bài lí thuyết, 2 bài luyện tập ). Nội dung trọng tâm chương:
- Nguyên tử là những kiến thức mới mẻ , trừu tượng và khó đối với học sinh. Thành phần cấu tạo nguyên tử , HS đã biết sơ lược từ lớp 8. Ở chương này GV cần cho học sinh thấy rõ được đặc điểm cấu tạo của hạt cấu tạo nên nguyên tử , nhấn mạnh đặc điểm về điện tích và khối lượng của mỗi loại hạt.
- Khái niệm về nguyên tố hoá học là rất quan trọng. HS phải phân biệt được các khái niệm về nguyên tố hoá học, nguyên tử và đồng vị.
- Khái niệm về AO nguyên tử, lớp, phân lớp electron rất trừu tượng, khó hình dung . Tuy nhiên học sinh phải nắm được khái niệm này để viết cấu hình electron nguyên tử , thấy được sự biến đổi tuần hoàn cấu trúc vỏ nguyên tử của các nguyên tố hoá học.
Chương 2: Bảng Tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn. Chương này gồm 5 bài (4 bài lí thuyết, 1bài luyện tập ).
Nội dung trọng tâm chương:
- HS nắm vững nguyên tắc xây dựng BTH.
- Thấy rõ được mối quan hệ giữa cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố với vị trí của chúng trong BTH.
- Hiểu được quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố và một số hợp chất của chúng theo chu kỳ, nhóm.
Chương 3: Liên kết hoá học.
Chương này gồm 5 bài (4 bài lí thuyết, 1 bài luyện tập ). Nội dung trọng tâm chương:
- Làm sáng tỏ nguyên nhân của sự hình thành liên kết hoá học.
- Các loại liên kết và kiểu liên kết. Đánh giá bản chất liên kết dựa vào độ âm điện. - Các loại tinh thể và tính chất của mỗi loại.
Chương 4: Phản ứng oxi hoá – khử
Chương này gồm 4 bài (2 bài lí thuyết, 1 bài luyện tập và 1 bài thực hành) Nội dung trọng tâm chương:
- Trọng tâm là phản ứng oxi hoá – khử. HS đã được biết phản ứng oxi hoá - khử từ lớp 8. Trong chương này khái niệm oxi hoá – khử được xây dựng và phân biệt với
các phản ứng hoá học khác dựa trên cơ sở số oxi hoá.
- Vấn đề mới trong chương này là lập phương trình của phản ứng oxi hoá – khử bằng phương pháp thăng bằng electron nên GV cần phải nắm vững nguyên tắc và các bước tiến hành.
Chương 5: Nhóm Halogen.
Chương này gồm 8 bài (5 bài lí thuyết, 1 bài luyện tập và 2 bài thực hành) Nội dung trọng tâm chương:
- Mối quan hệ giữa cấu hình electron , độ âm điện, bán kính nguyên tử…với tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.
- Halogen và hợp chất của nó có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất GV cần khai thác những khía cạnh thực tiễn giúp học sinh có kiến thức về thực tiễn nhất là thực tiễn ở Việt Nam.
- Tính chất hoá học của các nguyên tố Halogen tương tự nhau trong quá trình giảng dạy cần hướng dẫn HS so sánh về tính chất và khả năng tham gia phản ứng của các Halogen từ đó rút ra những quy luật cần thiết minh chứng cho những kiến thức đã học về lí thuyết chủ đạo.
Chương 6: Nhóm Oxi
Chương này gồm 7 bài (4 bài lí thuyết, 1 bài luyện tập và 2 bài thực hành) Nội dung trọng tâm chương:
- Các tính chất của các đơn chất và hợp chất của oxi và lưu huỳnh trên cơ sở cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, độ âm điện và số oxi hoá.
- Vị trí, cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố oxi, lưu huỳnh.
- Cấu tạo phân tử của oxi, lưu huỳnh và một số đơn chất cũng như hợp chất tiêu biểu như: O3, H2S, SO2, SO3, H2SO4…
- Tính chất vật lí, ứng dụng và phương pháp điều chế O2, O3, S, O3, H2S, SO2, SO3, H2SO4, muối SO42-
- Tính chất hoá học của O3, H2S, SO2, SO3, H2SO4… cũng như vai trò của chúng trong đời sống và sản xuất.
- Vai trò của oxi và ozon đối với sự sống trên Trái Đất.
- Vận dụng đặc điểm vị trí, cấu tạo phân tử của oxi và lưu huỳnh để so sánh tính chất hoá học, phương pháp nhận biết, giải thích hiện tượng và làm các bài tập liên quan đến kiến thức của chương, giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên, trong đời sống và sản xuất.của chúng.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: + Chống ô nhiễm không khí và nguồn nước + Bảo vệ tầng ozon
+ Giúp học sinh lĩnh hội, cũng cố và mở rộng kiến thức hoá học về oxi – lưu huỳnh và các đơn chất, hợp chất của chúng để vận dụng linh hoạt kiến thức lý thuyết vào thực tiễn sản xuất.
+ Giúp học sinh nhận thức được vai trò của khoa học hoá học trong nền kinh tế quốc dân. Đây là một trong những ngành khoa học then chốt để tạo ra những cơ sở vật chất, những vật liệu mới trong đời sống và sản xuất.
Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học.
Nội dung trọng tâm chương:
- Nội dung của chương gồm hai vấn đề lớn là tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học, hai phần này có mối liên quan chặt chẽ với nhau:
+ HS dễ dàng hiểu được khái niệm Tốc độ phản ứng. GV cần cho HS thấy rõ được tốc độ trung bình của phản ứng là đại lượng gần đúng trong khoảng thời gian nhất định, còn trong toàn bộ quá trình tốc độ trung bình giảm dần theo thời gian.
+ Nguyên nhân quan trọng của các yếu tố nồng độ, nhiệt độ , áp suất ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng là do các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng va chạm của các chất tham gia phản ứng.
+ GV cần cho HS thấy rõ được phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra đồng thời theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện.
+ Cân bằng hoá học đạt được khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. Hằng số cân bằng của một phản ứng xác định chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
+ Hiểu được nội dung nguyên lí chuyển dịch cân bằng và vận dụng nguyên lí này vào một số cân bằng có ý nghĩa trong kĩ thuật.