Thiết kế một số giáo án sử dụng PPDH hợp tác theo nhóm nhỏ các bài ôn tập,

Một phần của tài liệu Sử dụng dạy học hợp tác theo nhóm để nâng cao hiệu quả dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 88)

6. Giả thuyết khoa học

2.2.3.5. Thiết kế một số giáo án sử dụng PPDH hợp tác theo nhóm nhỏ các bài ôn tập,

ôn tập, luyện tập.

Giáo án 3 : BÀI 34: LUYỆN TẬP: OXI VÀ LƯU HUỲNH I. MỤC TIÊU

- Về kiến thức:

+ Củng cố tính chất hóa học đặc biệt là tính oxi hóa của các đơn chất O2, O3, S. + So sánh tính chất hóa học giữa đơn chất oxi và lưu huỳnh.

+ Giải thích sự giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học căn cứ vào cấu tạo nguyên tử, độ âm điện của chúng.

+ Tính chất hóa học một số hợp chất của oxi, lưu huỳnh. - Về kỹ năng:

+ Rèn kỹ năng cho HS dùng số oxi hóa để giải thích tính oxi hóa của oxi, tính oxi hóa và tính khử của lưu huỳnh.

+ Biết vận dụng để viết các phương trình hóa học chứng minh tính chất của đơn chất và hợp chất của oxi, lưu huỳnh.

+ Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến tính chất của oxi, lưu huỳnh và hợp chất của chúng.

+ Vận dụng giải các bài tập định tính và định lượng về các hợp chất của oxi và lưu huỳnh.

II. CHUẨN BỊ

- GV:

+ Chuẩn bị thiết bị dạy học cho các nhóm HS. + Các phiếu học tập.

Phiếu học tập 1: So sánh cấu hình electron nguyên tử O, S ở trạng thái cơ bản và kích thích. Từ cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hóa hãy so sánh tính chất hóa học giữa oxi và lưu huỳnh. Viết phương trình phản ứng minh hoạ.

Phiếu học tập 2: Khí H2S và axit H2SO4 tham gia các phản ứng oxi hoá khử, người ta có nhận xét:

- H2S chỉ thể hiện tính khử. - H2SO4 chỉ thể hiện tính oxi hóa. a- Hãy giải thích điều nhận xét trên.

b- Đối với mỗi chất hãy dẫn ra một phản ứng hoá học để minh hoạ.

Phiếu học tập 3:

Có thể tồn tại đồng thời những chất sau trong một bình chứa được không? a- Khí H2S và SO2

b- Khí O2 và Cl2

c- Khí HI và Cl2

Giải thích bằng phương trình hoá học của các phản ứng.

Phiếu học tập 4:

Nếu đốt Mg trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí lưu huỳnh đioxit, nhận thấy có hai chất bột được sinh ra: bột A màu trắng, bột B màu vàng. Bột B không tác dụng với axit sunfuric loãng, nhưng cháy được trong không khí sinh ra khí C làm mất màu dung dịch KMnO4.

a. Hãy cho biết tên các chất A, B, C và giải thích

b. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra. + Đề kiểm tra 10 phút

Đề kiểm tra:

Câu 1: Cấu hình electron nào sau đây của S ở trạng thái kích thích?

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 3d1

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 3d2 D. Câu B và C đúng

Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng SO2+KMnO4 +H2OX +Y+Z

Hỏi X, Y, Z là dãy chất nào sau đây?

A. K2SO4, H2SO3, MnSO4 B. MnSO4, KHSO4, H2SO4

Câu 3: Câu nào sau đây không diễn tả đúng tính chất của các chất?

A. O2 và O3 cùng có tính oxi hoá nhưng O3 có tính oxi hoá mạnh hơn B. H2O và H2O2 cùng có tính oxi hoá nhưng H2O có tính oxi hoá yếu hơn

C. H2SO3 và H2SO4 cùng có tính oxi hoá nhưng H2SO4 có tính oxi hoá mạnh hơn D. H2S và H2SO4 cùng có tính oxi hoá nhưng H2S có tính oxi hoá yếu hơn

Câu 4: Nếu đốt Mg trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí lưu huỳnh đioxit,

nhận thấy có hai chất bột được sinh ra: bột A màu trắng, bột B màu vàng. Bột B không tác dụng với axit sunfuric loãng, nhưng cháy được trong không khí sinh ra khí C làm

mất màu dung dịch KMnO4.

a. Hãy cho biết tên các chất A, B, C và giải thích

b. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.

Câu 5: Có bao nhiêu mol FeS2 tác dụng với oxi để thu được 64g khí SO2?

Đáp án:

Câu 1 (2đ): D. Câu B và C đúng Câu 2 (2đ): D. K2SO4, MnSO4, H2SO4

Câu 3(1đ): D. H2S và H2SO4 cùng có tính oxi hoá nhưng H2S có tính oxi hoá yếu hơn

Câu 4 (3đ): a. Bột A là MgO; bột B là S; khí C là SO2 (1đ) b. Các phương trình phản ứng S MgO SO Mg MgO O Mg t t + →  + →  + 2 2 2 2 0 0 2 2 (1đ) 4 2 4 4 2 2 4 2 2 2 2 2 2 2 5 0 SO H KMnO SO K O H KMnO SO SO O S t + + → + + →  + (1đ) Câu 5 (2đ):

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

?mol 1mol mol nSO 1 64 64 2 = = nFeS = 0,5 mol

- HS: Ôn lại kiến thức trong chương và chuẩn bị các nội dung ở nhà trước khi tiết dạy luyện tập được thực hiện.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Phương pháp đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm, sử dụng cấu trúc Jigsaw.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. GV nêu ra những vấn đề cần giải quyết trong bài học

Vấn đề chúng ta cần tìm hiểu trong giờ học là:

- Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hóa của nguyên tố với tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh.

- So sánh tính chất của oxi và ozon. Nhận xét số oxi hóa của oxi trong hợp chất H2O2, trạng thái số oxi hóa của nguyên tố lưu huỳnh trong hợp chất. Giải thích?

- Viết các phương trình hóa học chứng minh tính chất của đơn chất, hợp chất của oxi và lưu huỳnh.

2. Cách thức tổ chức cho HS giải quyết vấn đề nêu ra

GV: thực hiện chia nhóm. Mỗi nhóm gồm HS ở hai bàn học (8HS). Đánh số các nhóm, đánh số các HS trong nhóm. Các HS số 1, 2 hoàn thành thảo luận và hoàn thành phiếu học tập 1, tương tự các HS 3, 4 thực hiện phiếu học tập 2, các HS 5, 6 thực hiện phiếu học tập 3, các HS 7, 8 thực hiện phiếu học tập 4.

HS làm việc theo các nhóm chuyên gia (5 phút). GV: quan sát và giúp đỡ các nhóm.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Thành lập nhóm hợp tác một cách ngẫu nhiên và nhóm này gọi là nhóm gốc (3 phút).

Tham gia vào các nhóm và phân chia theo dãy bàn học.

2. Phát cho 2 thành viên trong nhóm 1 phiếu học tập theo số thứ tự từ 1 đến 4. Thông báo thời gian dành cho HS tự nghiên cứu (5 phút).

Các thành viên có số thứ tự từ 1-8 nhận nhiệm vụ và tự nghiên cứu nội dung được phát (2 thành viên thực hiện 1 phiếu học tập)

3. Thành lập nhóm chuyên gia. Thông báo thời gian thảo luận trong nhóm chuyên gia (10 phút).

- Lần lượt theo dõi sự thảo luận trong các nhóm để có những gợi ý, định hướng

- Thành viên từ các nhóm khác nhau có chung chủ đề gặp nhau để thảo luận trong một nhóm mới.

- Trong khi thảo luận các thành viên trao đổi và tập luyện về cách trình bày nội

cho các chuyên gia. dung nghiên cứu cho nhóm gốc của mình.

4. Tái thành lập nhóm gốc giúp HS thảo luận với nhau (15 phút).

- Theo dõi sự hoạt động của các nhóm để giúp đỡ các em khi gặp khó khăn.

Các chuyên gia trở về nhóm gốc và lần lượt trình bày lại nội dung nghiên cứu cho nhóm gốc của mình.

5. Phát cho mỗi HS một bài kiểm tra về kiến thức của bài học theo các vấn đề vừa nghiên cứu. (10 phút).

Làm bài kiểm tra nghiêm túc

6. GV chiếu đáp án lên cho HS xem và các em tự chấm điểm sau đó nộp lại cho GV. Điểm cá nhân và của nhóm được GV thông báo vào buổi học sau.

Quan sát đáp án và tự chấm điểm.

Nhận xét: DHHT theo cấu trúc Jigsaw và STAD đã chú ý dành một thời lượng lớn

cho HS giải quyết vấn đề trong quá trình học tập của mình. Kiểu dạy học này giúp cho HS được hoạt động và trong hoạt động để phát huy cao độ năng lực học tập cá nhân kết hợp với sự hợp tác của nhóm để giải quyết vấn đề, tạo không khí lớp học sôi nổi vì HS được tranh luận thảo luận để giải quyết vấn đề học tập đạt hiệu quả.

Sử dụng cấu trúc STAD thiết kế Giáo án 4:Tiết tự chọn.

Trong phân phối chương trình hóa học lớp 10, mỗi một tuần có 1 hay 2 tiết tự chọn, nội dung tiết tự chọn do tổ bộ môn lựa chọn. Thực tế ở các trường chúng tôi thực nghiệm đều có điểm trùng nhau: chọn nội dung luyện tập về thiết lập CTPT (vì tính nền tảng của kiến thức), do vậy chúng tôi đã tổ chức thực nghiệm tiết học này theo PPDH hợp tác với cấu trúc Stad.

Giáo án 4:OXI, LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

Củng cố kiến thức

- Tính chất HH (đặc biệt là tính OXH) của các đơn chất: O2; S. - Tính chất HH của một số hợp chất: H2S; SO2; SO3; H2SO4.

2. Về kĩ năng

- So sánh tính chất HH giữa O2 và S ; giữa H2S và axit sunfuric.

- Dùng số OXH để giải thích tính oxi hóa của oxi, tính oxi hóa, tính khử của lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh.

- Viết các PTHH chứng minh tính chất của đơn chất và hợp chất của oxi, lưu huỳnh. - Giải các bài tập định lượng.

- Rèn kĩ năng trình bày và lắng nghe, biết nhận xét đánh giá đúng kiến thức của mỗi cá nhân.

3. Thái độ

HS tích cực hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên

- Chuẩn bị giáo án, phiếu học tập với nội dung câu hỏi định hướng bài học, đề kiểm tra lần 1, đề kiểm tra lần 2, phương án đánh giá kết quả học hợp tác của nhóm và dự đoán các tình huống sẽ xảy ra trong giờ học.

- Hướng dẫn HS tham gia hoạt động nhóm theo cấu trúc Stad.

2. Học sinh

- HS nắm rõ các bước hoạt động học tập ở tiết học tới và tiêu chí chấm điểm. - HS thực hiện các yêu cầu của GV, chuẩn bị bài theo phiếu học tập và SGK.

III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HOẠT ĐỘNG

Bước 1: GV giới thiệu cho HS cách thức hoạt động theo cấu trúc Stad – hoạt

động này diễn ra ở phần dặn dò trong tiết học trước.

Bước 2: Chia nhóm

- Nhóm có 4 -5 HS, có thể lấy 4 HS ngồi ở hai bàn trên dưới thành 1 nhóm. - GV chú ý chia đều số HS khá giỏi và HS yếu kém cho các nhóm, mỗi nhóm phải có ít nhất một HS khá giỏi để có thể giải đáp các thắc mắc cho các TV trong nhóm. Nhóm có thể đề xuất đích danh HS khá giỏi mà nhóm tín nhiệm tham gia vào nhóm để giúp đỡ.

- Cử HS làm nhóm trưởng – nhóm trưởng nên thay đổi ở mỗi lần có giờ học nhóm hợp tác, để mọi HS đều có cơ hội thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình.

Bước 3: Giao nhiệm vụ

- GV nêu mục tiêu tiết học sau và phát phiếu học tập cho HS – các HS nghiên cứu chung một nhiệm vụ.

-GV thông báo cách tính điểm cá nhân và điểm của nhóm sau buổi học thông qua bài kiểm tra.

IV. LỰA CHỌN HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN CHIA THỜI GIAN

Hoạt động 1(6 phút): Tổ chức các nhóm cùng nhau luyện tập mối quan hệ giữa nguyên tố oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của chúng .

Hoạt động 2 (10 phút): Tổ chức kiểm tra lần 1.

Hoạt động 3 (15 phút): Tổ chức cho HS tham gia vào quá trình đánh giá bằng cách chấm chéo bài kiểm tra giữa các nhóm. Các nhóm tiếp tục hợp tác lần hai, HS khắc phục phần kiến thức nắm chưa tốt thông qua bài kiểm tra lần 1.

Hoạt động 4 (10 phút): Tổ chức kiểm tra lần 2.

Hoạt động 5(4 phút): Tổ chức cho HS chấm bài kiểm tra lần 2 và tổng kết buổi học.

V. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

1. Hoạt động 1: Các nhóm cùng giúp nhau luyện tập mối quan hệ giữa nguyên tố

Oix, lưu huỳnh và các hợp chất của chúng .

1.1. Nhiệm vụ học tập– phiếu học tập.

HS hoàn thành yêu cầu của GV theo phiếu học tập.

Phiếu học tập

Câu 1: Cho các chất sau: S, H2S, SO2,SO3, H2SO4, thiết lập sơ đồ phản ứng thể hiện mối quan hệ giữa các chất trên. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ghi rõ điều kiện nếu có?

Câu 2: Hoàn thành PTHH, ghi rõ điều kiện và cân bằng các phản ứng sau:

a. lưu huỳnh + oxi →

b. Magie + oxi→

c. metanol (CH3OH) + O2→

d. KClO3 →

e. Nhôm + lưu huỳnh→

f. Hiđrô + oxi →

Câu 3: Nhận biết các chất khí sau: O2; H2S; SO2; CO2; CO bằng phương pháp hoá học. viết các PTHH xảy ra phản ứng.

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 0,1mol mỗi chất Fe; FeS; FeS2 trong H2SO4 đặc nóng (dư) thu được V lít khí SO2 (ở đktc). Tính V?

Hướng dẫn qua nội dung các nhóm trình bày:

Câu 1: Học sinh có thể đưa ra các sơ đồ khác nhau ví dụ như: S→(1) H2S→(2) SO2→(3) SO3→(4) H2SO4→(5) SO2

Câu 2: a. S + O2 →0 t SO2 d. 2KClO3 →0 t 2KCl + 3O2 b. 2Mg + O2 →0 t 2MgO e. 2Al + 3S→0 t Al2S3 c. 2CH3OH + 3O2→0 t 2CO2 + 4H2O Câu 3: f. H2 + O2 →0 t H2O

Chất Thuốc thử Hiện tượng

O2 Than hồng Cháy sáng

H2S Dd Br2 Mất màu dd Br2

SO2 Cánh hoa hồng Mất màu hoa hồng

CO2 Ca(OH)2 Kết tủa trắng

CO Còn lại

Câu 4 :

Quá trình oxi hóa Fe Fe+3 + 3e 0,1 0,3 FeSFe+3 + S+4 + 7e 0,1 0,1 0,7 FeS2Fe+3 + 2S+4 + 11e 0,1 0,2 1,1 Quá trình nhận electron S+6 + 2e S+4 2x x

Theo định luật bào toàn số mol electron ra có: 2x = 2,1x = 1,05 (mol)

lit V mol nSO 24 , 30 4 , 22 . 35 , 1 35 , 1 2 , 0 1 , 0 05 , 1 2 = = → = + + = →∑ 1.2. Hoạt động học tập – hoạt động nhóm hợp tác

Các TV trong nhóm trao đổi, giúp đỡ nhau nắm rõ các dạng bài tập thiết lập công thức phân tử. GV khuyến khích HS yếu nêu thắc mắc để các TV trong nhóm giúp đỡ.

2. Hoạt động 2: Tổ chức kiểm tra lần 1 Đề kiểm tra lần 1.

Câu 1: Tại sao trong quá trình điều chế khí H2S và SO2 trong phòng thí nghiệm, người ta chuẩn bị dung dịch xút? Viết PTHH điều chế các khí trên.

Câu 2: Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho SO2 tác dụng với dung dịch nước brom? Nếu thay SO2 bằng H2S thì phản ứng xảy ra không? Cho biết vai trò của các chất trong PTHH

Câu 3: Hấp thụ hết 2,24 lít khí sunfurơ (ở đktc) bằng 250 ml dung dịch NaOH

1M. Cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Tính m?

3. Hoạt động 3: Tổ chức cho HS tham gia vào quá trình đánh giá

Bước 1: GV tổ chức cho HS chấm bài chéo nhau, đề nghị HS chấm bài ghi tên

người chấm để nêu cao tính nghiêm túc.

Bước 2: Qua kết quả bài KT, HS khắc phục phần kiến thức chưa nắm vững bằng

cách hỏi các TV trong nhóm.

Hoạt động 4 :Tổ chức kiểm tra cá nhân lần 2 Đề kiểm tra lần 2.

Câu 1: Dãy gồm tất cả các chất đều tác dụng được với khí sunfurơ là A. Nước clo, dung dịch thuốc tím, magiê oxit.

B. Khí cacbonic, hidrosunfua, oxi, dung dịch xút.

C. Nước vôi trong, dung dịch axit sunfuric loãng, nước brom, khí hidrosunfua. D. Nước brom, nước vôi trong, dung dịch xô-đa, dung dịch muối ăn.

Câu 2: Trong sơ đồ: SO3 H2SO4 X Na2SO3. X là chất nào trong các chất dưới đây? A. SO2 B. S C. H2SD. H2S và SO2

Câu 3: Cho các chất và hợp chất: Fe, CuO, Al, Pt, CuS, BaSO4, NaHCO3, NaHSO4. Số chất và hợp chất không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 4: Khi dẫn khí H2S vào dung dịch nước clo. Trong phản ứng trên:

Một phần của tài liệu Sử dụng dạy học hợp tác theo nhóm để nâng cao hiệu quả dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 88)