6. Cấu trúc luận văn
3.1.6. Nâng cao chất lƣợng thẩm định và cho vay
Nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng
Rủi ro tín dụng bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Đây là bƣớc cực kỳ quan trọng và đảm bảo hạn chế RRTD với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất.
Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm và đánh giá những khả năng hiện tại và tiềm tàng của KH có thể gây ra những rủi ro cho việc hoàn trả nợ vay. Trên cơ sở đó có dự đoán những khả năng kiểm soát rủi ro của NH và có những biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiểu những thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Mặt khác các phân tích tín dụng giúp cho NH kiểm tra chính xác các thông tin do KH cung cấp từ đó nhận định đúng về thái độ của KH.
Quá trình thẩm định cần đáp ứng đƣợc yêu cầu về chất lƣợng phân tích và thời gian ra các quyết định để vừa có thể thực hiện đƣợc yêu cầu ngăn ngừa, hạn chế RRTD vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu của KH.
Khi phân tích đánh giá một KH cần phải đánh giá đƣợc chính xác rủi ro tổng thể của KH, xác định mức rủi ro tối đa mà NH có thể chấp nhận thông qua xác định giới hạn tín dụng trong vòng 1 năm. Định kỳ 6 tháng, NH có thể đánh giá lại mức độ rủi ro của KH để quyết định xem có điều chỉnh giới hạn tín dụng đối với KH hay không.
Việc thẩm định, phân tích cần phải nhìn nhận tổng hợp các yếu tố. Phân tích cần chú trọng đến phân tích định lƣợng, lƣợng hóa mức độ rủi ro của KH qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích môi trƣờng vĩ mô, vi mô, môi trƣờng nội bộ của doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng với NH…) để nhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế những rủi ro đó của NH. Trong quá trình phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần lƣu ý các vấn đề:
- Phân tích chi tiết công nợ phải thu (gồm: phải thu của KH, chi phí trả trƣớc, các khoản phải thu khác), thực hiện thu thập số liệu để theo dõi, đánh giá diễn biến của các khoản phải thu, phát hiện các khoản phải thu khó đòi, không thay đổi trong thời gian dài, có dấu hiệu nghi ngờ phải tập trung phân tích, cần thiết trực tiếp đối chiếu với hóa đơn, chứng từ phát sinh để đánh giá đúng chất lƣợng công nợ của doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá chất lƣợng hàng tồn kho (gồm: nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa, công cụ dụng cụ) để loại trừ giá trị tƣơng ứng với khoản tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất, biến chất ra khỏi báo cáo tài chính; đánh giá việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với các khoản ứ đọng, kém phẩm chất, biến chất, kể cả đối với hàng tồn kho đủ phẩm chất nhƣng có bằng chứng đã giảm giá so với giá gốc.
- Đối với những khoản mục khác có khả năng ảnh hƣởng trọng yếu đến kết quả sản xuất kinh doanh, tài chính (làm thay đổi lớn tổng tài sản, nguồn vốn, lãi/lỗ,…) cần đi sâu phân tích, đánh giá các khoản mục đó trên nguyên tắc “nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải đƣợc hạch toán đúng, đầy đủ, rõ ràng”.
Trên cơ sở giới hạn tín dụng đã đƣợc phê duyệt, khi xem xét cấp tín dụng cho KH, việc phân tích chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của chính phƣơng án vay đó để giảm bớt
thời gian xử lý các giao dịch. Trong phân tích này, cần tập trung đến tính pháp lý của phƣơng án/dự án vay, đến nguồn cung cấp, thị trƣờng và khả năng tiêu thụ… Đồng thời cần đƣa ra những rủi ro dự kiến, khả năng kiểm soát của NH và hƣớng xử lý khi những tình huống xấu xảy ra.
Khi cấp tín dụng cũng cần chú ý đến tình trạng vay nợ hiện nay của KH, KH có thể vay tại nhiều NH khác nhau và sự đổ vỡ của bất kỳ khoản vay tại NH nào cũng sẽ gây ra rủi ro và ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của KH. Do đó việc cấp tín dụng cần kèm theo các điều kiện tín dụng khác, đặc biệt là điều kiện về tổng dƣ nợ vay và cơ cấu tài chính của KH, nhằm đảm bảo mức độ an toàn trong kinh doanh.
Nâng cao tính chuyên nghiệp khách quan trong thẩm định tài sản bảo đảm
Tài sản bảo đảm không phải là nhân tố chủ yếu trong việc quyết định đầu tƣ một khoản vay, tuy nhiên hiện nay do hệ thống thông tin về khách hàng còn thiếu và chƣa đủ độ tin cậy cao, các quy định về chế độ kiểm toán tài chính đối với các doanh nghiệp chƣa bắt buộc dẫn đến việc đánh giá chính xác năng lực tài chính, thẩm định dự án phƣơng án khách hàng không chính xác. Vì vậy tài sản bảo đảm trong giai đoạn hiện nay vẫn đƣợc các ngân hàng xem là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro quan trọng trong trƣờng hợp khách hàng vay làm ăn thua lỗ, không còn khả năng trả nợ.
Tuy nhiên, thực tế xử lý tài sản bảo đảm tại NHCT thời gian qua thấy việc xử lý tài sản thu hồi nợ không phải dễ dàng ngoài các thủ tục phát mãi kéo dài mà còn do hồ sơ pháp lý tài sản không đầy đủ, không bảo đảm tính pháp lý, giá trị định giá không chính xác… dẫn đến không thu hồi đủ nợ vay hoặc hợp đồng vô hiệu… gây tổn thất cho ngân hàng. Điều nay cũng phản ánh phần nào trình độ thẩm định tài sản bảo đảm của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Vì vậy cần tác bạch bộ phận thẩm định hồ sơ khách hàng vay vốn với thẩm định tài sản thế chấp
Hiện nay, Ngân hàng đã thành lập công ty thẩm định giá độc lập, tuy nhiên, Ngân hàng cần xây dựng một bộ phận định giá tài sản bảo đảm chuyên nghiệp để nắm vững các kiến thức pháp luật về sở hữu tài sản, các luật pháp có liên quan và phƣơng pháp định giá tài sản để bảo đảm tính khách quan và chuẩn xác trong định giá.
Quản lý, giám sát chặt chẽ quy trình giải ngân và sau giải ngân
Những RRTD xuất hiện khi cho vay không chỉ do bản thân phƣơng án kinh doanh kém hiệu quả, mà còn do NH thiếu kiểm tra, kiểm soát để KH sử dụng vốn không đúng mục đích, hoặc khi kết thúc chu kỳ kinh doanh sử dụng vốn vào mục đích khác,… Để phòng ngừa những rủi ro này, cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ trong và sau khi cho vay:
- Trong thực hiện giải ngân: thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của KH, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những trƣờng hợp đặc thù do hoạt động kinh doanh của KH nhƣ cho vay thu mua nông, lâm thủy sản của các hộ dân, trả lƣơng công cán bộ, chỉ áp dụng phƣơng thức thanh toán chuyển khoản để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay của KH.
- Thực hiện kiểm tra sau khi cho vay: thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay, chất lƣợng KH. Do mỗi khoản vay, mỗi KH vay có sự khác biệt nhất định mà cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn cho NH nhƣng cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của KH và mối quan hệ giữa các bên.
Trong kiểm tra sử dụng vốn, cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về cân đối hàng tiền, về TSBĐ của KH, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ. Để việc kiểm tra sử dụng vốn vay có hiệu quả giúp phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, cán bộ tín dụng cần chủ động đề xuất việc sử dụng một hoặc đồng thời các phƣơng thức kiểm tra khác nhau nhƣ kiểm tra thực tế tại hiện trƣờng, kiểm đếm hàng hóa tại kho hàng, cộng sổ đối chiếu giá trị trên hóa đơn với thẻ xuất nhập kho và/hoặc kiểm tra sổ sách chứng từ kế toán. Các loại giấy tờ cần đƣợc sao chụp lƣu giữ để làm căn cứ kết luận việc sử dụng vốn vay của KH khi kiểm tra sẽ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo RRTD để từ đó có đƣợc những nhận định trong việc giám sát xếp hạng, đồng thời thu thập đƣợc những thông tin quan trọng, giúp hiểu rõ công việc kinh doanh của KH đầy đủ hơn.