Quảntrị rủi ro tín dụng dựa trên điều kiện về bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 46)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.4.3Quảntrị rủi ro tín dụng dựa trên điều kiện về bảo đảm tiền vay

Hiện nay, VIETINBANK đang thực hiện Quy định thực hiện bảo đảm cấp tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1168/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 11/11/2011.

Quy định về các loại tài sản mà VIETINBANK không đƣợc nhận làm bảo đảm: - Đối với Quyền sử dụng đất/Tài sản gắn liền với đất:

+ Quyền sử dụng đất mà trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi nhận bên bảo đảm chƣa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nƣớc.

+ Quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế đƣợc Nhà nƣớc giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc có thu tiền sử dụng đất nhƣng tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nƣớc.

+ Quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm. + Quyền sử dụng đất hình thành trong tƣơng lai.

+ Tài sản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nƣớc (đƣợc hình thành một phần/toàn bộ từ kinh phí do ngân sách nhà nƣớc cấp/hoặc tài sản của ngân sách nhà nƣớc).

- Đối với nhà ở: VIETINBANK không nhận thế chấp nhà ở đã thế chấp tại Tổ chức tín dụng khác.

- Máy móc thiết bị; phƣơng tiện vận tải; nguyên, nhiên, vật liệu; hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý: i) mua trả chậm, trả dần có thời hạn trả chậm, trả dần lớn hơn 01 năm; và ii) Hợp đồng mua trả chậm, trả dần đã đƣợc đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Tài sản thuộc quyền sở hữu của KH. Đối với quyền sử dụng đất: Vị trí của đất không nằm trong vùng quy hoạch, giải tỏa. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. Đối với nhà ở: Không bị kê biên thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, chƣa đƣợc thế chấp tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào.

- Tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu tại thời điểm ký kết Hợp đồng bảo đảm.

- Tài sản mà pháp luật không cấm giao dịch.

- Tài sản phải đƣợc bên bảo đảm mua bảo hiểm vật chất/tài sản trong suốt thời hạn bảo đảm với số tiền bảo hiểm không thấp hơn mức dƣ nợ đƣợc bảo đảm bằng tài sản đó tại VIETINBANK trong các trƣờng hợp: Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm; tài sản là phƣơng tiện vận tải; tài sản mà VIETINBANK thấy cần thiết phải mua bảo hiểm.

Xác định giá trị TSBĐ:

- Thành phần định giá: VIETINBANK phải thành lập tổ định giá khi xác định giá trị TSBĐ hoặc có thể thuê cơ quan có chức năng thẩm định giá. Thành phần tổ định giá phải có tối thiểu 2 ngƣời, trong trƣờng hợp xác định để bảo đảm cho mức cấp tín dụng từ 500 triệu trở lên thành phần phải có 01 lãnh đạo Phòng KH, bảo đảm cho mức cấp tín dụng từ 3 tỷ trở lên phải có 01 ngƣời trong Ban giám đốc.

- Phƣơng pháp xác định giá trị TSBĐ: Trong từng thời kỳ, căn cứ vào tính chất, mức độ thanh khoản của từng TSBĐ và diễn biến của nền kinh tế, Tổng giám đốc VIETINBANK quy định phƣơng pháp xác định giá trị TSBĐ đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, NHNN, an toàn và hiệu quả. Khi xác định giá trị TSBĐ, VIETINBANK phải lƣu giữ các căn cứ, tài liệu liên quan đến việc định giá trong hồ sơ cấp tín dụng.

- Các thông tin sử dụng làm căn cứ khi xác định giá trị TSBĐ: Kết quả định giá của cơ quan thẩm định giá, kết quả khảo sát của VIETINBANK, giá quy định của Nhà nuớc, giá mua bán trên thị trƣờng, giá còn lại trên sổ sách kế toán, các thông tin về giá từ cơ quan cấp

giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản/giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, từ trung tâm giao dịch, mua bán tài sản, phƣơng tiện thông tin đại chúng,…

- Mức cấp tín dụng tối đa so với giá trị TSBĐ: Mức cấp tín dụng đƣợc bảo đảm bằng tài sản tối đa 70% giá trị TSBĐ đã đƣợc xác định.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 46)