Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn và chuẩn mực ngânhàng quốc tế

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 71)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn và chuẩn mực ngânhàng quốc tế

quốc tế

NHCT muốn xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn và chuẩn mực ngân hàng quốc tế trƣớc hết NHCT phải hoàn thiện mô hình quản trị RRTD hiệu quả sau đó là hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng và nâng cao tính chuyên nghiệp khách quan trong thẩm định tài sản bảo đảm rồi đến nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động ngân hàng và cuối cùng là nâng cao năng lực tài chính, quy mô tài sản, bảo đảm an toàn vốn ngân hàng và khách hàng.

3.1.4. Xây dựng hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình, thủ tục cấp tín dụng

Để đảm bảo cho hoạt động tín dụng đƣợc an toàn hơn thì một quy trình tín dụng cụ thể rõ ràng , có những điều khoản quy định và hƣớng dẫn cụ thể về các điều kiện cấp phát tín dụng , quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận phụ trách tín dụng là hết sức cần thiết. Cần phải có một quy trình tín dụng cụ thể rõ ràng và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Ngân hàng và phù hợp với các văn bản pháp luật có hiệu lực đã đƣợc ban hành. Quy trình tín dụng cần nêu rõ từng bƣớc cụ thể từ quá trình xét duyệt hồ sơ , thẩm định dự án … đến quá trình thu nợ và xử lý nợ xấu.Trong quá trình cho vay Ngân hàng cần chuyển khoản thẳng vào tài khoản của tổ chức cung ứng vật tƣ, hàng hoá, dịch vụ hoặc đơn vị thi công công trình theo hợp đồng kinh tế đã ký kết, hoá đơn bán hàng, biên bản nghiệm thu từng hạng mục công trình, không phát tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản của khách hàng vay trừ các món nhỏ nhƣ chi phí cho Ban quản trị dự án. Đối với khách hàng là cá nhân, tuỳ theo trƣờng hợp cụ thể có thể phát tiền mặt nhƣng thông thƣờng số tiền cho khách hàng cá nhân vay không lớn nhƣ doanh nghiệp; đây là biện pháp để sử dụng tiền vay đúng mục đích.

Tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạng mục dự án đầu tƣ, quá trình nhập vật tƣ hàng hoá thông qua các báo cáo định kỳ của doanh nghiệp và các hoá đơn mua, bán hàng để xem xét việc cấp phát tiền vay, nếu phát hiện những sai phạm trong quá trình sử

dụng vốn và sai mục đích, cán bộ tín dụng có thể kiến nghị thu hồi nợ trƣớc hạn, chuyển nợ quá hạn hoặc đƣa ra cơ quan pháp luật để xử lý. Sau khi hoàn thành dự án đầu tƣ hoặc hoàn thành chu chuyển vốn vay đối với sản xuất kinh doanh theo thời hạn cho vay, cán bộ tín dụng cần bám sát diễn biến về thu nhập của ngƣời vay để đôn đốc thu nợ đúng kỳ hạn; nếu do nguyên nhân khách quan không hoàn trả đƣợc nợ, khi ngƣời vay có đơn xin gia hạn, cán bộ tín dụng xác nhận, đề nghị giám đốc ngân hàng cho vay gia hạn nợ theo quy định.

Có một chính sách tín dụng hợp lý đối với từng vùng từng thời kỳ cũng là biện pháp bảo đảm an toàn cho các khoản tín dụng.

Cẩn trọng khi đầu tƣ vốn quá mức cần thiết vào các dự án cho vay dài hạn, vì thƣờng gặp rủi ro cao hơn dự án cho vay ngắn hạn. Hiện nay , vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn, nếu xảy ra diễn biến bất thƣờng, ngƣời gửi tiền cùng rút tiền một lúc với khối lƣợng lớn, ngân hàng dễ rơi vào nguy cơ mất khả năng chi trả, nặng hơn là mất khả năng thanh toán do các khoản cho vay dài hạn chƣa thu hồi đƣợc, hậu quả xấu hơn là khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ xảy ra kéo theo sự đổ của toàn bộ nền kinh tế.

Cần xây dựng chiến lƣợc khách hàng, chiến lƣợc đầu tƣ tín dụng, quản trị rủi ro; để làn đƣợc điều này cần thành lập bộ phận chuyên trách độc lập, nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo có quyết định đúng đắn khi quyết định đầu tƣ.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)