Thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 41)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Thực trạng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng

2.2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng

Công tác quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian qua tại VIETINBANK luôn đƣợc quan tâm, điều này thể hiện ở chất lƣợng dƣ nợ cho vay : Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng cao, tỷ lệ nợ xấu đƣợc khống chế ở mức thấp hơn 3% theo quy định. Việc trích lập dự phòng rủi ro đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, đúng quy định. Các khoản nợ xấu đƣợc tích

80% Tín dụng 1% Khác

7,8% Dịch vụ

cực thu hồi, hạn chế để phát sinh mới. Tuy nhiên khi so sánh với năm 2009, nợ xấu năm 2010 đang có chiều hƣớng gia tăng : Nợ cần chú ý tăng 2.104 tỷ đồng, Nợ dƣới tiêu chuẩn tăng 771 trđ, nợ nghi ngờ tăng 100 tỷ đồng và nợ xấu tăng 165 tỷ đồng. Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm, cần phải phân tích kỹ để đƣa ra giải pháp thích hợp.

Bảng 2.4 : Phân tích chất lƣợng nợ cho vay tại VietinBank

Đơn vị tính: Triệu đồng Phân tích chất lƣợng nợ cho vay 31/12/2011 % 31/12/2012 % So sánh với năm 2011 Nợ đủ tiêu chuẩn 285.213.117 97.2% 327.054.358 98.1% 41.841.241 15% Nợ cần chú ý 6.017.024 2.1% 1.411.738 0.4% -4.605.286 -77% Nợ dƣới tiêu chuẩn 1.071.421 0.4% 994.983 0.3% -76.438 -7%

Nợ nghi ngờ 220.213 0.1% 1.789.074 0.5% 1.568.861 712% Nợ có khả năng mất vốn 912.537 0.3% 2.105.939 0.6% 1.193.402 131%

Tổng 293.434.312 100% 333.356.092 100% 39.921.780 14%

Nguồn : Báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán của VIETINBANK

*Mức độ an toàn vốn

Theo Điều 4 Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN, tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro – theo đúng tiêu chuẩn của Basel I do Ủy ban giám sát các ngân hàng Basel ban hành. Ngày 20/5/2010, NHNN VN đã ban hành thông tƣ 13/2010/TT-NHNN quy định tăng tỷ lệ an toàn tối thiểu lên 9% nhằm nâng cao năng lực tài chính của các TCTD. Tuy nhiên, trên thế giới, việc áp dụng hệ số an toàn vốn tối thiểu hiện phổ biến theo tiêu chuẩn của Basel 3 với mức 12%.

Nguồn : Báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán của VIETINBANK.

Đồ thị 2.9. Diễn biến tỷ lệ an toàn vốn CAR

Nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng tăng qua các năm, hệ số CAR của Vietinbank luôn cao hơn mức quy định của NHNN. Tính đến Ngày 10/3/2011, IFC đã mua 10% cp phát hành thêm của Vietinbank, nâng vốn điều lệ của Vietinbank lên 16.858 tỷ đồng  CAR đạt 9,4%.

* Phân loại các khoản nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN,

VIETINBANK thực hiện trích lập dự phòng cụ thể và dự phòng chung cho từng nhóm nợ cụ thể, trong đó dự phòng cụ thể đƣợc trích lập trên rủi ro tín dụng thuần của các khoản cho vay theo các tỷ lệ tƣơng ứng với từng nhóm, dự phòng chung đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất chƣa xác định đƣợc trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể, và trong các trƣờng hợp các tổ chức tín dụng gặp khó khăn về tài chính khi chất lƣợng các khoản nợ suy giảm.

Vietinbank thực hiện việc phân loại nợ theo Điều 6, Quyết định 493, Quyết định 18 và Quyết định 780 của Ngân hàng Nhà nƣớc và theo Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Dự phòng rủi ro tín dụng tại ngày 31 tháng 12 của năm đƣợc trích lập dựa trên kết quả phân loại tổng dƣ nợ tại ngày 30 tháng 11 của năm.

Số dƣ quỹ dự phòng rủi ro cho vay tại 31/12/2012 là 3.673 tỷ đồng, trong đó dự phòng chung là 2.299 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 1.374 tỷ đồng. Tổng số dƣ quỹ dự phòng ngoại bảng là 409,8 tỷ đồng, trong đó dự phòng chung là 331,4 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 78,4 tỷ đồng.

Bảng 2.5: Trích lập dự phòng rủi ro tại VietinBank:

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dự phòng chung 1.234 1.649 2.065 2.299

Dự phòng cụ thể 317 1.121 971 1.374

Tổng cộng 1.551 2.770 3.036 3.673

Nguồn : Báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán của VIETINBANK

2.2.2.2. Thực trạng Công tác quản trị rủi ro tín dụng 2.2.3 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng 2.2.3 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng

VIETINBANK thực hiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo 3 vòng kiểm soát: vòng 1: Tại đơn vị kinh doanh; vòng 2: Tại bộ phận QTRR-TSC; vòng 3: tại bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ TSC. Phân rõ vai trò, trách nhiệm từng vòn kiểm soát trong Kiểm soát rủi ro trong hoạt động Ngân hàng.

Để quản trị rủi ro tín dụng Vietinbank đã thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức cho phù hợp với mô hình quản trị rủi ro đã lựa chọn, đồng thời đã ban hành chính sách quản trị RRTD và có điều chỉnh chính sách tín dụng từng thời kỳ nhƣ: đa dạng hóa danh mục đầu tƣ, ban hành toàn diện và thƣờng xuyên cập nhật các quy định, quy trình cấp và quản trị tín dụng nhƣ quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế, quy định cho vay tiêu dùng, quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng KH, quy trình cho vay vốn lƣu động, quy trình cho vay dự án đầu tƣ, quy trình kiểm tra giám sát khoản vay, quy trình quản trị và xử lý nợ có vấn đề, xét duyệt hạn mức tín dụng, quy định mức phán quyết tín dụng theo cấp độ,...

Bên cạnh đó VIETINBANK còn xây dựng hệ thống tính điểm xếp hạng riêng cho từng loại KH nhƣ KH là doanh nghiệp thông thƣờng, KH là doanh nghiệp vi mô, KH cá nhân; cơ cấu tổ chức bộ máy bao gồm các bộ phận độc lập: Ban hành cơ chế chính sách, Quản trị rủi ro, Quan hệ KH, Quản trị nợ có vấn đề và Kiểm tra giám sát độc lập; thực hiện phân cấp quyết định tín dụng từ HĐQT đến trƣởng phòng giao dịch; cảnh báo rủi ro từ các ngành hàng, các khu vực kinh tế, các doanh nghiệp, TSBĐ...;cung cấp thông tin và tƣ vấn cho KH để giảm thiểu rủi ro trong các giao dịch thƣơng mại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.4 Các phƣơng pháp quản trị rủi ro tín dụng đã triển khai tại VIETINBANK

2.2.4.1 Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên quy trình tín dụng

Để đảm bảo hoạt động tín dụng đƣợc an toàn, hiệu quả, hạn chế rủi ro xảy ra, VIETINBANK hƣớng dẫn chi tiết các quy trình tác nghiệp cụ thể trong quá trình cấp tín dụng.

Chi tiết vui lòng xem phụ lục 02 đính kèm.

2.2.4.2 Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng

VIETINBANK xây dựng hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm mục đích đo lƣờng RRTD của KH thông qua phƣơng pháp đánh giá KH bằng thang điểm thống nhất dựa trên chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

Đối tƣợng chấm điểm, xếp hạng: Khách hàng là tổ chức kinh tế, KH là cá nhân tiêu dùng, KH là cá nhân/hộ gia đình kinh doanh.

Mục đích chấm điểm, xếp hạng: Kết quả xếp hạng KH đƣợc sử dụng để: Hỗ trợ quyết định chính sách tín dụng; là cơ sở để xem xét quyết định cấp tín dụng; phục vụ quản trị RRTD toàn hệ thống, đánh giá, giám sát KH hiện thời, phát hiện những dấu hiệu rủi ro và có những giải pháp kịp thời; phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN (khi đƣợc NHNN đồng ý).

Hiện tại, VIETINBANK thực hiện xếp hạng tín dụng theo Quyết định số 3729/QĐ- NHCT35 ngày 22/12/2011 dành cho Khách hàng cá nhân, hộ gia đình và Quyết định số 3730/QĐ-NHCT35 ngày 22/12/2011 dành cho Khách hàng doanh nghiệp.

Bảng mô tả đặc điểm hạng của KH vui lòng xem phụ lục 02 đính kèm. Ví dụ xếp hạng tín dụng KH cá nhân vui lòng xem phụ lục 03 đính kèm.

2.2.4.3 Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên điều kiện về bảo đảm tiền vay

Hiện nay, VIETINBANK đang thực hiện Quy định thực hiện bảo đảm cấp tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1168/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 11/11/2011.

Quy định về các loại tài sản mà VIETINBANK không đƣợc nhận làm bảo đảm: - Đối với Quyền sử dụng đất/Tài sản gắn liền với đất:

+ Quyền sử dụng đất mà trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi nhận bên bảo đảm chƣa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nƣớc.

+ Quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế đƣợc Nhà nƣớc giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc có thu tiền sử dụng đất nhƣng tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nƣớc.

+ Quyền sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm. + Quyền sử dụng đất hình thành trong tƣơng lai.

+ Tài sản có nguồn gốc từ ngân sách nhà nƣớc (đƣợc hình thành một phần/toàn bộ từ kinh phí do ngân sách nhà nƣớc cấp/hoặc tài sản của ngân sách nhà nƣớc).

- Đối với nhà ở: VIETINBANK không nhận thế chấp nhà ở đã thế chấp tại Tổ chức tín dụng khác.

- Máy móc thiết bị; phƣơng tiện vận tải; nguyên, nhiên, vật liệu; hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý: i) mua trả chậm, trả dần có thời hạn trả chậm, trả dần lớn hơn 01 năm; và ii) Hợp đồng mua trả chậm, trả dần đã đƣợc đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Tài sản thuộc quyền sở hữu của KH. Đối với quyền sử dụng đất: Vị trí của đất không nằm trong vùng quy hoạch, giải tỏa. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. Đối với nhà ở: Không bị kê biên thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, chƣa đƣợc thế chấp tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào.

- Tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu tại thời điểm ký kết Hợp đồng bảo đảm.

- Tài sản mà pháp luật không cấm giao dịch.

- Tài sản phải đƣợc bên bảo đảm mua bảo hiểm vật chất/tài sản trong suốt thời hạn bảo đảm với số tiền bảo hiểm không thấp hơn mức dƣ nợ đƣợc bảo đảm bằng tài sản đó tại VIETINBANK trong các trƣờng hợp: Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm; tài sản là phƣơng tiện vận tải; tài sản mà VIETINBANK thấy cần thiết phải mua bảo hiểm.

Xác định giá trị TSBĐ:

- Thành phần định giá: VIETINBANK phải thành lập tổ định giá khi xác định giá trị TSBĐ hoặc có thể thuê cơ quan có chức năng thẩm định giá. Thành phần tổ định giá phải có tối thiểu 2 ngƣời, trong trƣờng hợp xác định để bảo đảm cho mức cấp tín dụng từ 500 triệu trở lên thành phần phải có 01 lãnh đạo Phòng KH, bảo đảm cho mức cấp tín dụng từ 3 tỷ trở lên phải có 01 ngƣời trong Ban giám đốc.

- Phƣơng pháp xác định giá trị TSBĐ: Trong từng thời kỳ, căn cứ vào tính chất, mức độ thanh khoản của từng TSBĐ và diễn biến của nền kinh tế, Tổng giám đốc VIETINBANK quy định phƣơng pháp xác định giá trị TSBĐ đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, NHNN, an toàn và hiệu quả. Khi xác định giá trị TSBĐ, VIETINBANK phải lƣu giữ các căn cứ, tài liệu liên quan đến việc định giá trong hồ sơ cấp tín dụng.

- Các thông tin sử dụng làm căn cứ khi xác định giá trị TSBĐ: Kết quả định giá của cơ quan thẩm định giá, kết quả khảo sát của VIETINBANK, giá quy định của Nhà nuớc, giá mua bán trên thị trƣờng, giá còn lại trên sổ sách kế toán, các thông tin về giá từ cơ quan cấp

giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản/giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, từ trung tâm giao dịch, mua bán tài sản, phƣơng tiện thông tin đại chúng,…

- Mức cấp tín dụng tối đa so với giá trị TSBĐ: Mức cấp tín dụng đƣợc bảo đảm bằng tài sản tối đa 70% giá trị TSBĐ đã đƣợc xác định.

2.2.4.4 Quản trị rủi ro tín dụng thông qua phân cấp quyết định tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quyền quyết định tín dụng là giới hạn tín dụng tối đa mà cấp có thẩm quyền trong hệ thống VIETINBANK đƣợc quyền quyết định cấp tín dụng đối với một KH/nhóm KH với những điều kiện cấp tín dụng nhất định.

Quyền phán quyết tín dụng của Hội đồng tín dụng Trụ sở chính, Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị quy định.

Quyền phán quyết tín dụng của Trƣởng phòng KH Trụ sở chính, Chi nhánh do Tổng giám đốc thông báo trong từng thời kỳ trên cơ sở quyết định của Hội đồng tín dụng Trụ sở chính.

Giám đốc Chi nhánh thông báo giao mức phán quyết tín dụng cho các Phòng giao dịch thuộc chi nhánh trên cơ sở quyết định của Hội đồng tín dụng cơ sở.

2.2.4.5 Quản trị rủi ro tín dụng thông qua chính sách quản trị nợ có vấn đề

Quản trị nợ có vấn đề là toàn bộ quá trình kiểm tra, giám sát và các biện pháp xử lý đối với những khoản nợ có vấn đề, các biện pháp phòng ngừa nợ có vấn đề nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

Chính sách quản trị nợ có vấn đề của VIETINBANK bao gồm những nội dụng cơ bản sau:

- Phòng ngừa nợ có vấn đề: Những dấu hiệu cảnh báo sớm khoản nợ có thể trở thành nợ có vấn đề: các cá nhân và đơn vị liên quan đến việc quản trị khoản cấp tín dụng phải chủ động nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sớm khoản nợ có thể trở thành nợ có vấn đề: sự suy giảm của hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của KH; những thay đổi trong giao dịch với NH; những dấu hiệu bất ổn từ thị trƣờng, ảnh hƣởng trực tiếp tới tình hình sản

xuất kinh doanh của KH; dấu hiệu liên quan đến thẩm định/quản trị khoản vay không chặt chẽ, không tuân thủ quy định từ phía NH,…

- Phân loại nợ: VIETINBANK thực hiện phân loại nợ theo quy định của NHNN và hƣớng dẫn cụ thể của VIETINBANK, phù hợp với chiến lƣợc rủi ro của VIETINBANK trong từng thời kỳ.

- Quản trị nợ có vấn đề: VIETINBANK thực hiện quản trị nợ có vấn đề theo nội dung cơ bản sau: phân tích tình hình tài chính, hoạt động của KH để đƣa ra hƣớng xử lý phù hợp; xem xét hồ sơ, tình trạng TSBĐ tiền vay; hƣớng xử lý đối với khoản nợ có vấn đề; các biện pháp thực hiện để thu hồi nợ; báo cáo thƣờng xuyên về tình hình khoản nợ có vấn đề và quá trình xử lý khoản nợ có vấn đề; trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân/bộ phận tham gia trong quá trình quản trị nợ có vấn đề.

2.2.4.6 Triển khai Hiệp ƣớc Basel II và thực tiễn áp dụng tại VIETINBANK

Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành các Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 và Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Các quy định này đƣợc xây dựng dựa một phần vào các nguyên tắc, hƣớng dẫn của Basel II là điều kiện để ngành NH Việt Nam tiếp cận dần các chuẩn mực hoạt động NH theo thông lệ quốc tế.

Theo quy định, các NHTM có thể áp dụng phƣơng pháp phân loại nợ theo phƣơng pháp định lƣợng nhƣ tại Điều 6 Quyết định 493 và đến tháng 5/2008 là thời hạn cuối để áp dụng việc phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính khi mà NHTM xây dựng đƣợc hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và có chính sách dự phòng rủi ro đƣợc NHNN chấp thuận. Tuy

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 41)