Giai đoạn phản ứng

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT – QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ – XỬ LÝ PHẾ PHẨM (Trang 31)

− Huyền phù từ hai bồn M1, M2 sẽ được bơm vào bồn phản ứng R5 (hoặc R4 khi đang vệ sinh R5, khi cần sẽ tăng năng suất hoặc bơm bị yếu sẽ sử dụng cả hai).

− Song song dòng xút cũng sẽ cấp cho bình phản ứng. Xút ở đây là dòng hỗn hợp sau gia nhiệt của xút ban đầu (nồng độ khoảng 320g/l) với dung dịch 2 sau cô đặc.

Cả hai dòng nguyên liệu được pha trộn với tỉ lệ:

NHOM KIEM Ac =

− Đề phòng trường hợp các tác chất không được cấp đủ nhiệt dẫn đến phản ứng kém, có một dòng hơi bão hòa cấp trực tiếp cho các bình thơi = 145 ÷ 151oC. Ở nhiệt độ này Al2O3 tách ra khỏi quặng Bauxite tạo thành dung dịch aluminat theo phản ứng sau:

Al2O3 + 2NaOH = 2NaAlO3 + H2O

Sắt oxit (Fe2O3), oxit titan (TiO2) không tham gia phản ứng.

− Để tăng thời gian lưu, năng suất cũng như hiệu suất: Nhà máy sử dụng 5 bình phản ứng hoạt động liên tục R1, R2, R3, R4, R5 khuấy trộn mắc nối tiếp nhau.

− Áp suất làm việc của mỗi bình giảm dần từ R5 đến R1.

− Dung dịch phản ứng sau khi bơm vào R5 hay R4 sẽ được khuấy trộn liên tục, sau đó được ép qua R3, dung dịch từ R3 sẽ được ép qua R2, dung dịch từ R2 ép qua R1.

− Trong mỗi thiết bị, hệ thống cánh khuấy sẽ khuấy trộn liên tục với tốc độ khoảng 20 vòng/phút nhằm đảo trộn đồng đều dung dịch, tăng bề mặt tiếp pha, tránh tình trạng phản ứng xảy ra cục bộ và đóng cặn dưới đáy thiết bị. Sau đó, phần đáy thiết bị quá mức chuyển hóa cao dưới tác dụng của áp suất được đẩy theo ống tháo kiệu ra ngoài.

− Dung dịch từ R1 sẽ được ép qua bồn pha loãng D.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT – QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ – XỬ LÝ PHẾ PHẨM (Trang 31)