7. Cấu trúc của luận văn
3.5.2. Thực nghiệm dạy học
3.5.2.1. Tiêu chí đánh giá
Mục đích của việc thực nghiệm là đánh giá chất lượng giáo dục sau khi ứng dụng những đề xuất vào thực tế dạy học ở trường THCS. Theo đó, chất lượng giáo dục được đánh giá trên cả hai phương diện: Định tính và định lượng.
3.5.2.2. Phương tiện đánh giá
Để tiến hành đánh giá kết quả thực nghiệm, chúng tôi sử dụng những phương tiện truyền thống, kết hợp với biện pháp thống kê để kiểm định kết quả thực nghiệm. Theo đó, phương tiện được sử dụng khi đánh giá gồm:
(1) Phiếu điều tra: Đây là phương tiện được sử dụng khi thu thập thông tin. Đối tượng tiếp nhận phương tiện này là GV và HS.
(2) Dự giờ, ghi chép, quan sát các biểu hiện của cả GV và HS trong thực tế dạy học. Khi thực nghiệm, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới thái độ, những biểu hiện của HS trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học.
(3) Đánh giá kết quả bài viết của HS các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm trên cơ sở phương pháp thông kê toán học.
(4) Thu thập các thông tin, phân tích số liệu để đánh giá tính khả thi.
3.5.2.3. Kết quả thực nghiệm dạy học
a, Đối với bài: Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng * Tại lớp đối chứng
Lớp Sĩ số Hiểu bài Không hiểu bài
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
8B 32 19 59,3 13 40,7
8C 30 17 56,6 13 43,3
Tổng 62 36 58,1 26 41,9
* Tại lớp thực nghiệm
Lớp Sĩ số Hiểu bài Không hiểu bài
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
8A 31 29 93,5 02 6,5
8B 30 25 83,3 05 16,7
Tổng 61 54 88,5 07 11,5
b, Đối với bài: Thuyết minh về một thể loại văn học * Tại lớp đối chứng
Lớp Sĩ số Hiểu bài Không hiểu bài
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
8C 30 16 53,3 14 46,7
8D 29 14 48,2 15 51,8
* Tại lớp thực nghiệm
Lớp Sĩ số Hiểu bài Không hiểu bài
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
8A 31 26 83,8 05 16,1
8B 30 24 80,0 06 20,0
Tổng 61 50 81,9 11 18,1
c, Đối với bài: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) * Tại lớp đối chứng
Lớp Sĩ số Hiểu bài Không hiểu bài
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
8A 31 20 64,5 11 35,5
8C 30 21 70,0 09 30,0
Tổng 61 41 67,2 20 32,8
* Tại lớp thực nghiệm
Lớp Sĩ số Hiểu bài Không hiểu bài
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
8B 30 27 90,0 03 10,0
8D 29 25 86,2 04 13,8
Tổng 59 52 88,1 07 11,9
d, Đối với bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh * Tại lớp đối chứng
Lớp Sĩ số Hiểu bài Không hiểu bài
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
8A 31 19 61,2 12 38,8
8C 30 20 66,6 10 33,4
* Tại lớp thực nghiệm
Lớp Sĩ số Hiểu bài Không hiểu bài
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
8B 30 27 90,0 3 10,0
8D 29 24 82,7 5 17,3
Tổng 59 51 86,3 8 13,7
Từ những kết quả thu được, chúng tôi thấy rằng: Những phương pháp và hình thức dạy học mà chúng tôi đề xuất trong luận văn đã thu được những kết quả khá khả quan ban đầu và có thể áp dụng rộng rãi với đối tượng HS THCS.
KẾT LUẬN
1. Kiểu văn bản thuyết minh có những đặc trưng riêng về nội dung và hình thức. Về nội dung, văn bản thuyết minh có tính tri thức, tính khách quan và tính thực dụng. Về hình thức, văn bản thuyết minh đòi hỏi những yêu cầu riêng về ngôn ngữ, kết cấu và phương pháp thuyết minh. Trong phần Làm văn THCS, dạy học làm văn Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận, Thuyết minh, Hành chính công vụ có thời lượng khác nhau. Trừ dạy học làm văn Miêu tả, Biểu cảm chỉ được học trong khối 6, 7, còn lại dạy làm văn Tự sự, Nghị luận, Hành chính công vụ được dạy ở cả 2 vòng lớp 6, 7 và lớp 8, 9. Riêng dạy làm văn Thuyết minh học ở vòng 2 (khối 8, 9). Đây là kiểu văn bản mới và khó đối với học sinh THCS.
2. Nghiên cứu đề tài Dạy học làm văn Thuyết minh trong chương trình Ngữ văn THCS, trước hết chúng tôi tập trung tìm hiểu đặc trưng, ý nghĩa của kiểu văn bản thuyết minh trong đời sống và thực trạng của việc dạy học làm văn thuyết minh ở trường THCS. Đồng thời, trên cơ sở tìm hiểu những tri thức và kĩ năng làm văn thuyết minh cần hình thành và rèn luyện cho học sinh THCS, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số phương pháp, biện pháp dạy học những kiểu bài làm văn thuyết minh cụ thể trong chương trình THCS như thuyết minh về một phương pháp, thuyết minh về danh lam thắng cảnh/di tích lịch sử, thuyết minh về đồ dùng, thuyết minh về một thể loại văn học. Cũng trong luận văn này, chúng tôi trình bày bốn giáo án dạy học làm văn thuyết minh có tính chất thể nghiệm theo những định hướng phương pháp mà chúng tôi đã đề xuất.
Hy vọng, với những kết quả đã đạt được, luận văn có thể phần nào giúp việc tiếp cận và thực hành dạy - học làm văn thuyết minh của GV và HS ở trường THCS trở nên thiết thực và hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A (chủ biên) (2007), Dạy học Ngữ văn 8 theo hướng tích hợp, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
2. Huỳnh Thị Thu Ba (2006), Kiến thức - Kỹ năng cơ bản Tập làm văn THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Diệp Quang Ban (2005), Văn bản và liên kết trong Tiếng Việt, (Tái bản lần thứ 2 có sửa chửa bổ sung), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2002), Phân phối chương trình THCS Môn Ngữ văn, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Phan Mậu Cảnh (2002), Ngôn ngữ học văn bản, Tủ sách trường đại học Vinh, Vinh.
7. Nguyễn Viết Chữ (2005), Phương pháp giảng dạy tác phẩm văn chương (Theo thể loại), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
8. Nguyễn Gia Cầu (2007), “Dạy học phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh”, Giáo dục (156).
9. Trần Đình Chung (2009), Dạy học văn bản Ngữ văn trung học sơ sở theo đặc trưng phương thức biểu đạt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Nguyễn Kim Dung - Đỗ Kim Hảo… (2006), Bồi dưỡng Ngữ văn 8, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Kim Dung, Đỗ Kim Hảo (2006), Bồi dưỡng Ngữ văn 9, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Phan Huy Dũng (2009), Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, một góc nhìn, một cách đọc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Trần Thanh Đạm (1980), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Phạm Văn Đồng (1994), “Phương pháp dạy học phát huy tích cực một phương pháp vô cùng quý báu”, Nghiên cứu giáo dục (12).
15. Hà Minh Đức (2001), Lý luận văn hoc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (1999),
Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
17. Đỗ Kim Hồi (1996), Nghĩ từ công việc dạy văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Nguyễn Thuý Hồng, Nguyễn Quang Ninh (chủ biên) (2008), Một số
vấn đề đổi mới PPDH môn Ngữ văn THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19. Hoàng Ngọc Hiến (chủ biên) (1999), Văn học và học văn, Nxb văn học,
Hà Nội.
20. Nguyễn Thanh Hùng (chủ biên) (2006), “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn”, Nghiên cứu Giáo dục (6).
21. Nguyễn Thanh Hùng (chủ biên) (2008), Đọc - hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học Sư phạm.
23. Trần Bá Hoành (2007), “Những vấn đề cơ bản về dạy học tích cực”,
Thế giới trong ta (4).
24. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) (2001), Phương pháp dạy học văn, Nxb Giáo dục.
25. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
26. Phan Trọng Luận (1997), Phân tích tác phẩm học văn trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
27. Phan Trọng Luận (chủ biên) (1987), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
28. Phan Trọng Luận (1997), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
29. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
30. Đoàn Thị Kim Nhung (2010), Bồi dưỡng Ngữ văn 9, Tập 1, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
31. Hoàng Phê (chủ biên) (1995), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
32. Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên) (2004), Ngữ văn 8, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
33. Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên) (2004), Ngữ văn 8, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
34. Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên) (2004), Ngữ văn 8, tập 1, Sách giáo viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
35. Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên) (2004), Ngữ văn 8, tập 2, Sách giáo viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
36. Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên) (2005) Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
37. Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên) (2005), Ngữ văn 9, tập1, Sách giáo viên, Nxb Giáo dục Hà Nội
38. Bảo Quyến (2003), Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận, Nxb Giáo dục.
39. Vũ Dương Quỹ (2006), Ngữ văn 9 từ tiếp nhận đến thực hành, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
40. Vũ Tiến Quỳnh (2005), Những bài văn tiêu biểu:Thuyết minh, văn bản nhật dụng, Nxb Tổng hợp Đồng Nai.
41. Nguyễn Thị Lệ Quyên (2008), Dạy học Làm văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại học Vinh.
42. Lê Lương Tâm (2007), Bồi dưỡng Làm văn hay lớp 9, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
43. Nguyễn Trí (2006), Dạy học Tập làm văn THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 44. Trần Thị Thành (2010), Rèn kỹ năng làm văn thuyết minh, Nxb Giáo
dục Việt Nam.
45. Đỗ Ngọc Thống (2002), Đổi mới việc dạy học môn Ngữ văn ở THCS, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
46. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) (2011), Bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn Trung học cơ sở, Quyển 2, Nxb Giáo dục Việt Nam.
47. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) (2007), Làm văn, Nxb Đại học Sư phạm. 48. Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Đinh Thái Dương (chủ biên) (2001),
Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
49. Thái Quang Vinh (2009), Bồi dưỡng học sinh năng khiếu lớp 8, Nxb Hải Phòng.
50. Cao Bích Xuân (2006), Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 8, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
51. Nguyễn Quốc Siêu (2005), Kỹ năng làm văn nghị luận phổ thông (tái bản lần thứ 4), Nxb Giáo dục.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
CÁC TIẾT DẠY LÀM VĂN THUYẾT MINH
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Lớp 8:
Tuần Tên bài Sốtiết
11 12 13 14 16 17 21 22 23 24 25 26
Tìm hiểu chung về văn thuyết minh Phương pháp thuyết minh
Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng
Viết bài làm văn số 3 về văn thuyết minh Thuyết minh về một thể loại văn học Trả bài làm văn số 3
Viết đoạn văn trong bài văn thuyết minh Thuyết minh về một phương pháp Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh Ôn tập về văn bản thuyết minh
Viết bài văn số 5 về văn thuyết minh Chương trình địa phương: Văn thuyết minh Trả bài văn số 5: Văn thuyết minh
1 1 1 1 2 1 1 1 1 1 1 2 1 1 Lớp 9:
Tuần Tên bài S/ tiết
1 2 3
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong VBTM Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Viết bài văn số 1
1 1 1 1 2 PHỤ LỤC 2
PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DẠY HỌC LÀM VĂN THUYẾT MINH Ở TRƯỜNG THCS
Khoanh tròn vào câu trả lời mà em lựa chọn:
Câu 1: Trong phân môn Làm văn, em thích kiểu bài nào nhất?
A. Văn miêu tả, tự sự B. Văn biểu cảm
C.Văn nghị luận D.Văn thuyết minh
Câu 2: Tâm trạng của em như thế nào sau một giờ học Làm văn thuyết minh? A. Nhàm chán, tẻ nhạt. B. Bình thường
C.Thích D. Rất thích
Câu 3: Theo em, học Làm văn thuyết minh có tác dụng như thế nào? A. Chưa thấy có tác dụng
B. Giúp em phân biệt được văn bản thuyết minh với các loại văn bản khác
C. Giúp em biết viết văn thuyết minh D. Giúp em viết văn thuyết minh tốt hơn.
Câu 4: Em có đọc những tài liệu tham khảo về Làm văn thuyết minh không?
A. Không bao giờ B. Thỉnh thoảng
C. Thường xuyên D. Đọc rất nhiều.
Câu 5: Em thấy cách dạy giờ Làm văn thuyết minh của GV như thế nào? A. Buồn tẻ, nhàm chán. B. Khó hiểu, chưa thu hút.
C. Bình thường D. Hấp dẫn, dễ hiểu
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP SAU CÁC TIẾT DẠY TẠI LỚP THỂ NGHIỆM VÀ LỚP ĐỐI CHỨNG
1. Bài: Tìm hiểu chung về văn thuyết minh”
Câu 1: Em thấy cách dạy của GV trong tiết học này như thế nào? A. Dễ hiểu
B. Bình thường C. Khó hiểu
Câu 2: Sau khi học xong, em thấy mình có hiểu bài hay không? A. Nắm vững nội dung bài học
B. Tương đối hiểu bài C. Không hiểu bài
Câu 3: Thế nào là văn bản thuyết minh?
A. Là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống hàng ngày.Cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, cấu tạo, cách dùng cùng lí do phát sinh, qui luật phát triển, biến hoá,… của các sự vật, sự việc, hiện tượng.
B. Giúp cho người tiếp nhận văn bản hiểu rõ đối tượng và biết cách sử dụng chúng vào trong những mục đích có ích cho con người.
C. Cả 2 ý trên.
2. Bài: Thuyết minh một thể loại văn học”
Câu 1: Em thấy cách dạy của GV trong tiết học này như thế nào? A. Dễ hiểu
B. Bình thường C. Khó hiểu
Câu 2: Sau khi học xong, em thấy mình có hiểu bài hay không? A. Nắm vững nội dung bài học
B. Tương đối hiểu bài C. Không hiểu bài
Câu 3: Kiến thức cần có để làm bài văn thuyết minh về thể loại văn học? A. Nắm chắc các phương pháp thuyết minh và yêu cầu của mỗi phần trong bài văn.
B. Nắm chắc các đặc điểm cơ bản của mỗi thể loại văn học. C. Cả A và B.
Câu 4: Em có tự tin khi làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học không?
A.Có B. Không
C. Tùy từng thể loại
3. Bài “Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh”
Câu 1: Em thấy cách dạy của GV trong tiết học này như thế nào? A. Dễ hiểu
B. Bình thường C. Khó hiểu
Câu 2: Sau khi học xong, em thấy mình có hiểu bài hay không? A. Nắm vững nội dung bài học
B. Tương đối hiểu bài C. Không hiểu bài
Câu 3: Kỹ năng cần có khi viết đoạn văn thuyết minh?
A. Nắm chắc yêu cầu của một đoạn văn nói chung và đoạn văn thuyết minh nói riêng.
B. Dùng ngôn ngữ phù hợp để diễn đạt.
C. Nắm chắc yêu cầu của một đoạn văn thuyết minh, dùng ngôn ngữ phù hợp để diễn đạt nhằm nêu bật những đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh.
Câu 4: Khi viết các đoạn văn trong một bài văn thuyết minh, em thường lúng túng nhất ở đoạn văn nào?
A. Đoạn văn mở bài B. Đoạn văn ở thân bài C. Đoạn văn kết bài
PHỤ LỤC 4
MỘT SỐ HÌNH ẢNH GIỜ DẠY VĂN THUYẾT MINH
1. Hình ảnh giờ dạy Tiết 54: Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng
(Ngữ Văn 8 - học kỳ 1) tại lớp 8B trường THCS Diễn Đoài
2. Hình ảnh giờ dạy Tiết 80: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
(Ngữ Văn 8 - học kỳ 2) tại lớp 8A trường THCS Phùng Chí Kiên
PHỤ LỤC 5
MỘT SỐ BÀI VĂN THUYẾT MINH TỐT CỦA HỌC SINH
Đề: Giới thiệu về quyển SGK Ngữ văn 8, tập 1
Mỗi ngày đến trường, em đều mang theo những quyển sách giáo khoa trong cặp. Một trong những quyển sách giáo khoa mà em thích nhất - Sách Ngữ văn 8, tập 1.
Quyển sách Ngữ văn 8 tập 1 có những đặc điểm nổi bật. Sách dày gần