Hướng dẫn học sinh cách tìm ý, lập dàn ý của bài văn thuyết minh

Một phần của tài liệu Dạy học làm văn thuyết minh trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở (Trang 55)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Hướng dẫn học sinh cách tìm ý, lập dàn ý của bài văn thuyết minh

2.3.2.1.Hướng dẫn học sinh cách tìm ý cho bài văn thuyết minh

Tìm ý cho bài văn thuyết minh là tìm tri thức về đối tượng được trình bày trong bài viết. Tìm ý là bước rất quan trọng, là yếu tố cơ bản đảm bảo thành công của bài bởi muốn giới thiệu chính xác, đầy đủ, khách quan về đối tượng thì cần có tri thức về đối tượng đó. Tri thức được tích lũy nhờ quan sát, tìm tòi qua tài liệu, học hỏi ở người khác.

Tìm ý cho bài thuyết minh bằng cách trực tiếp quan sát đối tượng để có ấn tượng, cảm xúc về đối tượng đó hoặc đọc tài liệu về đối tượng. Tìm ý cho bài thuyết minh còn bằng cách đặt câu hỏi. Ở mỗi dạng bài thuyết minh khác nhau sẽ có những câu hỏi khác nhau.

Chẳng hạn, đề thuyết minh về một đồ dùng, câu hỏi tìm ý thường là:

? Đối tượng có những đặc điểm gì? ? Nguồn gốc, đặc điểm của đối tượng? ? Cách sử dụng và bảo quản như thế nào? ? Đối tượng có công dụng như thế nào?

Nếu đề thuyết minh về một thể loại văn học, các câu hỏi tìm ý thường là:

? Thể loại đó có những đặc điểm nào? ? Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu?

? Vai trò, ý nghĩa của thể loại này trong nền văn học?

? Gia đình, dòng họ của tác giả ? ? Thời đại tác giả sống có gì đặc biệt? ? Bản thân tác giả có những đặc điểm gì? ? Sự nghiệp của tác giả như thế nào?

2.3.2.2. Hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý cho bài văn thuyết minh

Lập dàn ý có vai trò rất quan trọng khi viết văn. Lập dàn ý giúp học sinh nhìn được bao quát các nội dung chủ yếu của bài, tránh được tình trạng thiếu thừa ý, sắp xếp ý lộn xộn. Dàn ý còn giúp học sinh phân chia thời gian hợp lý, chủ động, tránh tình trạng bài làm mất cân đối.

Khi lập dàn ý, giáo viên cần giúp học sinh có thói quen sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý. Trong mỗi ý, cần sắp xếp ý lớn, ý nhỏ theo tầng bậc cụ thể.

Ví dụ 1:

Đề: Thuyết minh về cái phích nước trong đời sống con người. Mở bài: - Giới thiệu đối tượng: cái phích nước.

- Phạm vi thuyết minh: Trong đời sống con người.

Thân bài:

1. Nguồn gốc: Thời gian phát minh, người phát minh. 2. Các loại phích, đặc điểm cấu tạo của các loại phích. Phích thủy tinh.

Phích kim loại.

4. Công dụng của đối tượng 5. Cách sử dụng và bảo quản

Kết bài: Vai trò của phích nước đối với hiện tại và tương lai.

Ví dụ 2: Đề: Thuyết minh về Đền Cuông

Thân bài: Vị trí địa lý của Đên Cuông

Lịch sử của Đền Cuông: có từ khi nào, lý do được xây dựng Nhân vật lịch sử được thờ cúng, sự kiện lịch sử liên quan đến danh thắng Quá trình trùng tu, tôn tạo...

- Kiến trúc độc đáo của danh thắng.

Kết bài: Nêu giá trị của danh thắng trong đời sống văn hóa, tinh thần của địa phương nói riêng, nhân dân nói chung và danh thắng trong sự phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu Dạy học làm văn thuyết minh trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w