7. Cấu trúc của luận văn
2.1. Những tri thức và kỹ năng làm văn thuyết minh cần hình thành và rèn luyện cho học
thành và rèn luyện cho học sinh THCS
2.1.1. Những tri thức làm văn thuyết minh cần hình thành và rèn luyện cho học sinh THCS
2.1.1.1. Tri thức về đặc trưng, cấu trúc, chức năng của văn thuyết minh
Trong chương trình Ngữ văn THCS, dạy làm văn thuyết minh, GV phải cung cấp và rèn luyện cho HS nắm được các tri thức cơ bản sau đây:
Thứ nhất, khái niệm văn bản thuyết minh.
Thứ hai, đặc trưng cấu trúc, chức năng của văn bản thuyết minh.
Theo đó, khi dạy phần làm văn thuyết mình trong chương trình Ngữ văn THCS, GV phải giúp HS hiểu được khái niệm về văn thuyết minh, cụ thể
“Thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích”. Trong định nghĩa này, GV hướng dẫn để giúp HS nắm vững ba ý sau: - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Hàng ngày, ta bắt gặp loại văn bản này ở mọi lúc, mọi nơi. Chẳng hạn, đi du lịch, ta được phát một bản giới thiệu về cảnh quan, lịch sử danh thắng mà ta đến thăm. Mua một vật dụng, ta có tờ giới thiệu và hướng dẫn sử dụng sản phẩm đó....
- Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên xã hội. Như vậy, đối tượng của văn thuyết minh hướng tới rất phong phú, đa dạng: Các hiện tượng tự
nhiên, các hiện tượng xã hội, các vật dụng trong đời sống, văn học nghệ thuật. Mục đích chính của văn bản thuyết minh là tri thức cung cấp phải khách quan, xác thực và hữu ích với con người. Người viết không được vì tình cảm các nhân mà hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng ra những điều không có ở đối tượng.
- Phương thức mà văn bản thuyết minh sử dụng để đạt được mục đích trên là trình bày, giải thích. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản giữa văn thuyết minh với các loại văn bản khác. Văn bản thuyết minh không xây dựng diễn biến sự việc như kể chuyện mà trình bày nguyên lý, cách thức, quy luật của đối tượng. Thuyết minh dùng giải thích nhưng là giải thích bằng tri thức khoa học. Còn giải thích trong văn nghị luận là dùng dẫn chứng lý lẽ làm sáng tỏ vấn đề.
2.1.1.2. Tri thức về các phương pháp thuyết minh
Văn bản thuyết minh nhằm mục đích giúp người đọc hiểu về đặc trưng, tính chất của sự vật hiện tượng.Thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học nên bài thuyết minh yêu cầu cao về tính chính xác, chặt chẽ. Vì vậy, khi tạo lập văn bản thuyết minh, người viết thường sử dụng các phương pháp thuyết minh. Có sáu phương pháp thuyết minh học sinh được học ở làm văn THCS là: phương pháp nêu định nghĩa, giải thích, phương pháp liệt kê, phương pháp nêu ví dụ, phương pháp dùng số liệu, phương pháp so sánh, phương pháp phân loại, phân tích.
Phương pháp nêu định nghĩa là phương pháp chỉ ra bản chất của đối tượng thuyết minh bằng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, ngắn gọn. Phương pháp liệt kê là phương pháp thuyết minh bằng cách lần lượt chỉ ra các đặc điểm, tính chất của đối tượng theo một trình tự nào đó. Phương pháp nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh sự vật bằng cách nêu dẫn chứng thực tế tạo ấn tượng cho người đọc. Phương pháp so sánh là cách đối chiếu hai hoặc hơn hai đối tượng cùng loại để làm nổi bật bản chất của đối tượng cần được thuyết
minh, để người đọc hình dung rõ hơn đối tượng. Phương pháp nêu số liệu là phương pháp đưa ra con số cụ thể để thuyết minh về đối tượng nhằm tăng thêm tính chính xác, khách quan. Phương pháp phân loại, phân tích là phương pháp chia đối tượng ra từng loại, từng mặt để thuyết minh.
Đây là những khái niệm lần đầu tiên học sinh làm quen nên giáo viên phải phân tích ví dụ để HS rút ra được đặc điểm của từng phương pháp, tránh nhầm lẫn. Hơn nữa, học sinh phải hiểu được trong một bài văn thuyết minh phải dùng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục.
2.1.1.3. Tri thức về đề văn thuyết minh, bố cục của bài văn thuyết minh
Đề văn thuyết minh phong phú đa dạng. Về hình thức, có đề dùng mệnh lệnh “giới thiệu”, có đề dùng mệnh lệnh “thuyết minh”, cũng có đề chỉ nêu đối tượng thuyết minh nhưng tất cả đều phải có đối tượng thuyết minh. Về phạm vi, đề thuyết minh đề cập tới bất kỳ mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Cách diễn đạt của đề văn thuyết minh ngắn gọn.
Bố cục của bài văn thuyết minh cũng như bố cục 3 phần của các kiểu bài khác nhưng trong mỗi phần lại có yêu cầu riêng. Phần Mở bài phải giới thiệu được đối tượng thuyết minh, giới hạn phạm vi thuyết minh nếu cần thiết. Thân bài gồm nhiều đoạn văn nối tiếp nhau, mỗi đoạn trình bày một mặt của đối tượng như: cấu tạo, đặc điểm, lợi ích. Phần kết bài bày tỏ thái độ với đối tượng, nhận xét về tương lai của đối tượng đó. Tuy vậy, giáo viên phải lưu ý cho học sinh rằng đây là yêu cầu chung về bố cục của bài văn thuyết minh, nhưng ở mỗi dạng khác nhau lại có thể theo một kết cấu khác nhau.
2.1.2. Những kỹ năng làm văn thuyết minh cần rèn luyện cho học sinh THCS
2.1.2.1. Kỹ năng tìm ý cho bài văn thuyết minh
Để hình thành và rèn luyện kỹ năng này, giáo viên cần giúp học sinh thấy được vai trò của quan sát, sưu tầm tài liệu về đối tượng thuyết minh.
Chẳng hạn, giới thiệu về Quảng trường Hồ Chí Minh, ta có thể đến tận nơi để quan sát, cảm nhận và sưu tầm thêm tài liệu đáng tin cậy thì bài viết mới có sức thuyết phục được.
2.1.2.2. Kỹ năng lập dàn ý
Dàn ý là nội dung sơ lược của bài văn, có vai trò rất quan trọng. HS có kỹ năng lập dàn ý sơ lược và dàn ý chi tiết để linh động tùy từng trường hợp.
a) Dàn ý sơ lược
Xây dựng dàn ý sơ lược là sắp xếp các ý chính tìm được theo một trình tự nhất định. Thông thường dàn ý sơ lược được trình bày như sau:
Mở bài: Ghi cô đọng đối tượng thuyết minh
Thân bài: Ý lớn thứ 1 Ý lớn thứ 2 Ý lớn thứ 3
Kết bài: Khẳng định lại đối tượng thuyết minh
b) Dàn ý chi tiết
Trên cơ sở dàn ý sơ lược, học sinh tiếp tục biết phát triển thành các ý nhỏ, cụ thể theo tầng bậc hoặc theo trật tự trên dưới hoặc theo thứ tự trước sau… Có thể diễn đạt nội dung dàn ý chi tiết bằng hệ thống câu hỏi hoặc theo kiểu câu tường thuật hoặc chỉ bằng những cụm từ cô đọng nhất.
2.1.2.3. Kỹ năng sử dụng các phương pháp thuyết minh
Sau khi học sinh nắm được các phương pháp thuyết minh, giáo viên rèn cho học sinh cách vận dụng các phương pháp thuyết minh trong bài. Thông thường phương pháp nêu định nghĩa hay được sử dụng trong mở bài và được viết dưới dạng câu có cấu tạo A là B.
Ví dụ: + Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam [32, 113].
+ Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm [32, 117].
Phương pháp phân tích, phân loại được sử dụng để tách đối tượng thuyết minh thành từng phương diện để thuyết minh, được sử dụng ở thân bài của bài văn thuyết minh. Ví dụ: thuyết minh về một loài cây học sinh phải tách ra được các phương diện để thuyết minh như đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc…
Phương pháp so sánh hay nêu ví dụ vận dụng khi cần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh, thường sử dụng ở thân bài…
2.1.2.4. Kỹ năng viết các đoạn của bài văn thuyết minh a) Kỹ năng viết đoạn văn mở bài
Yêu cầu cơ bản trong việc viết mở bài là phải nêu được đối tượng thuyết minh. Có thể nêu đối tượng trực tiếp hoặc dẫn dắt bằng một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn… có liên quan đến đối tượng thuyết minh.
b) Kỹ năng viết đoạn văn ở thân bài
Thân bài của văn thuyết minh được bố cục thành nhiều đoạn. Mỗi đoạn thuyết minh một đặc điểm của đối tượng. Sau mỗi đoạn phải xuống dòng và chú ý liên kết giữa các đoạn.
Ví dụ: Thuyết minh về Rau lang, nhà văn Tạ Duy Anh đã tách thành các ý như đặc điểm, công dụng, cách chế biến tạo thành 3 đoạn văn ở thân bài như sau:
Vùng quê tôi đất cát pha, rất hợp với cây khoai lang. Rau lang là quà tặng tuổi thơ tôi, mỗi năm không quá một hai lần. Ấy là vào lúc đang cây lang đang sung sức, xanh mướt mắt, đột nhiên có mưa rào sớm, người quê tôi gọi là móc ngọt.
Sớm hôm sau ra ruộng khoai tưởng có cả ngàn con rắn đang múa đón gió. Chính là những ngọn khoai mập mạp, bóng nhẩy lên bởi căng nhựa. Người làng gọi là ngọn chìa vôi. Ngọn nào cũng chỉ lơ thơ vài chiếc lá bé xíu. Vì thế bó lại trông như bó cành dao. Chỉ cần chạm mạnh đủ để ngọn ra gẫy
tanh tách, nhựa trắng như sữa, mà có lẽ là sữa thât, sữa rau lang. tứa ra. Khi đem bán cho người sành ăn người ta đếm từng ngọn tính tiền. Xin nhau mẹt khoai thì dễ, chứ thêm vài ngọn chìa vôi là cả một vấn đề.
Rau đem ở ruộng hoặc ở chợ về nhất quyết không được để héo hoặc bầm giập. Cứ để nguyên từng ngọn như thế đem thả cả vào chậu nước gạo đặc để rau ngậm sữa. Sau đó vớt ra, tráng qua nước sạch nước sạch rồi cho vào nước sôi già có hòa thêm nước vôi trong. Lật qua lật lại vài lượt rồi vớt ra thả vào chậu nước lạnh có pha chút muối. Trông những ngọn rau lúc này vẫn nguyên vẹn nhưng đã đủ mềm để có thể chần qua nước sôi là ăn luôn với nước mắm chanh ớt tỏi. Nhưng tuyệt nhất là để nguội rồi xào với tỏi có thêm thìa mắm tôm đồng, loại tôm cả con giã dập, ủ trong vỏ sành ít nhất 6 tháng kịp cho con tôm đỏ au, thơm và ngọt. Hồi trẻ mẹ tôi là nghệ nhân trong việc xào rau lang. Tỏi phải là tỏi ta, cay và thơm. Sau khi rau lang qua sơ chế và để nguội, bà cho mỡ vào chảo, đun thốc lửa cho mỡ nóng già mới thả rau vào. Khi đĩa rau nhẩy mỡ, thơm quay quắt, đặt vào mâm mà sợi rau còn quằn quại, vừa mềm, vừa giòn, một chất ngọt xa xôi trong cái tổng hòa hương vị đậm chất đồng quê. Khoái khẩu và hứng cảm vô cùng. Nào có khác chi một thứ lộc theo mưa xuống từ trời [44,108].
2.2. Định hướng cách dạy một số bài Làm văn thuyết minh trongchương trình Làm văn THCS chương trình Làm văn THCS
Mỗi kiểu bài thuyết minh, ngoài tuân thủ phương pháp làm bài chung còn phải chú trọng một số yêu cầu cụ thể. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi đưa ra định hướng cách dạy một số kiểu bài cụ thể như: Thuyết minh về một thứ đồ dùng, Thuyết minh về một phương pháp, Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử, Thuyết minh về một thể loại văn học.
2.2.1. Định hướng cách dạy bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
2.2.1.1. Xác định mục đích, yêu cầu
a) Về kiến thức. Thuyết minh về phương pháp (cách làm) là hướng dẫn cho người khác cách thức tạo ra một sản phẩm nào đó. Những sản phẩm đó có thể là một món ăn, một thứ đồ chơi, một loại hoa, hoặc cách cách cắt may quần áo, cách sửa chữa thứ máy móc, đồ dùng, cách làm một thí nghiệm... b) Về kĩ năng, thái độ. Rèn cho HS tính kiên trì, chịu khó, cẩn thận và thái độ nghiêm túc trong khi thực hiện một phương pháp.
2.2.1.2. Định hướng về phương pháp, biện pháp thực hiện tiết dạy a) Chuẩn bị: Đây là bước quan trọng, bởi vì kiểu bài này yêu cầu học sinh phải có sự chuẩn bị thì hiệu quả giờ dạy mới cao. Vì vậy học sinh cần chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên. Về mặt tài liệu, yêu cầu học sinh đọc kỹ hai văn bản: Cách làm đồ chơi “Em bé đá bóng bằng quả khô”; Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc ở sách giáo khoa và trả lời câu hỏi. Về mặt thực tiễn, có thể cho học sinh tự mình tìm hiểu ở nhà cách làm ra một đồ vật như cái chổi, cái nón, cái quạt…. (Chẳng hạn ở vùng Diễn Đoài địa phương tôi công tác có nghề phụ là nghề làm chổi đót, bện chổi rơm, do đó, có thể cho các em tự tìm hiểu cách/ phương pháp làm ra cây chổi đót, cách bện một cái chổi rơm). Từ đó các em có thể hình dung ra phương pháp thuyết minh một cách làm cụ thể, sinh động và hiệu quả giờ dạy/ học sẽ cao hơn. Với hoạt động chuẩn bị này, giáo viên cần chú ý kiểm tra học sinh trước khi vào tiết học, vừa để động viên những học sinh có sự chuẩn bị tốt và tạo tâm thế tốt cho giờ dạy.
b) Kiểm tra bài cũ
Có nhiều cách kiểm tra bài cũ trước khi tiến hành bài mới. Giáo viên có thể kiểm tra phần lí thuyết chung về văn thuyết minh, cũng có thể kiểm tra sự
chuẩn bị của học sinh hoặc cho HS nhắc lại cách làm một bài văn thuyết minh nói chung. Trong bài này, ta có thể yêu cầu học sinh trình bày cách viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh (bài học trước) và chuyển dẫn sang phần giới thiệu bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
c) Giới thiệu bài mới
Đây là khâu quan trọng, như một màn mở đầu tạo sự tò mò, phấn khởi và tâm thế tốt chuẩn bị cho việc tiếp thu bài mới của học sinh. Vì vậy giáo viên cần có cách vào bài phù hợp, vừa ngắn gọn nhưng vừa phải cuốn hút học sinh. GV có thể chuẩn bị trước một đồ vật như cái chổi hoặc cái nón... Cho HS quan sát và giới thiệu vào bài: Để có được một đồ vật như thế, người làm chổi (hoặc làm nón) phải tiến hành một quá trình thực hiện theo những cách thức, biện pháp nhất định. Đó chính là phương pháp (cách làm). Vậy thế nào là phương pháp (cách làm) và cách thuyết minh về một phương pháp (cách làm)? Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài học hôm nay.
c) Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài mẫu và nêu nhận xét. Đây là hoạt động giúp học sinh nhận ra vấn đề cơ bản của kiến thức tiết học. Vì vậy GV cần khéo léo hướng dẫn học sinh tìm hiểu ví dụ trong sách giáo khoa, kết hợp với sự chuẩn bị ở nhà của các em mà giáo viên đã giao nhiệm vụ, học sinh sẽ nhận ra được muốn làm một cái gì cũng phải có nguyên vật liệu, cách làm và yêu cầu thành phẩm. Ở cách làm, GV giúp HS hiểu được cái nào cần làm trước, cái nào cần làm sau để có được sản phẩm.
Giáo viên có thể chia lớp ra thành ra 4 nhóm, nhóm 1, 3 đọc văn bản, “Cách làm đồ chơi Em bé đá bóng bằng quả khô”; nhóm 2, 4 đọc văn bản “Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc”. Khi đọc mỗi văn bản, GV cần hướng HS tới câu hỏi tìm hiểu nội dung ở cuối văn bản để nắm đươc các phần của văn bản thuyết minh về phương pháp.
Sau bước này, HS hiểu được: Cả 2 văn bản đều có nguyên vật liệu, cách làm và yêu cầu sản phẩm. Ở đây, giáo viên cho HS quan sát và rút ra nhận xét: Khi thuyết minh cách làm thì thuyết minh theo trình tự nào? Cái gì làm trước, cái gì làm sau?
Sau khi học sinh đã khái quát được kiến thức cơ bản của bài học, GV chốt lại kiến thức: Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào, người viết