7. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Hướng dẫn học sinh viết bài văn thuyết minh
2.3.3.1. Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
Đề: Thuyết minh về cách làm chổi rơm
a) Cách mở bài:
- Yêu cầu nêu lý thuyết phương pháp thực hiện: Ngắn gọn, rõ ràng. - Các ý chính cần có: Giới thiệu về cái chổi rơm.
b) Cách tìm kiếm và xác lập các ý chính cần có trong thân bài
Nêu yêu cầu về lí thuyết: Nêu được đầy đủ các bước khi làm chổi; Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ, cách làm, yêu cầu sản phẩm, công dụng... Các ý chính cần có:
Mở bài: Giới thiệu về cái chổi rơm và sự gắn bó giữa cái chổi với cuộc sống con người.
Thân bài:
Ý 1: Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị:
- Rơm nếp
- Sợi lạt nhỏ và mềm, dai để bện chổi
Ý2: Các bước làm chổi:
+ Rơm được lấy xuống, dùng dao chặt bỏ phần đầu mặt của cọng rơm, sau đó rút lấy phần sợi.
+ Dùng sợi lạt nhỏ và mềm để bó những sợi rơm vàng óng thành từng lọn nhỏ. Thường thì mỗi cái chổi to dùng 5 lọn rơm, chổi nhỏ dùng 3 lọn
+ Dăm, bẩy sợi rơm được bện với nhau để thành sợi dây, rồi dùng chính sợi dây đó quấn chặt lọn rơm từ phần lạt buộc lại, được hai hay ba vòng lại ghép thêm một lọn rơm khác. Cứ thế những lọn rơm được xếp phẳng với nhau, còn các sợi rơm đem bện lại, tiếp nối nhau thành sợi dây để quấn
- Làm cán chổi: dùng một đoạn tre dài chừng hai chục cm vót nhọn hai đầu ở giữa đập dập, xoắn lại để đóng cọc vào lõi cán chổi và cũng là để chốt nút rơm cuối cùng. Đóng cọc xong, dùng dao để cắt các đoạn rơm thừa.
Ý 3: Yêu cầu thành phẩm:
Chổi bện xong, mặt rơm được phẳng phiu, mềm mại, chắc chắn. Ý 4: Cách sử dụng: Không để bị ẩm mốc, dùng xong treo lên
Kết bài: Ý nghĩa của sản phẩm
Ví dụ:
Chổi rơm là một vật dụng gần gũi, gắn bó với mỗi gia đình ở quê tôi.
Để có được cái chổi rơm, người làm phải chuẩn bị rơm, sợi lạt và cán tre nhỏ, cứng. Rơm dùng để bện chổi phải là loại rơm nếp, được thu hoạch từ vụ mùa năm trước. Rơm sau khi được tuốt hết lúa, được người làm chổi chia thành những bó nhỏ tầm khoảng một chít tay rồi đem phơi nắng. Vài hôm sau, khi rơm đã khô vàng, họ xếp gọn gàng trên gác bếp để qua Tết mang ra bện chổi.
Trước hết, và khâu quan trọng nhất là làm thân chổi. Rơm được lấy xuống, vẫn theo từng bó, người làm chổi kê lên thớt và dùng dao chặt bỏ phần đầu mặt của cọng rơm, sau đó rút lấy phần sợi. Sợi lạt nhỏ được ngâm
trong chậu nước mấy tiếng cho mềm, dai. Họ dùng sợi lạt đó để bó những sợi rơm vàng óng thành từng lọn nhỏ. Thường thì mỗi cái chổi to dùng 5 lọn rơm, chổi nhỏ dùng 3 lọn. Dăm, bẩy sợi rơm được bện với nhau để thành sợi dây, rồi dùng chính sợi dây đó quấn chặt lọn rơm từ phần lạt buộc lại, được hai hay ba vòng lại ghép thêm một lọn rơm khác. Cứ thế những lọn rơm được xếp phẳng với nhau, còn các sợi rơm đem bện lại, tiếp nối nhau thành sợi dây để quấn cán chổi.
Khi chổi đã được quấn khoảng hơn gang tay, lúc đó chuyển sang công đoạn chốt cán. Các sợi rơm được tết lại với nhau rất tài tình theo từng lớp nhỏ dần cho đến khi toàn bộ lõi rơm đã được khóa hết. Lúc đó người làm chổi dùng một đoạn tre dài chừng hai chục cm vót nhọn hai đầu ở giữa đập dập, xoắn lại để đóng cọc vào lõi cán chổi và cũng là để chốt nút rơm cuối cùng. Đóng cọc xong, họ dùng dao để cắt các đoạn rơm thừa sau khi được khóa tạo thành các con mắt nhỏ xếp vòng quanh cuống chổi, trông cứ như là một quả na nhỏ màu vàng, thế là một cái chổi đã hoàn thành.Chổi bện xong, để mặt rơm được phẳng phiu, mềm mại người làm chổi chải hết những hạt thóc còn bám vào rơm, sau đó mới đem dùng.
Cứ mỗi năm, ông, bà tôi thường làm hơn chục cái chổi, vừa để dùng, vừa để làm quà biếu họ hàng, người thân, dùng hết sang năm lại làm. Ngày nay, nhà nông có máy tuốt lúa ngay tại cánh đồng. Gặt xong một loáng là thóc đã được đóng vào bao mang về, còn phần rơm, rạ để lại hết ngoài ruộng, vài hôm thấy khô khô là châm lửa đốt. Khói um từ làng quê lên đến thành phố, do đó không còn rơm nếp mà bện chổi nữa.
Lâu lâu không nhìn thấy cái chổi rơm, chợt nhớ lại những ngày xưa bện chổi (Bài làm của HS Bùi Thị Phương Thảo - Lớp 8B Trường THCS Diễn Đoài).
2.3.3.2. Thuyết minh về một thứ đồ dùng
a) Cách mở bài: Yêu cầu về lý thuyết: Ngắn gọn, rõ ràng
Các ý chính cần có: - Giớí thiệu về cái phích nước - Giới thiệu qua vài nét về sự gắn bó giữa cái phích nước với cuộc sống con người.
b) Cách tìm kiếm và xác lập các ý chính cần có trong thân bài
Nêu yêu cầu lí thuyết: Nêu được đầy đủ các phương diện của cái phích nước: Cấu tạo bên ngoài, bên trong. Công dụng, cách sử dụng...
Các ý chính cần có:
Ý 1: Nguồn gốc của vật dụng
Ý 2: Cấu tạo của vật dụng: Chia theo các bộ phận để thuyết minh: Cấu tạo ngoài.
Cấu tạo trong
Ý 3: Công dụng, cách bảo quản
c) Cách kết bài: Yêu cầu về lý thuyết : Ngắn gọn, rõ ràng
Các ý cần có: Khẳng định vai trò của vật dụng đó trong tương lai Nêu một vài suy nghĩ của bản thân về đối tượng
Ví dụ:
Phích nước là một đồ vật thông dụng trong mỗi gia đình Việt Nam. Phích nước (hay bình thuỷ) được phát minh bởi nhà bác hoc Duwur. Ông đã cải tiến chiếc máy dùng để đo nhiệt lượng của một vật nên được gọi là nhiệt lượng kế, vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận nên bảo quản và làm vệ sinh khó khăn trong điều kiện phòng thí nghiệm. Để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối đa giứa nhiệt độ bên trong bính và môi trường bên ngoài. Từ đó, ngừoi ta chế tạo thành loại bình có khả năng cách ly nhiệt, dùng cho giử nước nóng hay nước đá (kem).
Phích nước có cấu tạo ngoài gồm: Vỏ, quai xách, nắp, thân và đáy. Vỏ phích thương được làm bằng nhôm, nhựa hoặc
sắt tráng men in hoa hay hình chim, hình thú rất đẹp. Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Nắp phích bằng nhôm, nhựa, nút đậy ruột phích bằng gổ xốp để chống mất nhiệt do đối lưu.
Cấu tạo trong của phích rất đặc biệt. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Ngoài ra, bên thành trong của 2 lóp nầy còn được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài (tráng ở thành trong để không bị trầy lúc co xát cũng như không làm ảnh hưởng nước đựng bên trong). Vì là thủy tinh nên rất mỏng và dễ bể, chính vì vậy mà ta cần tới lớp vỏ để bảo vệ.
Phích dùng để đựng nước nóng. Phích có thể giữ nước ở nhiệt độ từ 80o đến 90o trong khoảng một ngày… Ruột phích là phần quan trọng nhất để giữ nhiệt nên khi mua phích cần lựa chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. Úp miệng phích vào tai nghe có tiếng O O là tốt. Tháo đáy phích xem núm thuỷ ngân có còn nguyên vẹn hay không.
Tuy nhiên, ruột phích truyền nhiệt kém, sự thay đổi nhiệt đột ngột như đổ nhanh nước nóng vào khi bình đang nguội lạnh, hay đổ nước lạnh vào khi bình đang nóng, đều có thể làm cho bình bị nổ. Từ đó ta nên bảo quản bằng nhiều cách. Bình mới mua về, sau khi rửa sạch, để ráo nước mới châm nước nóng vào, khi châm lần đầu hay với một bình đã lâu không sử dụng phải châm từ từ, tốt nhất là chỉ châm một ít, đậy nắp lại, vài phút sau mới châm tiếp. Sáng sáng, đổ hết nước cũ ra, tráng qua cho sạch hết cặn còn đọng lại trong lòng phích rồi mới rót nước sôi vào, đậy nắp thật chặt. Hay ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30
phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch thì chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết. Vì phích dễ đỗ vỡ nên phải để phích xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh gây nguy hiểm. Muốn phích giữ được nước sôi lâu hơn, ta không nên rót đầy, chừa một khoảng trống giữa nước sôi và nút phích để cách nhiệt vì hệ số truyện nhiệt của nước lớn hơn không khí gần 4 lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước.
Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn. Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, giảm khả năng bảo vệ bình thì cần thay vỏ mới để an toàn người sử dụng.
Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà (Bài làm của học sinh Cao Thị Thuần - Lớp 8D trường THCS Diễn Đoài).
2.3.3.3. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh/một di tích lịch sử
Đề: Thuyết minh về Đền Cuông.
a) Cách mở bài: Yêu cầu về lý thuyết: Ngắn gọn, rõ ràng
Các ý chính cần có: - Giớí thiệu về danh lam thắng cảnh - Cảm xúc chung của em
b) Cách tìm kiếm và xác lập các ý chính cần có trong thân bài
Nêu yêu cầu lí thuyết: Nêu được đầy đủ các phương diện về danh lam thắng cảnh như: vị trí địa lý, đặc điểm. Giá trị tinh thần...
Các ý chính cần có:
Ý 1: Vị trí địa lý của đền Cuông
Đền Cuông thuộc địa bàn xã Diễn An, huyện Diễn Châu, cách thành phố Vinh khoảng 30 km về phía Bắc, nằm trên núi Mộ Dạ, một ngọn núi thuộc dãy Đại Hải, cận kề quốc lộ 1A.
Gồm 3 tòa: Tòa trung điện theo kiểu chồng diêm 8 mái, các tòa khác trong đền đều có kiến trúc 4 mái, đầu đao cong vút. Các công trình đều đồ sộ, cột to, tường dày vững chắc nhưng không thô vì các chi tiết, hoa văn được đắp, chạm tinh tế, mà lại toát lên vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát.
Thượng điện đặt ban thờ Thục An Dương Vương, qua khoảng sân hẹp sang trung điện đặt ban thờ Cao Lỗ, tướng giúp vua chế tác nỏ thần.
Đền Cuông có nhiều di vật quý: trống, chiêng, tượng thờ, đồ tế khí... Nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu bằng chữ Hán trên các bức hoành phi, cột, trụ biểu nhắc nhở con cháu, muôn dân luôn nhớ ân đức Thục An Dương Vương.
Đền Cuông gắn liền với truyền thuyết Thục An Dương Vương.
Hằng năm, vào các ngày 14, 15, 16 tháng Hai âm lịch diễn ra lễ hội Đền Cuông. Đây là lễ hội lớn không chỉ của cộng đồng cư dân vùng Diễn Châu mà còn cả đối với cộng đồng cư dân cả nước để nhớ tới ân đức của Thục An Dương Vương
Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử
Ví dụ:
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ” (Ca dao)
Xứ Nghệ không chỉ nổi tiếng bởi những cảnh đẹp nên thơ, hữu tình mà còn được biết đến là vùng đất có nhiều di tích lịch sử. Một trong số các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng là Đền Cuông ở Diễn Châu, nơi gắn liền với Thục An Dương Vương – vị vua huyền thoại của lịch sử dựng nước thời xa xưa.
Đền Cuông ở một vị trí rất thuận lợi. Đền thuộc địa bàn xã Diễn An, huyện Diễn Châu, cách thành phố Vinh khoảng 30 km về phía Bắc, nằm trên núi Mộ Dạ, một ngọn núi thuộc dãy Đại Hải, cận kề quốc lộ 1A. Người đi ra
Bắc hay vào Nam đều muốn dừng chân dâng nén hương thơm, một phần do vị trí thuận lợi đó.
Đền Cuông có cấu trúc rất đặc biệt. Nhìn về tổng thể kiến trúc Đền Cuông được xây dựng theo kiểu chữ "Tam". Trải qua hàng nghìn năm, tam quan hiện nay đã chằng chịt rễ cây si leo bám, càng tạo nên nét cổ kính cho ngôi đền. Tòa trung điện theo kiểu chồng diêm 8 mái, các tòa khác trong đền đều có kiến trúc 4 mái, đầu đao cong vút. Các công trình đều đồ sộ, cột to, tường dày vững chắc nhưng không thô vì các chi tiết, hoa văn được đắp, chạm tinh tế, mà lại toát lên vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát. Thượng điện đặt ban thờ Thục An Dương Vương, qua khoảng sân hẹp sang trung điện đặt ban thờ Cao Lỗ, tướng giúp vua chế tác nỏ thần. Đền Cuông có nhiều di vật quý: trống, chiêng, tượng thờ, đồ tế khí... Nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu bằng chữ Hán trên các bức hoành phi, cột, trụ biểu nhắc nhở con cháu, muôn dân luôn nhớ ân đức Thục An Dương Vương.
Đền Cuông gắn với sự kiện bi hùng trong lịch sử - nơi cha con Thục An Dương Vương trên đường chạy giặc gặp bước đường cùng đã được Rùa Vàng hiển linh rẽ sóng mở đường cho vua cha về với biển. Tục truyền ở trên núi này có hơn 50 tướng sĩ của vua Thục trong bước đường cùng đã tuẫn tiết ở đây. Theo truyền thuyết, sau khi chém Mỵ Châu, An Dương Vương phi ngựa lên đỉnh núi Mộ Dạ. Từ trên đó, Ngài đã cởi mũ, cởi cờ, cởi áo bào, tháo kiếm và yên ngựa rồi tung ra bốn phía. Kỳ lạ thay, tất cả các thứ đó biến thành 5 ngọn núi có hình giống như cái mũ, cái kiếm, chiếc vành khăn… châu tuần quanh núi Mộ Dạ. Không những thế, Ngài còn dẫm mạnh chân xuống một tảng trên đỉnh núi và để lại một vết chân rồi mới gieo mình xuống biển tự vẫn. Nơi ấy một thời gian sau nổi lên phiến đá có hình bàn cờ tướng và dân đi biển thi thoảng vẫn thấy hình bóng An Dương Vương cùng thần Kim Quy ngồi đánh cờ trên đó...
Hằng năm, vào các ngày 14, 15,16 tháng Hai âm lịch diễn ra lễ hội Đền Cuông. Đây là lễ hội lớn không chỉ của cộng đồng cư dân vùng Diễn Châu mà còn cả đối với cộng đồng cư dân cả nước để nhớ tới ân đức của Thục An Dương Vương. Vào dịp lễ hội, khách thập phương ở mọi miền đất nước tụ hội về đây. Những người con Diễn Châu xa quê cũng cố gắng thu xếp để về thăm quê vào đúng dịp này. Theo lễ tục, chiều ngày 14 tháng Hai là Lễ yết cáo để tạ ơn Thục An Dương Vương và trời đất; đêm ngày 14 là Lễ yến vị diễn ra mang đậm màu sắc tâm linh đồng thời phản ánh rõ nét văn hóa ẩm thực của cả vùng; sáng ngày 15 diễn ra hoạt động khá quan trọng của lễ hội Đền Cuông, đó là phần rước kiệu từ đình Xuân Ái (Diễn An), nhà thờ họ Cao (Diễn Thọ) ra Đền Cuông, lễ rước thường diễn ra rất sôi động, thu hút sự chú ý của mọi người; chiều 15 tháng Hai là phần Lễ tạ…Sau phần lễ tục là phần hội, phần này diễn ra từ ngày 15 đến hết ngày 16 tháng Hai âm lịch. Ở lễ hội Đền Cuông, có nhiều hoạt động văn hóa dân gian như: chọi gà, cờ người, vật, đánh đu... cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như hát chầu văn, thi nét đẹp Đền Cuông, bóng bàn, kéo co, chọi gà, leo núi...
Đến với lễ hội Đền Cuông không chỉ là dịp cầu phúc cầu tài mà còn là dịp để lòng người ghi nhớ đoạn kết của câu chuyện Loa Thành: An