Đặc điểm phần làm văn thuyết min hở THCS

Một phần của tài liệu Dạy học làm văn thuyết minh trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở (Trang 28)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Đặc điểm phần làm văn thuyết min hở THCS

Phần làm văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn THCS được dạy trong Học kỳ 1 lớp 8, 9. Cụ thể như sau:

Lớp 8:

PPCT Tên bài Nội dung, cấu trúc bài học

Tiết 44 Tìm hiểu chung về văn

bản thuyết minh

1, Vai trò và đặc điểm chung của VBTM

- SGK đưa ra 3 văn bản: Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục? Huế.

- Từ đó, HS tìm hiểu, rút ra ghi nhớ 2, Luyện tập:

- Bài 1, 2 yêu cầu HS nhận diện VBTM.

- Bài 3 cho HS thấy được vai trò của yếu tố thuyết minh trong các kiểu văn bản khác như tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm.

Tiết 47 Phương pháp thuyết

minh

1, Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh:

SGK nêu 6 phương pháp TM, mỗi phương pháp có ví dụ để HS dễ hiểu

2, Luyện tập: Ba bài tập ở sgk đều yêu cầu HS nhận diện các PPTM.

Tiết 51

Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

1, Đề văn TM và cách làm bài văn TM

- Đề văn thuyết minh: gồm 12 đề theo nhiều dạng khác nhau để HS nhận diện

- Cách làm bài văn TM: SGK đưa ra văn bản mẫu “Xe đạp” và nêu các câu hỏi để HS tìm hiểu về đối tượng TM, tìm mở bài, thân bài, kết bài, cách trình bày ý ở thân bài, phương pháp TM. Qua đó HS hiểu được cách làm một bài văn TM

2, Luyện tập:

Lập dàn ý cho đề: Giới thiệu về chiếc nón lá Vệt Nam.

Dặn HS chuẩn bị bài tập cho tiết luyện nói tuần sau

minh một thứ đồ dùng 2, HS trình bày phần chuẩn bị ở nhà theo nhóm

Tiết 55,56

Viết bài văn số 3 về văn thuyết minh

GV chọn đề thuyết minh đồ vật

Tiết 61 Thuyết minh về một

thể loại văn học

1, Từ quan sát, mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học

SGK đưa ra đề: Thuyết minh đặc điểm thể thơ Thất ngôn bát cú.

HS quan sát số dòng, số chữ, luật bằng trắc, niêm, vần, nhịp của bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn. Từ đó thuyết minh các đặc điểm đó

2, Luyện tập: Thuyết minh đặc điểm của truyện ngắn

Tiết 64 Trả bài tập làm văn số

3 về văn thuyết minh

GV nhận xét ưu điểm và tồn tại của HS ở bài viết văn TM đầu tiên trên các phương diện:

- Kiến thức về đối tượng - Phương pháp thuyết minh - Kỹ năng làm bài

Từ đó, HS sẽ khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm trong bài viết sau

Tiết 76 Viết đoạn văn trong

văn bản thuyết minh

1, Đoạn văn trong văn bản thuyết minh - Nhận dạng đoạn văn thuyết minh - Sửa đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn 2, Luyện tập

Bài 1: yêu cầu viết mở bài và kết bài Bài 2: yêu cầu viết đoạn văn ở thân bài

Tiết 80 Thuyết minh về một

phương pháp

1, Giới thiệu về một phương pháp:

SGK đưa ra 2 bài về phương pháp làm đồ chơi, phương pháp nấu một món ăn để HS tìm hiểu 2, Luyện tập:

Bài 1 yêu cầu lập dàn bài về cách làm đồ chơi quen thuộc

Bài 2 tìm các ý và vai trò của phương pháp nêu số liệu trong bài

Tiết 83 Thuyết minh về một

danh lam thắng cảnh

1, Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh

SGK đưa ra văn bản về thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm để HS tìm hiểu phương pháp làm bài

2, Luyện tập:

Bài 1: Yêu cầu lập lại bố cục của văn bản

Bài 2, 3,4: HS luyện tập các phần trong bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh

Tiết 84 Ôn tập văn thuyết minh

1, Ôn tập lý thuyết:

- Vai trò của văn thuyết minh

- Phân biệt văn thuyết minh với các kiểu văn bản khác

- Các phương pháp thuyết minh 2, Luyện tập:

Bài 1: SGK đưa ra 4 đề về 4 dạng thuyết minh và yêu cầu HS lập dàn ý

Bài 2: Tập viết một đoạn văn thuyết minh

Tiết 87,

88 Viết bài văn số 5

GV lựa chọn một trong các dạng bài thuyết minh còn lại

Tiết 96 Trả bài viết số 5

GV nhận xét ưu điểm và tồn tại của HS ở bài viết văn TM thứ 2 trên các phương diện:

- Kiến thức về đối tượng - Phương pháp thuyết minh - Kỹ năng làm bài

Từ đó, HS sẽ khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm trong bài viết sau

Lớp 9:

PPCT Tên bài Nội dung, cấu trúc bài học

Tiết 4 Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

1, Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

SGK đưa ra văn bản “Hạ Long - Đá và nước” để HS tìm hiểu, rút ra những biện pháp nghệ thuật

thường sử dụng trong văn bản thuyết minh

2, Luyện tập: cả 2 bài tập đều yêu cầu HS nhận diện và nêu vai trò của biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Dặn HS chuẩn bị cho tiết luyện tập

Tiết 5

Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

1, HS chuẩn bị phần bài tập ở nhà

2, Trình bày phần bài tập ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân

Tiết 9 Sử dụng yếu tố miêu tả

trong văn bản thuyết minh

1, Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

HS đọc văn bản “Cây chuối trong đời sống Việt Nam” và tìm ra yếu tố miêu tả và vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

2, Luyện tập: Tìm yếu tố miêu tả trong một đoạn văn và bài văn thuyết minh

Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết luyện tập sau

Tiết 10

Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

1, HS trao đổi bài tập chuẩn bị ở nhà theo nhóm 2, HS trình bày bài chuẩn bị ở nhà trước lớp

Tiết 14, 15 Viết bài văn số 1

GV lựa chọn đề thuyết minh về loài cây hoặc danh lam thắng cảnh, yêu cầu có xen yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật vào bài văn thuyết minh

Qua việc thống kê số liệu trên, thấy được kiểu bài làm văn thuyết minh chiếm một vai trò quan trọng so với các kiểu bài khác trong lớp 8, lớp 9. Phần Văn bản thuyết minh gắn bó chặt chẽ với phần Đọc - Hiểu văn bản: lấy văn bản làm ngữ liệu để tìm hiểu đặc điểm của văn bản thuyết minh.

1.3. Thực trạng dạy học làm văn thuyết minh ở THCS hiện nay (khảo sát trên địa bàn dạy học tại một số trường THCS huyện Diễn Châu)

1.3.1. Về phía giáo viên

Bản thân tôi đang dạy tại trường THCS Diễn Đoài, một xã mà người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, chỉ một số ít người dân có thêm nghề làm

chổi đót. Vì vậy kinh tế nhân dân còn rất nghèo nàn. Hơn nữa, trường tôi dạy cách trung tâm huyện đến 15 km, số GV trong địa bàn xã chỉ chiếm 3/37 (tỉ lệ 8%), còn lại là giáo viên ở xa trường nên đi lại khó khăn và càng khó khăn hơn khi điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa hiện đại. Riêng GV dạy môn Văn, tỉ lệ có trình độ tin học đạt chứng chỉ quy định đạt 76%. Số GV biết sử dụng thành thạo máy chiếu là 5/8 chỉ đạt 62%.

Nhìn chung, đội ngũ GV có bằng cấp chuẩn và trên chuẩn, có trách nhiệm trong công tác dạy học nhưng còn ở mức độ khiêm tốn. GV chưa thực sự tâm huyết với nghề, trong đó có GV Văn, chưa tìm tòi học hỏi. Dù vẫn được tham gia các chuyên đề về chuyên môn trong và ngoài nhà trường nhưng một số GV vẫn còn ỷ lại kiến thức ở SGK, thậm chí vẫn còn hiện tượng copy giáo án mà không nghiền ngẫm bài soạn trước khi đến lớp. Ở trường THCS, thông thường GV được phân công giảng dạy theo từng phân môn. Giáo viên nào được phân công dạy môn nào thì chỉ chuyên tâm tìm hiểu, học hỏi và trau dồi kiến thức chuyên môn của môn học đó, ít có điều kiện quan tâm đến các môn khác, các lĩnh vực khác, mà văn bản thuyết minh lại có mối quan hệ khá chặt chẽ với các môn học khác trong nhà trường và các lĩnh vực trong đời sống. Ví dụ, khi dạy HS thuyết minh một di tích lịch sử, đòi hỏi GV phải có kiến thức về lịch sử của đối tượng cần thuyết minh, nghĩa là phải nắm chắc các đặc điểm, tính chất, cấu tạo, quá trình hình thành, sự phát triển… mà không chỉ dừng lại ở kiến thức môn Ngữ văn. Vì vậy, nếu GV không có sự tìm tòi theo kiểu “Kiến thức liên môn” sẽ chỉ dạy qua loa, cơ bản như những hướng dẫn ở SGV và tất nhiên là hiệu quả giờ dạy sẽ không cao, không hình thành cho HS được những kỹ năng tư duy cần thiết. Mạnh dạn điều tra và so sánh việc dạy tiết Làm văn “Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh” (tiết 83 lớp 8) tại hai lớp 8A và 8B do cô giáo Đinh Thị Hằng dạy. Ở tiết thứ nhất tại lớp 8A, cô Hằng chỉ dựa vào gợi ý và hướng dẫn ở

SGV thì kết quả HS nắm được bài là 85% và HS biết vận dụng kiến thức để làm bài văn khác là 76%. Thế nhưng cũng tiết dạy đó ở lớp 8B, cô Hằng đã khai thác tài liệu từ môn Lịch Sử (về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn), kết hợp với những kỹ thuật tìm kiếm và xử lí thông tin trên mạng, cô Hằng đã cung cấp cho HS những đặc điểm, tư liệu và hình ảnh cụ thể, sau đó hướng dẫn HS tìm ra phương pháp thuyết minh danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm nói riêng và một danh lam thắng cảnh nói chung. Kết quả cho thấy HS học tập hăng say, tích cực, các em thích thú và sôi nổi hơn rất nhiều. Khảo sát kết quả HS nắm được bài là 95% và HS biết vận dụng kiến thức để làm bài văn khác là 87%.

1.3.2. Về phía học sinh

Học sinh trường THCS Diễn Đoài đa số là con nhà nông, nên ngoài thời gian học ở trường các em về nhà phải phụ giúp gia đình rất nhiều công việc. Đa số học sinh vừa đi học vừa phải làm thêm cùng với bố mẹ hoặc cáng đáng việc gia đình. Thời gian dành cho việc học của các em không có nhiều, thậm chí chỉ là khi các em đến lớp học. Vì vậy, các em không có đủ điều kiện nghỉ ngơi để tập trung học,không có đủ thời gian để chuẩn bị bài trước khi lên lớp, cũng như không có thời gian để tìm tòi thêm trên đài, báo, các kiến thức trong thực tế.

Một bộ phận khác là con em gia đình khá giả nhưng cha mẹ các em lại có quan niệm chưa đúng về vị thế của môn Ngữ văn trong việc hình thành nhân cách, tâm hồn các em. Họ ứng phó với nền kinh tế mở cửa hiện nay, con em họ chỉ cần học những môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ… là những môn thiết thực sẽ giúp con em họ sau này dễ xin việc, dễ kiếm tiền. Nhiều phụ huynh không quan tâm đến việc học văn của con em, đến việc con viết sai lỗi chính tả, dùng sai từ, không viết đúng một lá đơn… Điều đó không chỉ không tạo điều kiện cho các em trong việc tìm tài liệu mới cho bài văn mà còn khiến các em cũng có cái nhìn lệch lạc về việc học văn và không còn hứng

thú với môn Ngữ văn nói chung và đặc biệt là phân môn Tập làm văn. Ngoài ra, còn một bộ phận không nhỏ các em có thái độ làm bài hời hợt, qua chuyện. Kiểu bài thuyết minh đòi hỏi kiến thức chính xác, khoa học trong khi vốn tri thức của HS bậc THCS còn chưa chắc chắn.

Một số dạng bài thuyết minh liên quan tới kiến thức về cuộc sống như danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, loài cây, món ăn…Đây là một thách thức lớn bởi đa số HS chưa có vốn sống thực tế, chưa có sự trải nghiệm.

1.3.3. Về tài liệu tham khảo

Về vấn đề tài liệu giảng dạy phần làm văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn THCS, chúng tôi cũng gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định.

Mặt thuận lợi. Có một số tài liệu định hướng chung cho việc dạy học Làm văn nói chung, văn bản thuyết minh nói riêng như: Tài liệu phân phối chương trình THCS của Sở Giáo dục và đào tạo; Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn THCS của tác giả Phan Thị Ngọc Trâm chủ biên;

Kiến thức - kỹ năng cơ bản Tập làm văn THCS do Huỳnh Thị Thu Ba chủ biên; Dạy học Tập làm văn THCS của tác giả Nguyễn Trí... Cùng với tài liệu mang tính định hướng chung, còn có các tài liệu đi sâu vào một nội dung cụ thể của đề tài như: Rèn kỹ năng làm văn thuyết minh, (Trần Thị Thành chủ biên); Bồi dưỡng Ngữ văn 8, 9, (Nguyễn Thị Kim Dung chủ biên)....

Mặt khó khăn. Ngoài những thuận lợi trên, trong khi nghiên cứu đề tài, người viết vẫn gặp nhiều khó khăn khi tham khảo tài liệu. Bởi vì tài liệu phần dạy học phần Làm văn thuyết minh không phong phú đã đành, nội dung của chúng cũng mang tính khái lược và nghiêng nhiều về lý thuyết.

Như vậy, trong Chương 1, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu cơ sở khoa học của đề tài. Đó là khái niệm, đặc trưng và ý nghĩa của văn thuyết minh trong đời sống; đặc điểm làm văn thuyết minh trong chương trình THCS; thực

trạng dạy học làm văn thuyết minh ở THCS hiện nay. Đây chính là cơ sở quan trọng để chúng tôi đi vào Chương 2: Tổ chức rèn luyện làm văn thuyết minh ở trường THCS.

Chương 2

TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VĂN THUYẾT MINH CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

2.1. Những tri thức và kỹ năng làm văn thuyết minh cần hìnhthành và rèn luyện cho học sinh THCS thành và rèn luyện cho học sinh THCS

2.1.1. Những tri thức làm văn thuyết minh cần hình thành và rèn luyện cho học sinh THCS

2.1.1.1. Tri thức về đặc trưng, cấu trúc, chức năng của văn thuyết minh

Trong chương trình Ngữ văn THCS, dạy làm văn thuyết minh, GV phải cung cấp và rèn luyện cho HS nắm được các tri thức cơ bản sau đây:

Thứ nhất, khái niệm văn bản thuyết minh.

Thứ hai, đặc trưng cấu trúc, chức năng của văn bản thuyết minh.

Theo đó, khi dạy phần làm văn thuyết mình trong chương trình Ngữ văn THCS, GV phải giúp HS hiểu được khái niệm về văn thuyết minh, cụ thể

“Thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích”. Trong định nghĩa này, GV hướng dẫn để giúp HS nắm vững ba ý sau: - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Hàng ngày, ta bắt gặp loại văn bản này ở mọi lúc, mọi nơi. Chẳng hạn, đi du lịch, ta được phát một bản giới thiệu về cảnh quan, lịch sử danh thắng mà ta đến thăm. Mua một vật dụng, ta có tờ giới thiệu và hướng dẫn sử dụng sản phẩm đó....

- Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên xã hội. Như vậy, đối tượng của văn thuyết minh hướng tới rất phong phú, đa dạng: Các hiện tượng tự

nhiên, các hiện tượng xã hội, các vật dụng trong đời sống, văn học nghệ thuật. Mục đích chính của văn bản thuyết minh là tri thức cung cấp phải khách quan, xác thực và hữu ích với con người. Người viết không được vì tình cảm các nhân mà hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng ra những điều không có ở đối tượng.

- Phương thức mà văn bản thuyết minh sử dụng để đạt được mục đích trên là trình bày, giải thích. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản giữa văn

Một phần của tài liệu Dạy học làm văn thuyết minh trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở (Trang 28)