7. Cấu trúc của luận văn
2.2. Định hướng cách dạy một số bài Làm văn thuyết minh trong chương trình Làm văn
chương trình Làm văn THCS
Mỗi kiểu bài thuyết minh, ngoài tuân thủ phương pháp làm bài chung còn phải chú trọng một số yêu cầu cụ thể. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi đưa ra định hướng cách dạy một số kiểu bài cụ thể như: Thuyết minh về một thứ đồ dùng, Thuyết minh về một phương pháp, Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử, Thuyết minh về một thể loại văn học.
2.2.1. Định hướng cách dạy bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
2.2.1.1. Xác định mục đích, yêu cầu
a) Về kiến thức. Thuyết minh về phương pháp (cách làm) là hướng dẫn cho người khác cách thức tạo ra một sản phẩm nào đó. Những sản phẩm đó có thể là một món ăn, một thứ đồ chơi, một loại hoa, hoặc cách cách cắt may quần áo, cách sửa chữa thứ máy móc, đồ dùng, cách làm một thí nghiệm... b) Về kĩ năng, thái độ. Rèn cho HS tính kiên trì, chịu khó, cẩn thận và thái độ nghiêm túc trong khi thực hiện một phương pháp.
2.2.1.2. Định hướng về phương pháp, biện pháp thực hiện tiết dạy a) Chuẩn bị: Đây là bước quan trọng, bởi vì kiểu bài này yêu cầu học sinh phải có sự chuẩn bị thì hiệu quả giờ dạy mới cao. Vì vậy học sinh cần chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên. Về mặt tài liệu, yêu cầu học sinh đọc kỹ hai văn bản: Cách làm đồ chơi “Em bé đá bóng bằng quả khô”; Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc ở sách giáo khoa và trả lời câu hỏi. Về mặt thực tiễn, có thể cho học sinh tự mình tìm hiểu ở nhà cách làm ra một đồ vật như cái chổi, cái nón, cái quạt…. (Chẳng hạn ở vùng Diễn Đoài địa phương tôi công tác có nghề phụ là nghề làm chổi đót, bện chổi rơm, do đó, có thể cho các em tự tìm hiểu cách/ phương pháp làm ra cây chổi đót, cách bện một cái chổi rơm). Từ đó các em có thể hình dung ra phương pháp thuyết minh một cách làm cụ thể, sinh động và hiệu quả giờ dạy/ học sẽ cao hơn. Với hoạt động chuẩn bị này, giáo viên cần chú ý kiểm tra học sinh trước khi vào tiết học, vừa để động viên những học sinh có sự chuẩn bị tốt và tạo tâm thế tốt cho giờ dạy.
b) Kiểm tra bài cũ
Có nhiều cách kiểm tra bài cũ trước khi tiến hành bài mới. Giáo viên có thể kiểm tra phần lí thuyết chung về văn thuyết minh, cũng có thể kiểm tra sự
chuẩn bị của học sinh hoặc cho HS nhắc lại cách làm một bài văn thuyết minh nói chung. Trong bài này, ta có thể yêu cầu học sinh trình bày cách viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh (bài học trước) và chuyển dẫn sang phần giới thiệu bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
c) Giới thiệu bài mới
Đây là khâu quan trọng, như một màn mở đầu tạo sự tò mò, phấn khởi và tâm thế tốt chuẩn bị cho việc tiếp thu bài mới của học sinh. Vì vậy giáo viên cần có cách vào bài phù hợp, vừa ngắn gọn nhưng vừa phải cuốn hút học sinh. GV có thể chuẩn bị trước một đồ vật như cái chổi hoặc cái nón... Cho HS quan sát và giới thiệu vào bài: Để có được một đồ vật như thế, người làm chổi (hoặc làm nón) phải tiến hành một quá trình thực hiện theo những cách thức, biện pháp nhất định. Đó chính là phương pháp (cách làm). Vậy thế nào là phương pháp (cách làm) và cách thuyết minh về một phương pháp (cách làm)? Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài học hôm nay.
c) Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài mẫu và nêu nhận xét. Đây là hoạt động giúp học sinh nhận ra vấn đề cơ bản của kiến thức tiết học. Vì vậy GV cần khéo léo hướng dẫn học sinh tìm hiểu ví dụ trong sách giáo khoa, kết hợp với sự chuẩn bị ở nhà của các em mà giáo viên đã giao nhiệm vụ, học sinh sẽ nhận ra được muốn làm một cái gì cũng phải có nguyên vật liệu, cách làm và yêu cầu thành phẩm. Ở cách làm, GV giúp HS hiểu được cái nào cần làm trước, cái nào cần làm sau để có được sản phẩm.
Giáo viên có thể chia lớp ra thành ra 4 nhóm, nhóm 1, 3 đọc văn bản, “Cách làm đồ chơi Em bé đá bóng bằng quả khô”; nhóm 2, 4 đọc văn bản “Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc”. Khi đọc mỗi văn bản, GV cần hướng HS tới câu hỏi tìm hiểu nội dung ở cuối văn bản để nắm đươc các phần của văn bản thuyết minh về phương pháp.
Sau bước này, HS hiểu được: Cả 2 văn bản đều có nguyên vật liệu, cách làm và yêu cầu sản phẩm. Ở đây, giáo viên cho HS quan sát và rút ra nhận xét: Khi thuyết minh cách làm thì thuyết minh theo trình tự nào? Cái gì làm trước, cái gì làm sau?
Sau khi học sinh đã khái quát được kiến thức cơ bản của bài học, GV chốt lại kiến thức: Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào, người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó. Khi thuyết minh, cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự… làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó. Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. Hoạt động này là hoạt động vận dụng những kiến thức mà học sinh vừa xây dựng được để làm bài tập, vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hành theo từng bước.
GV cho HS phân loại bài tập. Mỗi loại bài tập có những bước thực hành khác nhau. Ở dạng bài tập nhận diện (bài tập 2), GV hướng dẫn HS đọc thầm, đọc nhanh.
Ở dạng bài tập vận dụng (bài 1), GV cho HS nhắc lại các bước như Chuẩn bị nguyên vật liệu, cách làm, yêu cầu sản phẩm…Từ đó, HS hiểu được muốn làm một đồ chơi, trò chơi quen thuộc theo yêu cầu, phải tuân thủ theo các bước quy định.
Cuối cùng, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khái quát thành cách học kiểu bài thuyết minh về phương pháp (cách làm):
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu.
Bước 2: Trình bày cách làm.
Bước 3: Yêu cầu sản phẩm.
Đây là vấn đề rất quan trọng, mang tính phương pháp, định hướng cho học sinh cách học kiểu bài này, có thể xem như là “chìa khóa” để các em tự mở những bài học sau và vận dụng phương pháp để giải quyết những vấn đề tương tự.
2.2.2. Định hướng cách dạy bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử
2.2.2.1. Xác định mục đích, yêu cầu
a) Về kiến thức: Làm cho HS nắm được đặc trưng của kiểu thuyết minh về danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử. Thuyết minh về danh lam thắng cảnh/di tích lịch sử là giới thiệu cho người đọc những hiểu biết về nét độc đáo của vị trí, lịch sử, kiến trúc, cảnh quan... mà danh thắng có được.
b) Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lựa chọn, quan sát, và thuyết minh về danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử.
c) Về tinh thần, thái độ: Hình thành và bồi dưỡng cho HS tình cảm tự hào yêu mến, ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ danh lam thắng cảnh của đất nước.
2.2.2.2. Định hướng về phương pháp, biện pháp để thực hiện tiết dạy a) Chuẩn bị: Như ở trên đã trình bày, đây là bước quan trọng, bởi vì học sinh phải có sự chuẩn bị thì hiệu quả giờ dạy mới cao. Với bài học này, theo tôi, nếu có điều kiện, giáo viên nên chuẩn bị cho học sinh được đến thăm một di tích văn hóa - lịch sử hay một danh thắng địa phương để các em có thể trực tiếp quan sát, mô tả, cảm nhận, lấy các thông tin, số liệu… và từ đó có được những tri thức thuyết minh cần thiết, thuyết phục. Chẳng hạn ở địa bàn công tác của mình, tôi sẽ tổ chức đưa học sinh tham quan di tích lịch sử Đền Cuông (Vì Đền Cuông - Đền An Dương Vương - thuộc xã Diễn An, Huyện Diễn Châu, cách xã Diễn Đoài cũng không xa lắm, khoảng 20km). Nếu không có điều kiện trực tiếp đến thăm các danh lam thắng cảnh hay các di tích lịch sử - văn hóa, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu qua sách báo, qua ti vi, internet, qua phần học địa lý, lịch sử... để giờ dạy có hiệu quả cao hơn.
b) Kiểm tra bài cũ
Có nhiều cách kiểm tra bài cũ, giáo viên có thể hỏi về kiến thức, phương pháp liên quan đến văn thuyết minh, cũng có thể giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị
bài của học sinh thông qua tình hình tìm hiểu về di tích lịch sử (đã được giáo viên định hướng từ tiết học trước). Động viên khen ngợi những em có sự chuẩn bị tốt, nhắc nhở những em không có sự chuẩn bị hoặc chuẩn bị sơ sài.
c) Giới thiệu bài mới: Có nhiều cách vào bài mới khác nhau. Giáo viên có thể cho một vài học sinh trình bày ngắn gọn những thông tin thu thập được sau khi tham quan danh thắng hoặc di tích văn hóa - lịch sử (chẳng hạn sau khi đến thăm quan đền Cuông). Hoặc giáo viên có thể sử dụng máy chiếu về danh thắng để từ đó giới thiệu bài mới.
d) Các hoạt động
Hoạt động 1: Nghiên cứu bài mẫu: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài mẫu “Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn” và trả lời các câu hỏi định hướng như:
- Bài giới thiệu đã giúp em hiểu gì về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn? - Muốn viết được bài giới thiệu danh lam thắng cảnh như vậy cần phải có những kiến thức gì?
- Muốn có những kiến thức đó, cần phải làm thế nào?
Ở câu hỏi 1, 2, HS hiểu được kiến thức có được là những kiến thức chính xác, khoa học về danh lam thắng cảnh. Tri thức này thường gắn liền với một địa danh hay một nhân vật, sự kiện lịch sử. Ở câu hỏi 2, HS biết muốn có được tri thức về danh lam thắng cảnh để viết bài thì phải đến nơi tìm hiểu hoặc tra cứu sách vở, tài liệu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các ý có trong bài mẫu để HS chỉ ra được cách sắp xếp các ý, cách xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm vào làm nổi bật đối tượng thuyết minh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách sắp xếp các ý bằng câu hỏi: Bài viết được sắp xếp theo bố cục như thế nào? HS sẽ chỉ ra được bài viết được sắp xếp theo bố cục: Lịch sử tên gọi của hồ Hoàn Kiếm, lịch sử tên
gọi và đặc điểm của đền Ngọc Sơn, ý nghĩa tinh thần của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. Sau khi chỉ ra được cách sắp xếp ý của bài, HS sẽ phát hiện ra bài viết còn thiếu phần Mở bài và ở Thân bài còn quá ít yếu tố miêu tả nên còn khô khan.
Hoạt động 3: Cho HS luyện tập. Bốn bài tập (câu hỏi) ở SGK đều giúp HS luyện tập cách viết bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. Cụ thể:
Câu 1: Lập lại bố cục bài giới thiệu hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn một cách hợp lý?. Từ việc tìm hiểu ở bài học, HS sẽ bổ sung thêm phần mở bài cho bài viết với những yêu cầu như: giới thiệu hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, nêu nhận xét, cảm xúc chung về đối tượng.
Câu 2: Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì em sẽ sắp xếp thứ tự giới thiệu như thế nào?
Ở bài tập này, HS sẽ sắp xếp được theo trình tự: Vị trí địa lý, các bộ phận của thắng cảnh, ý nghĩa của thắng cảnh trong đời sống tinh thần của con người.
Câu 3: Nếu viết lại bài này theo bố cục 3 phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của di tích, thắng cảnh?
GV hướng dẫn HS lựa chọn những chi tiết tiêu biểu như: Nguồn gốc lịch sử của danh thắng, vị trí, độ rộng hẹp của hồ, vị trí của tháp Rùa, của đền Ngọc Sơn, của cầu Thê Húc, cảnh xung quanh, cây cối, màu nước, cảnh Rùa vàng nổi lên…Bằng những chi tiết đó, bài viết sẽ nổi bật được giá trị lịch sử và văn hóa của danh thắng.
Câu 4: Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là “Chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội”. Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào của bài viết?
HS dễ dàng thấy được câu nhận xét đó nên để vào kết bài để khẳng đinh được vẻ đẹp và sự trường tồn của danh thắng cũng như trách nhiệm của các thế hệ trong việc gìn giữ bảo vệ danh thắng của đất nước.
Từ đó học sinh rút ra được phương pháp thuyết minh về danh lam thắng cảnh: Muốn viết được bài giới thiệu về danh lam thắng cảnh thì tốt nhất phải đến nơi thăm hoặc tra cứu sách vở, tài liệu. Bài giới thiệu nên có 3 phần. Lời giới thiệu nên kèm theo miêu tả, bình luận. Bài giới thiệu phải dựa trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp. Lời văn cần chính xác và biểu cảm.
Tóm lại, dạy kiểu bài Thuyết minh về một danh thắng/ di tích lịch sử,
GV cần hướng dẫn HS thực hiện theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Yêu cầu HS chuẩn bị các tri thức về danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử bằng cách quan sát danh thắng, tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết về danh thắng đó.
Bước 2: Lựa chọn những đặc điểm nổi bật của danh thắng/ di tích lịch sử, tổ chức, sắp xếp các nội dung ấy heo một trình tự nhất định.
Bước 3: Viết thành bài văn hoàn chỉnh. Để bài viết thuyết phục, hấp dẫn hơn, ngoài sử dụng các phương pháp thuyết minh đã học, phải xen vào yếu tố miêu tả phù hợp.
2.2.3. Định hướng về cách dạy bài Luyện nói: Thuyết minh một thứ đồ dùng
Tiết luyện nói là một tiết dạy nhằm rèn luyện kĩ năng trình bày tri thức qua hình thức nói (trình bày miệng). Vì vậy giáo viên cần xác định những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong phần mục đích yêu cầu.
2.2.3.1. Xác định mục đích yêu cầu
- Về kiến thức: Thuyết minh về đồ dùng là làm cho người đọc hiểu về cấu tạo, đặc điểm, tính chất, công dụng của đồ vật đó.
- Về kĩ năng, thái độ: Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kỹ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học và thái độ tình cảm gắn bó với những đồ vật quen thuộc trong gia đình, nhà trường, xã hội.
2.2.3.2. Định hướng về phương pháp, biện pháp thực hiện tiết dạy a) Chuẩn bị: Với đặc trưng tiết luyện nói, giáo viên hướng dẫn học sinh nhất thiết phải soạn bài ở nhà, không chỉ chuẩn bị bình thường mà còn phải chuẩn bị kỹ, bởi do đặc trưng thực hành của bài học, nếu các em chuẩn bị tốt thì sẽ tiết kiệm được thời gian lên lớp, việc rèn luyện cách nói cũng sẽ hiệu quả hơn.
b) Kiểm tra bài cũ: Ở bài này, GV không kiểm tra bài cũ theo cách thông thường mà kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS. Bởi chuẩn bị bài ở nhà là khâu quan trọng nhất quyết định thành công của bài luyện nói.
c) Giới thiệu bài mới: Giáo viên có thể liên hệ tầm quan trọng của những cuộc nói chuyện có tính thuyết phục hoặc GV nêu yêu cầu và cách học tiết luyện nói.
d) Các hoạt động
Hoạt động 1: Chia tổ để HS tập nói với nhau.
GV ghi lại đề trên bảng. Cho HS nêu yêu cầu của đề.
GV nêu yêu cầu của một tiết luyện nói nói chung và tiết luyện nói văn thuyết minh về đồ dùng nói riêng.
HS tự tập nói theo tổ hoặc nhóm nhỏ.
Hoạt động 2: Mỗi tổ cử đại diện trình bày trước lớp. Ở hoạt động này, GV hướng dẫn cho HS kết hợp giữa trình bày kiến thức đã chuẩn bị với ngữ