Thực nghiệm thăm dò

Một phần của tài liệu Dạy học làm văn thuyết minh trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở (Trang 72)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.2. Thực nghiệm thăm dò

Được tiến hành trước khi dạy thực nghiệm với các nhiệm vụ cơ bản là chuẩn bị những điều kiện thiết yếu cho công tác thực nghiệm. Mục đích của việc thực nghiệm thăm dò là từng bước đánh giá khả năng ứng dụng của những nội dung mà luận văn đã đề xuất. Vì vậy, khi tiến hành thực nghiệm thăm dò, chúng tôi chọn các câu hỏi và tổ chức thực nghiệm với 4 tiết trên. Đây là 4 tiết học gắn với các mục đích khác nhau khi dạy học về Làm văn thuyết minh. Để đánh giá được khách quan hơn, chúng tôi còn soạn ra phiếu

thăm dò (số phiếu này được phát cho các em sau giờ học). Nội dung phiếu thực nghiệm được soạn thảo dựa trên những vấn đề liên quan đã được đề xuất. Khi HS thực hiện các phiếu kiểm tra, chúng tôi quan sát các biểu hiện về thái độ, ý thức, thời gian HS thực hiện và dựa vào kết quả mà các em thể hiện trong phiếu để làm cơ sở để đánh giá thực nghiệm.

3.4.3. Một số giáo án thực nghiệm

Giáo án 1: Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng (Ngữ Văn 8 - học kỳ 1).

Giáo án 2: Thuyết minh về một thể loại văn học (Ngữ Văn 8 - học kỳ 2).

Giáo án 3: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) (Ngữ Văn 8 - học kỳ 2).

Giáo án 4: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Ngữ Văn 8 - học kỳ 2).

Tiết 54

LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG

(SGK Ngữ văn 8 - Tập 1)

I. Mức độ cần đạt

- Củng cố, nâng cao kiến thức và kỹ năng làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng.

- Biết trình bày thuyết minh về một thứ đồ dùng bằng ngôn ngữ nói.

II. Trọng tâm kiến thức kỹ năng 1. Kiến thức

- Cách tìm hiểu, quan sát và nắm được đặc điểm cấu tạo, công dụng của những vật dụng gần gũi với bản thân.

- Cách xây dựng trình tự các nội dung cần trình bày bằng ngôn ngữ nói về một thứ đồ dùng trước lớp.

2. Kỹ năng

- Tạo lập văn bản thuyết minh.

- Sử dụng ngôn ngữ dạng nói trình bày chủ động một thứ đồ dùng trước tập thể lớp.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: GV cho HS quan sát cái nón lá

H: Nếu yêu cầu giới thiệu cho bạn nghe về đồ vật này, em sẽ giới thiệu như thế nào?

HS trình bày

GV nhận xét và vào bài mới :

Với mỗi đồ vật xung quanh ta, dù gần gũi hay xa lạ, khi thuyết minh đều phải tuân thủ theo một số yêu cầu. Vậy thuyết minh đồ vật như chiếc nón,

ta sẽ thuyết minh những ý nào, hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu và thực hành.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1

GV sử dụng nhiều hình thức: cho tổ trưởng kiểm tra và nhận xét hoặc GV kiểm tra xác suất một số em. Bởi để dạy tốt bài luyện nói thì điều quan trọng nhất là khâu chuẩn bị.

GV nêu mục đích của tiết luyện nói: Ta không có tiết học thuyết minh về đồ vật riêng, mà dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kỹ năng về cách thuyết minh về đồ vật. Vì vậy trong tiết học này đồng thời phải đạt 2 yêu cầu: vừa nắm được cách thuyết minh đồ vật, vừa luyện kỹ năng nói trước tập thể.

Hoạt động 2

GV hướng dẫn cho HS quan sát phần chuẩn bị và tập trình bày. Chú ý ngữ điệu, ánh mắt, cử chỉ... để phù hợp và lôi cuốn người nghe. Cần có lời mở đầu, lời cảm ơn trước và sau khi trình bày.

I. Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS

II. HS tập trình bày trong nhóm, trong tổ

Hoạt động 3:

GV có thể dùng hình thức bắt thăm: HS bắt thăm đúng yêu cầu nào thì trình bày trước lớp phần đó.

Cách thực hiên HS trình bày:

HS 1: Nguồn gốc của phích nước HS 2: Đặc điểm của phích nước HS 3: Công dụng và cách sử dụng, bảo quản

Dù trình bày phần nào, HS cũng sẽ kèm theo lời giới thiệu và cảm ơn khi bắt đầu và kết thúc để tạo sự lôi cuốn và thể hiện thái độ tôn trọng người nghe

III.HS trình bày trước lớp

Gợi ý:

- Trình bày nguồn gốc của phích nước Do nhà bác học Đuvvur phát minh - Trình bày đặc điểm của phích nước Cấu tạo ngoài: Gồm vỏ, quai, thân, đáy

Cấu tạo trong: ruột phích gồm 2 lớp thủy tinh, ở giữa là lớp chân không - Trình bày công dụng của phích nước Dùng để đựng nước nóng. Phích giữ được nhiệt độ từ 80 đến 90 độ trong 1 ngày

HS nhận xét, bổ sung

GV chốt lại theo các yêu cầu sau: - Tri thức cung cấp cho người nghe - Xen yếu tố miêu tả hay biện pháp nghệ thuật

- Sử dụng phương pháp thuyết minh - Cách nói: ngữ điệu, ánh mắt, cử chỉ..., lời mở đầu, lời cảm ơn...

Sau cùng, GV bật clip thuyết minh về caí phích hoặc cái nón. Yêu cầu HS nghe và học tập cách thuyết minh

GV: Qua bài luyện nói, hãy khái quát lại cách thuyết minh một thứ đồ dùng?

HS rút ra cách làm.

Cuối cùng, giáo viên hướng dẫn học sinh khái quát cách học tiết Luyện nói để học sinh có thể vận dụng vào tiết luyện nói khác. Cụ thể:

- Bước 1: Chuẩn bị chu đáo tri thức về đối tượng sẽ luyện nói

- Bước 2: Sắp xếp các tri thức đó theo bố cục hợp lý

- Bước 3: Tập luyện nói theo từng đoạn, chú ý ngữ điệu, ánh mắt. Cử

Phích mới mua về cần châm nước nóng từ từ để tránh vỡ

HS:=> Thuyết minh về một thứ đồ dùng là thuyết minh nguồn gốc, đặc điểm, công dụng, cách dùng và bảo quản đồ vật đó.

chỉ phù hợp.Trước khi trình bày có lời giới thiệu, sau khi kết thúc có lời cảm ơn

Bài tập về nhà: Thuyết minh về cái nón lá

Chuẩn bị ôn tập để viết bài văn thuyết minh số 2 tại lớp

Tiết 61

THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

(SKG Ngữ văn 8 - Tập 1)

I. Mục tiêu cần đạt

Nắm được các kỹ năg và vận dụng để làm bài văn thuyết minh vầ một thể loại văn học.

II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng 1. Kiến thức

- Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh - Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học

2. Kỹ năng

- Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học

- Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học - Hiểu và cảm thụ được giá trị của thể loại văn học đó

- Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài khoảng 300 chữ.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1.Ổn định lớp

3. Bài mới

Vào bài: Trong chương trình THCS, các em đã được học nhiều thể loại văn học. Có những lúc các em muốn giới thiệu cho người khác hiểu về một thể loại văn học nào đó nhưng vẫn còn lúng túng. Nguyên nhân là các em chưa biết cách thuyết minh một thể loại văn học. Vậy thuyết minh một thể loại văn học là gì và cách thuyết minh như thế nào, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1

GV sử dụng ngữ liệu là bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Chu Trinh mà HS mới học xong

GV chiếu slide hoặc bảng phụ bài thơ: “Đập đá ở Côn Lôn ”của Phan Chu Trinh

HS đọc lại bài thơ

Cả lớp quan sát lại bài thơ GV chia bài tập nhóm:

Nhóm 1: Xác định số tiếng trong mỗi dòng thơ và số dòng trong bài thơ? Số tiếng và số dòng đó có thể thêm bớt được không?

Nhóm 2: GV: Hãy ghi ký hiệu B(các thanh huyền, thanh không), và T(các thanh sắc, nặng, hỏi, ngã) vào bài

I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học

Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ Thất ngôn bát cú

thơ?

Nhóm 3: GV: Quan sát bài thơ và cho biết những tiếng nào hiệp vần với nhau? Vị trí các tiếng đó trong bài thơ?

Nhóm 4:GV:Cách ngắt nhịp khi đọc bài thơ?Nghệ thuật đối được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

Sau khi HS làm bài tập nhóm, GV cho các nhóm trình bày

GV: Xác định số tiếng trong mỗi dòng thơ và số dòng trong bài thơ? Số tiếng và số dòng đó có thể thêm bớt được không?

GV: Em hãy ghi ký hiệu B(các thanh huyền, thanh không), và T(các thanh sắc, nặng, hỏi, ngã) vào bài thơ? HS tìm, trình bày

GV chiếu slied bảng có ghi B,T(các cặp đối nhau về B-T có màu cùng loại để dễ nhận)

GV:Nhận xét quan hệ B-T trong bài thơ qua bảng trên?

GV: Quan sát bài thơ và cho biết

1. Quan sát

- Số dòng, số chữ: Mỗi bài thơ có 8 dòng

Mỗi dòng thơ có 7 chữ(tiếng), không được thêm bớt 1 2 3 4 5 6 7 1 B B T T T B B 2 T T B B T T N 3 T T T B B T T 4 B B T T T B B 5 T B B T B B T 6 B T B B T T B 7 T T T B B T T 8 B B B T T B B HS: Luật bằng trắc: - Đối tiếng 2,4,6

những tiếng nào hiệp vần với nhau? Vị trí các tiếng đó trong bài thơ?

GV: Cách ngắt nhịp khi đọc bài thơ? GV: Bài thơ có bố cục như thế nào?

GV: Nghệ thuật đối được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

GV cho một đến hai HS nhắc lại các đặc điểm của bài thơ

GV: Đặc điểm của bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” cũng chính là đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú.

ở cặp câu 1-2, 3-4,5-6,7-8 Riêng các tiếng 1,3,5,7 tự do

- Niêm: Cặp câu 2-3.4-5.6-7,1-8 kết dính với nhau bằng cách: các chữ thứ 2 ở các cặp câu trên cùng thanh với nhau

HS: Gieo vần:

- Các tiếng cuối câu 1,2,4,6,8 - Vần “ôn”

HS: Ngắt nhịp: 4/3 hoặc ¾ HS: Bố cục: 4 phần: Đề: Mở đề, mở ý

Thực: Đề tài được làm rõ Luận: Bàn luận, mở rộng đề tài Kết: Khép lại, nâng cao HS: Đối:

- Đối thanh - Đối ý - Đối từ loại

GV:Sau khi đã tìm được ý, ta làm gì? HS: Ta lập dàn ý

GV: Hãy nêu dàn ý của bài văn thuyết minh?

HS nêu, nhận xét, bổ sung GV chốt lại bằng máy chiếu

GV:Trình bày lại dàn ý của bài văn thuyết minh?

HS trình bày

GV:Từ dàn ý chung đó, em hãy lập dàn ý cho đề văn trên?

HS làm theo nhóm, trình bày

GV chốt lại và chiếu trên bảng dàn ý đề HS quan sát:

Gợi ý:

* Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh và nhận xét chung của em

Ví dụ: Thất ngôn bát cú là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật.Thể thơ này được viết theo luật đặt ra từ dời Đường được các nhà thơ Việt Nam yêu thích và vận dụng trong sáng tác của mình. * Thân bài:

- Trình bày cụ thể các đặc điểm của đối tượng: Các đặc điểm của thể thơ TNBC đã tìm được ở trên

- Ưu điểm và tồn tại của thể thơ: + Ưu điểm: Tạo vẻ đẹp cân đối, hài hòa, trang trọng.Âm điệu trầm bổng, nhịp nhàng.

GV:Qua tìm hiểu, hãy cho biết muốn thuyết minh một thể loại văn học, ta phải làm gì?

HS trình bày. Một HS đọc ghi nhớ

GV chốt lại:

Muốn thuyết minh một thể loại văn học, trước hết phải quan sát, nhận xét và khái quát thành những đặc điểm của thể loại đó

Khi thuyết minh các đặc điểm, cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu và cần có ví dụ để thuyết phục

Hoạt động 2

GV: Hãy nêu lại các bước để thuyết minh thể loại văn học?

Bước 1:Quan sát các văn bản: Lão Hạc, Tôi đi học, Chiếc lá cuối cùng để tìm ra các đặc điểm chung như cốt truyện, tình huống, nhân vật,

+ Tồn tại: Vì niêm luật, đối yêu cầu chặt chẽ nên không tránh khỏi sự ràng buộc, gò bó.

* Kết bài: Vai trò của thể thơ TNBC trong nền thơ ca Việt nam

II. Luyện tập

Đề: Thuyết minh về thể loại truyện ngắn

Gợi ý: Mở bài: Giớí thiệu về thể loại truyện ngắn

ngôi kể, độ dài ngắn… Bước 2: Lập dàn ý

Bước 3: Viết bài HS luyện viết

GV chia bài tập nhóm:Nhóm 1: Viết mở bài, kết bài

Nhóm 2,3,4: Mỗi nhóm viết 1 đoạn trong thân bài

Các nhóm trình bày kết quả GV nhận xét, cho điểm

Cuối cùng giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành cách học kiểu bài này để các em có thể vận dụng “chìa khóa” để tự học những bài có yêu cầu tương tự. Cụ thể:

Bước 1: Tìm hiểu, nắm chắc đặc trưng của thể loại văn học mà đè yêu cầu thuyết minh

Bước 2: Lần lượt trình bày từng đặc

Đặc điểm của thể loại truyện ngắn: Dung lượng, cốt truyện, Nhân vật, tình huống, nội dung...

Giá trị của truyện ngắn trong việc thể hiện nội dung (nêu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu)

điểm của thể loại văn học, có ví dụ minh họa để tạo sự thuyết phục

Bước 3: Khẳng định vị trí của thể loại văn học đó trong nền văn học Việt Nam

Dặn dò:

1. Về nhà hoàn thành bài thuyết minh về thể loại truyện ngắn 2. Chuẩn bị bài: Hướng dẫn đọc thêm: Muốn làm thằng Cuội

Tiết 80

THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)

(SGK Ngữ văn 8 tập 2)

I. Mức độ cần đạt

- Bổ sung kiến thức về văn thuyết minh.

- Nắm được cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm).

II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng 1. Kiến thức

- Sự đa dạng về đói tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. - Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh.

- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm).

2. Kỹ năng

- Quan sát đối tượng cần thuyết minh: một phương pháp(cách làm). - Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh về một phương pháp, cách làm có độ dài khoảng 300 chữ.

III. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

Trình bày cách viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh? HS trình bày, GV nhận xét, bổ sung

3. Bài mới:

Vào bài: Biết cách viết đoạn văn thuyết minh nói chung, ta sẽ vận dụng vào viết từng đoạn văn trong các kiểu bài thuyết minh khác nhau. Ở tiết học hôm nay, ta sẽ tìm hiểu cách viết các phần trong bài thuyết minh một phương pháp (cách làm).

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT Hoạt động 1

GV cho HS đọc thầm 2 văn bản

GV: Hai văn bản vừa đọc thuyết minh đối tượng nào?

HS:Cách làm đồ chơi và cách nấu một món canh

GV: Khi thuyết minh cách làm đồ chơi, nấu món ăn, người ta nêu ra những nội dung nào?

HS quan sát 2 văn bản để trả lời

HS: Các nội dung : Chuẩn bị nguyên vật liệu, cách làm, yêu cầu thành phẩm

I. Giới thiệu một phương pháp (cách làm)

Đối tượng thuyết minh;

a. Cách làm đồ chơi =>Làm đồ vật b. Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc => Nấu món ăn

GV ghi 3 nội dung đó lên bảng

Để giúp HS nhận ra yêu cầu từng nội dung, GV chia 4 nhóm làm bài tập Nhóm 1: Nhận xét cách nêu nguyên vật liệu ở 2 văn bản?

Nhóm 2: Nhận xét cách làm ở cả 2 văn bản?

Nhóm 3: Phần yêu cầu sản phẩm người thuyết minh nêu những yêu cầu gì? Nhóm 4: Nhận xét từ ngữ, diễn đạt của 2 văn bản?

HS thảo luận trong nhóm và trình bày. GV viết ý kiến của 3 nhóm đầu vào tiếp vào 3 ý trên. Ý của nhóm 4 viết riêng.

Một phần của tài liệu Dạy học làm văn thuyết minh trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w