7. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề văn thuyết minh
2.3.1.1. Đề văn thuyết minh
Đề văn nói chung và đề văn thuyết minh nói riêng là một dạng văn bản đặc biệt có các yêu cầu cụ thể để giáo viên đánh giá việc học sinh trên 2 phương diện: kiến thức và kỹ năng làm bài.
Đề văn thuyết minh thường có các loại sau:
+ Dạng đề đầy đủ: gồm yêu cầu về kiểu bài thuyết minh và đối tượng thuyết minh.
Ví dụ: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh của đất nước mà em có dịp tìm hiểu.
Thuyết minh về cây lúa Việt Nam.
Thuyết minh về áo đồng phục của trường em. Thuyết minh về tà áo dài Việt Nam.
Thuyết minh về sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1. Giới thiệu về đất nước Việt Nam cho bạn bè thế giới.
+ Dạng đề chỉ nêu đối tượng thuyết minh. Ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du
Áo dài Việt Nam
b) Xét theo đối tượng thuyết minh, đề văn thuyết minh có các loại sau: + Đề thuyết minh về một đồ vật.
+ Đề thuyết minh về một loài cây. + Đề thuyết minh về một tác giả.
+ Đề thuyết minh về một thể loại văn học. + Đề thuyết minh về danh lam thắng cảnh. + Đề văn thuyết minh về một phương pháp…
Khi tìm hiểu đề văn thuyết minh, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề theo các bước sau:
- Đọc kỹ đề văn, gạch chân các từ quan trọng. - Xác định kiểu bài và đối tượng thuyết minh. - Xác định phạm vi thuyết minh.
Ví dụ: Thuyết minh về quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8.
Trong đề văn này, HS gạch chân các từ, cụm từ: “thuyết minh”, “quyển sách giáo khoa Ngữ văn 8”. Từ “thuyết minh” giúp HS xác định
đúng thể loại, cụm từ “Sách giáo khoa Ngữ văn 8” nhằm xác định đúng đối tượng thuyết minh.
Tìm hiểu đề đúng sẽ giúp học sinh có cơ sở chuẩn bị tư liệu cho bài viết, định hướng đúng khi làm bài, tránh lan man, lạc hướng sa vào tạo lập các kiểu văn bản khác.