Nghiên cứu ảnh hưởng của nước dừa đến sự hình thành chồi từ callus

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro các giống mía Br2, Br7515 và QĐ 93-159 nhập nội. (Trang 43)

Công bố đầu tiên về việc sử dụng nước dừa trong nuôi cấy mô được nhà khoa học Van Overbeek và cộng sự của ông tìm ra. Sau đó thì tác dụng tích cực của nước dừa đã được nhiều nhà khoa học khác chứng nhận. Nước dừa là hợp chất tự

nhiên chứa nhiều chất khoáng, vitamin, hợp chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm Cytokinin có tác dụng kích thích hình thành chồi. Đây là thành phần không thể

thiếu trong quá trình tạo chồi và cụm chồi từ callus. Để biết được nồng độ nước dừa thích hợp nhất cho nuôi cấy mô ba giống mía chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nước dừa lên quá trình hình thành chồi allus. Kết quả được thể hiện ở

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của nước dừa đến sự hình thành chồi từ callus ở 2 giống mía BR2 và BR7515 MT Nồng độ (%) Số mẫu cấy

Sau 3 tuần nuôi cấy Br2

Sau 3 tuần nuôi

cấy Br7515 Chất lượng chồi S chi thu được H s nhân S chi thu được H s nhân CT1 0 30 46 1, 6 66 2, 2 - CT2 5 30 54 1, 8 84 2, 8 + CT3 10 30 66 2, 2 132 4.4 ++ CT4 15 30 123 4, 1 159 5, 3 + CT5 20 30 81 2, 7 126 4, 2 + CV (%) 5,7 5,5 LSD0, 5 0,25 0,38

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của nước dừa đến sự hình thành chồi từ callus ở giống mía QĐ 93-159

MT Nồng độ (%)

Số mẫu cấy

Sau 3 tuần nuôi cấy Qđ 93-159 Chất lượng chồi S chi thu được H s nhân CT1 0 30 51 1, 7 - CT2 5 30 57 1, 9 + CT3 10 30 66 2, 2 ++ CT4 15 30 120 4, 0 + CT5 20 30 84 2, 8 + CV (%) 5,6 LSD0, 5 0,25 Chú giải:

Hình 4.6: Biu đồ th hin nh hưởng ca nước da đến s hình thành chi t

callus ca ba ging mía Br2, Br7515 và QĐ93-159

Ở giống Br2 với giá trị LSD05 đạt 0,25 các công thức thí nghiệm có sự sai khác nhau có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó nồng độ nước dừa 15% (CT4) thu được hệ số nhân chồi cao nhất 4,1 chồi/mẫu, chất lượng Chồi mập, xanh

đậm. Kế tiếp là công thức 5 bổ sung nước dừa 20% hệ số nhân chồi đạt 2,7 chồi/mẫu. Tiếp theo đó là CT3 có hệ số nhân chồi 2,2 chồi/mẫu. Hệ số nhân chồi thấp nhất ở CT1 (ĐC) và CT2 chỉđạt hệ số nhân là 1,6 chồi/mẫu và 1,8 chồi trên mẫu.

Ở giống Br7515 với giá trị LSD05đạt 0,38 các công thức thí nghiệm có sự sai khác nhau có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó nồng độ nước dừa 15% (CT4) thu được hệ số nhân chồi cao nhất 5,3 chồi/mẫu, chất lượng Chồi mập, xanh

đậm. Kế tiếp là công thức 5 bổ sung nước dừa 20% hệ số nhân chồi đạt 2,7 chồi/mẫu và công thức 3 bổ sung 10% nước dừa đạt hệ số nhân 4,4 chồi/mẫu. Tiếp theo đó là CT2 có hệ số nhân chồi 2,8 chồi/mẫu. Hệ số nhân chồi thấp nhất ở CT1 (ĐC) chỉđạt hệ số nhân là 2,2 chồi/mẫu.

Ở giống QĐ 93-159 với giá trị LSD05 đạt 0,25 các công thức thí nghiệm có sự sai khác nhau có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó nồng độ nước dừa 15% (CT4) thu được hệ số nhân chồi cao nhất 4,0 chồi/mẫu, chất lượng Chồi mập, xanh đậm. Kế tiếp là công thức 5 bổ sung nước dừa 20% hệ số nhân chồi đạt 2,8

chồi/mẫu. Tiếp theo đó là CT3 có hệ số nhân chồi 2,2 chồi/mẫu. Hệ số nhân chồi thấp nhất ở CT1 (ĐC) và CT2 chỉđạt hệ số nhân là 1,7 chồi/mẫu và 1,9 chồi trên mẫu.

Kết quả được giải thích như sau: Nước dừa là hợp chất tự nhiên chứa nhiều chất khoáng, vitamin, hợp chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm Cytokinin có tác dụng kích thích hình thành chồi, tuy nhiên nếu sử dụng hàm lượng quá cao cũng dẫn đến ức chế quá trình sinh trưởng của mẫu. Hệ số nhân chồi ở giống Br2 và QĐ

93-159 vẫn chưa thay ở nồng độ 0-5% nước dừa do ở nồng độ 5% nước dữa vẫn chưa đủảnh hưởng tới quá trình nhân chồi ở giống Br2 và QĐ 93-159. Với nồng độ

thay đổi từ 10-15% lại cho sự thay đổi dõ dệt. Tuy nhiên khi tăng nồng độ nước dừa lên 20% hệ số nhân chồi giảm do cản trở quá trình trao đổi chất của tế bào làm giảm sự hình thành chồi. Ở giống Br7515 hệ số nhân chồi tăng dần khi tăng hàm lượng nước dừa từ 0-15% do ở nồng độ này nó kích thích sự hình thành chồi nách, ngăn chặn sự già hóa. Tuy nhiên tăng lên 20% nước dừa hệ số nhân chồi giảm do cản trở

quá trình trao đổi chất.

Như vậy với nồng độ nước dừa bổ sung vào môi trường 15% cho hệ số nhân chồi cao nhất đạt 4,1 chồi/mẫu ở giống Br2 và 4,0 với giống QĐ 93-159, ở giống Br7515 thì hệ số nhân chồi đạt 5,3 chồi/mẫu ở nồng độ này.

Hình 4.7: nh hưởng ca nước da đến d hình thành chi t callus sau 3 tun nuôi cy

4.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ khác nhau lên quá trình nhân nhanh chồi của ba giống mía BR2, QĐ 93-159 và BR7515

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro các giống mía Br2, Br7515 và QĐ 93-159 nhập nội. (Trang 43)