Phương pháp nghiên cứu nội dung 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro các giống mía Br2, Br7515 và QĐ 93-159 nhập nội. (Trang 30)

- Phương pháp tái sinh chôi in vitro:

Mô sẹo được cắt miếng 0,2cm x 0,2cm và đưa vào nuôi cấy trong môi trường + Sử dụng môi trường: MS + đường saccharose 30 g/l + agar 6 g/l + BAP (0- 2,5 mg/lMT) + Kinetin (0, 2 mg/lMT).

+ Chồi được cấy trên bề mặt môi trường với mật độ đồng đều, sau khi cấy xong đưa vào phòng nuôi cấy với điều kiện nhiệt độ phòng từ 22-250C, cường độ

chiếu sáng 2000-2500 lux, ẩm độ 60-65% quang chu kì 16h sáng/8h tối. Tiến hành theo dõi số chồi, chất lượng chồi (quan sát bằng mắt thường).

Thí nghim 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ khác nhau kết hợp với Kinetin(0, 2mg/lMT) lên quá trình tái sinh chồi từ callus của các giống mía Br7515, Br2 và QĐ93-159.

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn. Với 6 công thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại. Thí nghiệm được bố trí như sau:

Công thức Nồng độ BAP (mg/l) 1(Đ/C) MT Nền + 0 2 MT Nền + 0,5 3 MT Nền + 1,0 4 MT Nền + 1,5 5 MT Nền + 2 6 MT Nền + 2,5

Chỉ tiêu theo dõi sau 3 tuần: Tỷ lệ tái sinh, chất lượng chồi. MT Nền= MS + đường saccharose 30 g/l + agar 6 g/l.

Thí nghim 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của nước dừa lên quá trình tái sinh chồi của các giống mía Br7515, Br2 và QĐ93-159.

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn. Với 5 công thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 2 bình, mỗi bình 5 chồi. Thí nghiệm được bố trí như sau:

Công thức Nồng độ nước dừa (%) 1 (Đ/c) MT nền + 0 2 MT nền + 5 3 MT nền + 10 4 MT nền + 15 5 MT nền + 20

Chỉ tiêu theo dõi sau 30 ngày: Hệ số nhân, chất lượng chồi. Chú ý:

MT nền = MS + 3% đường saccharose + 0, 6% agar, pH = 5,6-5,8.

Nồng độ nước dừa thích hợp nhất cho tái sinh chồi mía xác định ở thí nghiệm 3 (ký hiệu A) được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.

- Phương pháp nhân nhanh chồi in vitro dưới ảnh hưởng của BAP

+ Sử dụng chồi sạch bệnh, sinh trưởng tốt có chiều dài từ 0,5-1cm, dùng pank đã được khử trùng trên ngọn lửa đèn cồn, chờ nguội rồi gắp chồi đưa vào môi trường đã được chuẩn bị trước.

+ Cấy chồi trên bề mặt môi trường với mật độ đồng đều, sau khi cấy xong

đưa vào phòng nuôi. Sau đó tiến hành theo dõi số chồi và chất lượng chồi (quan sát bằng mắt thường).

Thí nghim 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ khác nhau lên quá trình nhân nhanh chồi của các giống mía Br7515, Br2 và QĐ93-159.

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn. Với 7 công thức, mỗi công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại cấy 2 bình, mỗi bình cấy 25 chồi. BAP được bổ sung vào MT nền và A (nồng độ nước dừa thích hợp cho nhân nhanh chồi mía xác định ở thí nghiệm 3) với các nồng độ sau:

Công thức Nồng độ BAP (mg/l) 1 (Đ/c) MT nền + A + 0,0 2 MT nền + A + 0,1 3 MT nền + A + 0,2 4 MT nền + A + 0,3 5 MT nền + A + 0,4 6 MT nền + A + 0,5 7 MT nền + A + 1,0

Chỉ tiêu theo dõi sau 4 tuần nuôi cấy: Hệ số nhân, chất lượng chồi. Chú ý:

MT nền = MS + 3% đường saccharose + 0, 6% agar, pH = 5,6-5,8.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro các giống mía Br2, Br7515 và QĐ 93-159 nhập nội. (Trang 30)