Ở Việt Nam, nuôi cấy mô mía đã được tiến hành ở một số cơ sở nghiên cứu. Viện Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng công nghệ nuôi cấy mô trong nhân nhanh một số giống mía. Trong những năm qua nước ta đã nhập nội một số giống mía , chủ yếu là các giống mía ROC của Đài Loan. Tuy nhiên do giá thành cao, hệ số nhân của các phương pháp nhân giống truyền thống lại thấp không đủ đáp ứng đủ nhu cầu về giống mía. Gần đây một số
Viện nghiên cứu đã tiến hành nhân giông mía in vitro (Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam và Viện Nghiên cứu Mía đường). Ngoài ra chúng ta đã bươc đầu chọn tạo giống mới bằng đột biến, dung hợp tế bào trần, chuyển gen (Đỗ Năng Vịnh, 2002) [12].
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trên đối tượng là cây mía (Succharum officinarum), sử
dụng giống mía BR7515, Br2 và QĐ93-159 nhập nội.
Mẫu dùng để nuôi cấy được trồng tại vườn ươm mía Trạm thực nghiệm sinh học công nghệ cao Văn Giang – Hưng Yên, thuộc Viện di truyền Nông nghiệp – Từ
Liêm – Hà Nội.
Vật liệu đưa vào là chồi đỉnh, chồi nách gần ngọn của các cây mía đang giữa thời kỳ sinh trưởng mạnh và callus phát sinh từ mẫu lá non hiện có tại cơ sở.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
Địa điểm: Trạm thực nghiệm Sinh học Công nghệ cao, Văn Giang – Hưng Yên; trực thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp, Km số 2 – Đường Phạm Văn Đồng – Từ Liêm – Hà Nội. Thời gian tiến hành: Từ 26/12/2013 đến 15/5/2014 3.3. Hóa chất và thiết bị 3.3.1. Hóa chất - Hóa chất khử trùng (cồn, NaClO, HgCl2) - Môi trường MS cơ bản - Saccharose - Agar - Nước dừa
- Các chất kích thích sinh trưởng: BA, Kinetine, α-NAA
3.3.2. Thiết bị
- Máy đo pH - Máy khuấy từ
- Cân phân tích 10-4, cân kỹ thuật 10-2 - Bếp ga
- Lò vi sóng - Tủ sấy
- Nồi hấp vô trùng - Box cấy vô trùng
3.4. Nội dung nghiên cứu.
Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu nuôi cấy chồi đỉnh và chồi nách đến khả năng tái sinh chồi của các giống mía Br7515, Br2 và QĐ93-159.
Nội dung 2: Ngiên cứu ảnh hưởng của các chất đến quá trính tái sinh và nhân nhanh chồi mía.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Kinetin =0.2mg/l khi kết hợp với BAP
ở các nồng độ khác nhau lên quá trình tái sinh chồi của các giống mía Br2, Br7515 và QĐ 93-159.
.- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ nước dừa đến khả năng tái sinh chồi của giống mía Br7515, Br2 và QĐ93-159.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP ở các nồng độ khác nhau lên quá trình nhân nhanh chồi của các giống mía Br2, Br7515 và QĐ 93-159.
Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA đến quá trình hình thành rễ bất định của các giống mía Br2, Br7515 và QĐ 93-159 tạo cây hoàn chỉnh.
Nội dung 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể đến sinh trưởng và phát triển của cây mía ngoài vườn ươm.
3.5. Phương pháp nghiên cứu