0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG XẤU ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÁC KẺ - BẢN BUNG - NA HANG - TUYÊN QUANG. (Trang 62 -62 )

- Bảo vệ rừng: Tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương; các ngành chức năng xây dựng quy ước bảo vệ rừng, PCCR, sâu bệnh hại rừng; vận động các hộ ký cam kết không tự ý chặt phá rừng, phát nương làm rẫy.

- Trồng mới rừng và chăm sóc rừng trồng: Trồng mới rừng trên diện tích đất chưa có rừng, đất nương rẫy, đất rừng nghèo kiệt không có khả năng phục hồi thành rừng. Chú trọng phát triển lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế, kết hợp với sản xuất nông lâm nghiệp để người dân được hưởng các sản phẩm phụ. Lựa chọn cơ cấu cây trồng sinh trưởng phát triển nhanh phù hợp với điều kiện tự

nhiên của vùng dự án. Cây giống đưa vào trồng rừng phải rõ nguồn gốc, xuất xứ, bảo đảm tiêu chuẩn xuất vườn theo quy định; cung ứng từ các vườn ươm được công nhận đủđiều kiện sản xuất kinh doanh.

- Chăm sóc rừng trồng: Hướng dẫn các hộ thực hiện chăm sóc rừng trồng

đúng kỳ, đúng lứa và theo đúng quy trình kỹ thuật quy định.

- Khai thác rừng trồng: Căn cứ loài cây, loại rừng để lựa chọn phương thức khai thác hợp lý. Tuy nhiên, phải tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục, quy định của nhà nước và của tỉnh trước khi tiến hành khai thác.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.2 Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu đề tài trên đi đến một số kết luận như sau:

nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học trong khu bảo tồn Tác Kẻ bản Bung - Na Hang:

- Khai thác lâm sản quá mức: hoạt động khai thác rừng diễn ra mạnh từ

những năm 1990 trở lại đây

- Do đói nghèo và nhận thức của người dân: do đời sống của người dân còn nghèo khó nên việc khai thác lâm sản là khó tránh khỏi, đời sống của người dân vùng khu bảo tồn sống lệ thuộc vào tài nguyên và các sản phẩm từ

khu bảo tồn. Do ý thức của người dân còn thấp nên chưa nhận thức được tác hại của việc phá rừng, cùng với việc thiếu hiểu biết về môi trường và những khó khăn về vấn đề môi trường mà chúng ta đang gặp phải.

- Hoạt động khai thác du lịch: Những năm gần đây KBT đã thu hút

được khá nhiều lượt khách du trong và ngoài nước, đóng góp một phần vào ngân sách của huyện nói chung và của khu bảo tồn nói riêng. Bên cạnh những mặt tích đó cung có nhiều mặt tiêu cực, là nguyên nhân của sự khai thác lâm sản ngoài gỗ qua mức và săn bắt động vật hoang dã, làm xáo động cuộc sống của động vật hoang dã trong khu bảo tồn, ảnh hưởng đến sự phát triển của

động vật, ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng do các loại chất thải của hoạt

động du lịch.

- Khai thác lâm sản ngoài gỗ: Thực vật khai thác lâm sản ngoài gỗ có vai trò quan trọng góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng, tuy nhiên do không biết bảo vệ và khai thác quá mức đã làm cho một số cây quý, hiếm tuyệt chủng, gây mất đa dạng cho khu bảo tồn.

5.2. Kiến nghị

- Đề nghị các ban liên ngành cùng với UBND các xã trong khu vực xây dựng và đưa ra các phương án phát triển kinh tế nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và giảm áp lực từ môi trường.

- Đề nghị các UBND các xã trong KBT xây dựng kế hoạch, phương pháp phối hợp chặt chẽ với các xã của tỉnh bạn truy quét quyết liệt các đối tượng xâm hại tài nguyên rừng.

- Các cấp, các ngành chính quyền phối hợp với ban quản lý khu du lịch

để tạo nên một khu du lịch lành mạnh an toàn. bên cạnh đó, các tour du lịch vềđa dạng sinh học của vùng góp phần tăng thêm hiểu biết và nhận thức của du khách.

- Đề nghị HĐND, UBND tỉnh quan tâm đến chếđộ chính sách đối với

đồng bào dân tộc sống trong vùng đệm khu bảo tồn. Có cơ chế chính sách quy hoạch cụ thể, xem xát đến vấn đề di dân ra khỏi vùng lõi rừng đặc dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Hồng Binh (2003), Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, Báo cáo hội thảo khoa học quốc gia các công trình nghiên cứu liên quan đến vườn quốc gia Ba Bể và Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, Nxb Lao động, Hà Nội, tr. 7 - 9.

2. Đặng Huy Huỳnh (chủ biên), Đào Văn Tiến, Cao Văn Sung, Phạm Trọng ảnh, Hoàng Minh Khiên, 1994.

3. Đặng Huy Huỳnh và nnk, Bộ thú Móng guốc ngón lẻ, Bộ thú móng guốc ngón chẵn. Bản thảo cho Động Vật Chí Việt Nam. 59 trang.

4. Lê Vũ Khôi, 2001. Danh lục các loài thú ở Việt Nam. Nxb. Nông Nghiệp.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ Môi trường, 2000. Sách Đỏ Việt Nam, Phần Động vật. Nxb KH & KT, Hà Nội. 369 trang.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Viện Điều tra quy hoạch rừng, 2006. Báo cáo tổng hợp kết quả chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc thời kỳ 2001-2005. 141 trang

7. VũĐình Thống (2003b). Các loài dơi đã ghi nhận được ở khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang và vườn quốc gia Ba Bể, Báo cáo hội thảo khoa học quốc gia, Các công trình nghiên cứu liên quan đến vườn quốc gia Ba Bể và khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội, tr. 109 - 113.

8. Lê Trọng Trải, Eames J.C., Nguyễn Đức Tú, Furey N. M., Kouznetsov A.N., Monastyrskii A.L., Đặng Ngọc Cần, Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường và Bùi Xuân Phương (2004), Báo cáo đa dạng sinh học tổ hợp bảo tồn Ba Bể/Na Hang (bao

gồm vườn quốc gia Ba Bể, khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang và khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam Xuân Lạc), Dự án PARC, 113 trang.

9. Nguyễn Trường Sơn, Đặng Ngọc Cần và Vũ Đình Thống (2002), Khu hệ dơi ở khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb KH&KT, Hà Nội: tr. 721-725. 10.Tổ chức bảo tồn Động thực vật hoang dã Quốc tế - chương trình đông

dương (1999), Dự án bảo tồn rừng mưa Na Hang. 85 trang.

11.BirdLife International and FIPI., 2004. Sourcebook of Existing and

Proposed Protected Areas in Vietnam. Hanoi

PH LC

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG XẤU ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÁC KẺ - BẢN BUNG - NA HANG - TUYÊN QUANG. (Trang 62 -62 )

×