Công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu bảo tồn rừng Tác kẻ, những năm gần đây vẫn còn diễn biến phức tạp, nạn khai thác, vận chuyển lâm sản trái
phép vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, rừng vẫn bị khai thác trái phép. Một sốđồng bào dân tộc vẫn vào rừng khai thác gỗ làm nhà sàn theo phong tục tập quán, khai thác gỗ trái phép để bán, một số hộ đồng bào vẫn lên rừng phát nương làm rẫy, trồng ngô, trồng sắn để phục vụ cuộc sống mưu sinh.
Do hoạt động khai thác rừng diễn ra mạnh mẽ từ những năm 1980 đến trước khi có Luật Bảo vệ môi trường 1993, những cánh rung tự nhiên bị tàn phá mạnh. Sau năm 1990 trở về đây, mặc dù đã có nhiều chính sách bảo vệ
phát triển rừng Na Hang tuy nhiên nhiều chính sách vẫn còn lỏng lẻo, còn nhiều chỗ sơ hở cho việc tàn phá rừng. Chính vì thế rưng trên địa bàn huyện hiện nay chủ yếu là rừng non tái sinh, rừng tự nhiên nghèo, kiệt sau khai thác.
4.3. Tìm hiểu nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn Tác Kẻ - Bản Bung Na Hang
Thông qua việc điều tra phỏng vấn người dân, cán bộ kiểm lâm, cán bộ
công chức trong khu bảo tồn cùng với việc kế thừa số liệu và sự tham vấn cán bộ thuộc Ban quản lý KBT, trạm kiểm lâm xã và chính quyền tôi thấy nguyên nhân do tự nhiên gây ra không ảnh hưởng đến việc suy giảm ĐDSH của KBT, chỉ có nguyên nhân do con người gây ra là ảnh hưởng mạnh mẽđến suy giảm
ĐDSH của khu bảo tồn. Theo điều tra 50 phiếu, thống kê được các nguyên nhân gây suy giảm ĐDSH từ con người như sau:
Bảng 4.3: Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học
STT Nguyên nhân gây suy giảm ĐDSH Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Đói nghèo và nhận thức của người dân 21 42
2 Cháy rừng 4 8
3 Cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước 12 24
4 Nguyên nhân khác 13 26
42 8 24 26 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Nguyên nhân gây suy giảm ĐDSH
T ỷ l ệ ( % ) Đói nghèo và nhận thức của người dân Cháy rừng Cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước Nguyên nhân khác
Hình 4.1: Nguyên nhân gây suy giảm ĐDSH
Qua bảng 4.5 và đồ thị ta thấy nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học tại KBT Tác Kẻ- bản Bung chủ yếu là do đói nghèo và nhận thức của người dân chiếm 42%, còn có các nguyên nhân như cơ chế chính sách quản lý của nhà nước chiếm 24%, do cháy rừng chiếm 8%, các nguyên nhân khác như
khai thác du lịch, khai thác lâm sản quá mức, khai thác lâm sản ngoài gỗ, chăn nuôi, gia tăng dân số… chiếm 26%.
4.3.1. Nghèo đói và nhận thức của người dân
Theo phỏng vấn một số hộ dân thuộc khu vực khu bảo tồn Tác Kẻ- bản Bung Na Hang, thì đa số dân cư trong khu vực là người dân tộc thiểu số, sống phụ thuộc vào nông nghiệp lạc hậu là chính.
Cuộc sống còn rất nhiều thiếu thốn, gặp nhiều khó khăn. Nhiều người dân sống phụ thuộc vào rừng, khai thác các sản phẩm từ rừng đểđáp ứng các nhu cầu hằng ngày và cuộc sống mưu sinh. Qua điều tra phỏng vấn 50 hộ dân trong khu vực thu được cơ cấu nghề nghiệp như sau:
46% 12% 36% 6% Nông nghiệp Chăn nuôi Lâm nghiệp Ngành nghề khác
Bảng 4.4: Cơ cấu nghề nghiệp của người dân khu bảo tồn S TT Ngành nghề Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Nông nghiệp 23 46 2 Chăn nuôi 6 12 3 Lâm nghiệp 18 36 4 Ngành nghề khác 3 6 Tổng 50 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Hình 4.2: Cơ cấu nghề nghiệp của người dân khu bảo tồn
Theo thống kê, hiện nay tỷ lệ đói nghèo của huyện chiếm 41,81% dân số toàn huyện năm 2012, như vậy hộ nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao và tập chung
ở những vùng xã trung tâm huyện. Trong khi đó, tổng diện tích đất tự nhiên là 86.353,73 ha, trong đó diện tích nông nghiệp là 79.850,89 ha chiếm 92,47% DTTN, đất phi nông nghiệp 5.467,22ha chiếm 6,33% DTTN, đất sử dụng là 1035,62ha chiếm 1,2 % DTTN. Hầu hết các gia đình sản xuất nông nghiệp
đều sử dụng các loại thuốc trừ sâu, phân hóa học với một lượng lớn, làm ảnh hưởng đến hoạt động sống của các loài động thực vật xung quanh vùng đất
nông nghiệp. Theo phỏng vấn ngẫu nhiên các hộ dân, thì phần lớn nguồn thu nhập từ nông nghiệp không đủđể cho họ chi trả cho cuộc sống hằng ngày, họ
phải kiếm thêm từ rừng như cắt gỗ, lấy cây thuốc, săn bắn …Đói nghèo luôn
đi kèm với việc khai thác các nguồn sản phẩm từ rừng làm suy giảm các nguồn tài nguyên. Tuy các hoạt động khai thác đó nhỏ lẻ, không ồ ạt nhưng lại lặp đi lặp lại trong một thời gian dài nên rất khó quản lý và gây nên tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên sinh học.
Khi rừng càng giảm về số lượng thực vật, động vật hay diện tích rừng bị thu hẹp đã dẫn đến hiện tượng hạn hán, lũ lụt, khả năng ngăn chặn sói mòn
đất là rất kém. Cho nên mỗi lần thiên tai ập đến lại chính người nghèo tiếp tục gánh chịu hậu quả. Vì mục đích là có thu nhập nuôi sống gia đình mà các hộ
dân đang dần làm suy giảm nguồn tài nguyên mà họ không nhận thức được nó. Vậy cần có những chính sách hỗ trợ việc làm, vốn cho người dân phát triển kinh tế…để giảm bớt hiện tượng khai thác rừng.