Thực trạng kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Tác Kẻ - Bản Bung - Na Hang - Tuyên Quang. (Trang 41)

- Sản xuất nông lâm nghiệp:

Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chính của nhân dân các dân tộc khu bảo tồn. Thu nhập chủ yếu từ canh tác nông lâm nghịêp, chăn nuôi. Nhưng với diện tích gieo trồng còn nhỏ hẹp, năng suất cây trồng thấp (năng suất lúa: 53,39 tạ/ha, ngô: 36,13 tạ/ha; sản lượng lúa: 300,2 tấn, ngô: 272,95 tấn); bình quân lương thực quy thóc: 24,26kg/người/tháng; sản phẩm nông nghiệp chỉ mang tính tự cung tự cấp là chính chưa trở thành hàng hóa nên đời sống của người dân còn rất khó khăn. Hàng năm, có khoảng 25% số hộ thiếu lương thực trong những tháng giáp hạt. Cây lương thực chính là lúa, sắn, ngô...; đây là những loại cây trồng xoá đói giảm nghèo của người dân; ngoài ra người dân trong khu vực còn trồng một số loài cây khác: Khoai, sắn, đỗ, lạc…nhưng không đáng kể.

Sản xuất lâm nghiệp trong khu bảo tồn chủ yếu là bảo vệ, tu bổ làm giàu rừng; sóc rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên; trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng của chương trình 327, và Dự án 661 và trồng rừng sản xuất bằng vốn tự có nhưng với diện tích ít. Thu nhập từ kinh tế rừng tuy chưa nhiều, song, cũng góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.

-Chăn nuôi, thuỷ sản:

Chăn nuôi: Do có thuận lợi về diện tích rừng rộng lớn, đồi núi thấp nhiều, thành phần loại thức ăn phong phú thích hợp với phát triển chăn nuôi

đại gia súc như: Trâu, bò...; Tuy nhiên, chăn nuôi ở các xã trong vùng dự án phát triển chậm mang tính tự cấp tự túc với quy mô nhỏ, lẻ; phương thức chăn nuôi theo tập quán thả rông vào rừng, không kiểm soát quản lý, khi cần mới tìm về. Gia cầm chủ yếu là gà, vịt được nuôi ở quanh nhà. Bình quân mỗi gia

đình nuôi từ 1-2 con lợn, 2-3 con trâu hoặc bò. Chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của đồng bào, chăn nuôi không những cung cấp nguồn thức ăn tại chỗ mà còn cung cấp sức kéo cũng như phân bón cho sản

xuất nông nghiệp, góp phần làm tăng năng suất cây trồng cũng như việc cải tạo đồng ruộng. Nhưng phương thức nuôi thả tự do gia súc vào rừng đang gây ra những mối nguy hại cho đa dạng sinh học của khu bảo tồn.

Thuỷ sản: Hệ thống sông, suối nhiều, song nghề đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản chưa phát triển, sản phẩm chủ yếu đánh bắt vùng ngập lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang để phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày cho người dân. Hiện nay việc đánh bắt cá, giết hại và thu thập các nguồn tài nguyên ở

các thủy vực là mối đe dọa lớn đối với ĐDSH của Khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Tác Kẻ - Bản Bung - Na Hang - Tuyên Quang. (Trang 41)