Tổng quan về đa dạng sinh học ở tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Tác Kẻ - Bản Bung - Na Hang - Tuyên Quang. (Trang 30)

Tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030, với tổng kinh phí khoảng hơn 105 tỷ đồng.

Hoạt động này nhằm bảo tồn và phát triển phong phú, đa dạng các hệ

sinh thái, các loài sinh vật, đồng thời cung cấp cơ sở pháp lý cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các ngành và địa phương.

Tỉnh thành lập, kiện toàn Ban quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên; tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu, các trường đại học, tiến hành điều tra, nghiên cứu, giám sát và phát triển đa dạng sinh học, đặc biệt là việc nghiên cứu tại các khu bảo tồn thiên nhiên. Tuyên Quang chú trọng điều tra, đánh giá bảo tồn loài Voọc mũi hếch, Voọc đen má trắng… và các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng.

Cùng với đó, Tuyên Quang triển khai các trương trình, dự án bảo tồn dựa vào cộng đồng, phát triển du lịch sinh thái, thống kê đầy đủ các loài động vật, thực vật tại 4 khu bảo tồn Na Hang, Cham Chu, Khuôn Hà – Thương Lâm và Tân Trào. Tỉnh sẽ xây dựng mô hình quần chúng nhân dân bảo vệ

thiên nhiên và đa dạng sinh học, hỗ trợ nghề nghiệp cho cộng đồng dân cư

sống trong khu bảo tồn…

Tỉnh Tuyên Quang có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 587.700 ha; trong

Tuyên Quang được xếp hạng là một trong 223 hệ sinh thái giàu tính đa dạng sinh học nhất thế giới. Tỉnh đã xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên ở các địa phương như Sơn Dương, Na Hang, Hàm Yên…, trong đó hệ sinh thái rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh lâu năm có diện tích trên 6.500 ha, với khoảng 2.000 loài thực vật, có nhiều loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam .

Theo thống kê, hiện nay tại 2 Khu bảo tồn thiên nhiên Pắc Tạ – Bản Bung và Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu có khoảng 250 con Voọc mũi hếch… Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nhiều loài động, thực vật quý hiếm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đang có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Trong số 69 loài thực vật quý hiếm ghi trong sách đỏ Việt Nam có một số loài: Hoàng đàn, Re hương và Hoàng liên chân gà ở mức độđe dọa tuyệt chủng rất nguy cấp; nghiến, Pơ mu, Hoa thiên núi cao… ở mức độ nguy cấp. Trong số

274 loài động vật quý hiếm, có 39 loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng… Vì vậy, việc thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu là một trong những yêu cầu cấp bách đối với tỉnh Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Tác Kẻ - Bản Bung - Na Hang - Tuyên Quang. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)