năng còn lại quần thể lớn nhất. Theo ước tính hiện nay số lượng quần thể
Voọc mũi hếch ở Na Hang ít nhất là từ 111 con (Đặng Ngọc Cần và Nguyễn Trường Sơn 1999) đến 191 con (Lê Hồng Binh, theo trích dẫn của Đặng Ngọc Cần và Nguyễn Trường Sơn 1999). Tuy nhiên, quần thể Voọc mũi hếch ở Na Hang bị chia thành hai quần thể nhỏ, mỗi quần thểở một khu vực thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt. Cùng với Voọc mũi hếch, ở khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang còn có loài Voọc má trắng (Boonratana 1998).
2.3. Đánh giá chung về công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam Việt Nam
Việt Nam đã được công nhận là một nước có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên thế giới và là một trong các quốc gia được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu. Sự đa dạng về địa hình, đất đai, cảnh quan và khí hậu là cơ sở
rất thuận lợi, tạo nên tính đa dạng của cả hệ sinh thái, loài và nguồn gen của Việt Nam. Trong các hệ sinh thái cạn, đã thống kê và xác định được trên 13.200 loài thực vật, khoảng 10.000 loài động vật. trong các vùng đất ngập nước nội địa, đã xác định được trên 3000 loài thủy sinh vật. Môi trường biển với 20 kiểu hệ sinh thái đặc thù, đặc trưng cho biển nhiệt đới và là môi trường sống của trên 11.000 lào sinh vật biển. Khoảng 2 thập kỷ gần đây, rất nhiều loài động, thực vật mới được phát hiện và mô tả, trong đó có rất nhiều chi và loài mới cho khoa học; đặc biệt là các loài thú và các loài cây thuộc họ Lan. Hiện nay nhiều loài động, thực vật mới vẫn được phát hiện và công bố ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, các hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế và văn hóa của đất nước, thể hiện ở các giá trị chính là bảo vệ thiên nhiên và môi trường (giá trị về chức năng sinh thái); kinh tế (giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp); và văn hóa, xã hội. ĐDSH đóng góp lớn
cho nền kinh tế quốc gia, là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực; duy trì nguồn gen vật nuôi, cây trồng; cung cấp các loại vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều mối đe dọa tới ĐDSH của Việt Nam. Việc gia tăng dân số và mức tiêu dung là áp lực dẫn tới khai thác quá mức tài nguyên sinh vật. Sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng đã làm thay đổi cảnh quan tự nhiên. Thay đổi phương thức sử dụng đất, xây dựng nhiều cơ sở
hạ tầng đã làm giảm diện tích sinh cảnh tự nhiên, chia cắt các hệ sinh thái, làm suy giảm môi trường sống của nhiều loài động, thực vật hoang dã. Việc xây dựng nhiều đập nước đã làm ngăn chặn đường di cư của nhiều loài cá. Việc tăng nhanh độ che phủ rừng là một tín hiệu tốt, nhưng cũng nên chú ý làm một nữa diện tích rừng tăng lên là rừng trồng và rừng phục hồi, nên giá trị ĐDSH không cao. Trong khi đó rừng giàu và rừng nguyên sinh không còn nhiều và tiếp tục bị suy giảm.
Trong những năm qua, ĐDSH Việt Nam đã đóng góp giá trị quan trọng cho nền kinh tế quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cùng khám chữa bệnh. Năm 2010, ngành nông nghiệp đóng góp trên 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chiếm 28% kim ngạch xuất khẩu của cả
nước.
Khoảng 20 triệu người dân Việt Nam phụ thuộc vào tài nguyên thủy sinh và đang khai thác, sử dụng trên 300 loài hải sản và trên 50 loài thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế; khoảng 25 triệu người sống trong hoặc gần các khu rừng, và 20 – 25% thu nhập của họ là từ các sản phẩm nông sản ngoài gỗ, gồm hàng trăm loài cây thuốc, cây cho dầu, thuốc nhuộm…
ĐDSH và các cảnh quan trên cạn và ven bờ biển, đảo có các hệ sinh thái tự nhiên với tính ĐDSH cao còn là nền tảng cho ngành du lịch đang phát triển nhanh tại Việt Nam. Nhiều loài cây, con đã gắn liền với lịch sử, văn hóa
và trở thành vật thiêng liêng hoặc vật thờ cúng của cộng đồng người Việt, ví dụ: loài Rùa Hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi trả lại gươm thần sau khi chiến thằng giặc Minh.
Bên cạnh những giá trị kinh tế - xã hội và văn hóa, ĐDSH còn cung cấp nhiều dịch vụ quan trọng. Các kiểu thảm thực vật trên cạn cũng như ở vùng nước ven bờ giúp điều hòa khí hậu thông qua dự trữ cacbon, lọc không khí và nước, phân hủy các rác thải, giảm nhẹ tác động tiêu cực của thiên tai như lở đất và bảo lũ. Rừng ngập mặn dọc bờ biển đóng vai trò là những “lá chắn xanh” làm giảm từ 20 – 70% sức mạnh của song biển, đồng thời giúp đảm bảo an toàn đê biển, làm giảm hàng tỷđồng chi phí tu bổ đê điều, đồng thời hỗ trợ sự hình thành những vùng đất mới ở các vùng cửa sông Hồng, sông Cửu Long.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU