Đặc điểm môi trường khu bảo tồn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Tác Kẻ - Bản Bung - Na Hang - Tuyên Quang. (Trang 50)

Rng núi đá

a. Rừng kín thường xanh ít bị tác động

Loại rừng này thường phân bố ở sườn, đỉnh núi đá vôi, nơi xa dân cư. Diện tích nhỏ và không liền khoảng mà thường theo đám, theo dải. nhìn chung rừng tốt mật độ cây cao khoảng 1.000 cây/ha, độ khép tán đạt từ 07 - 08. Cây có kích thước tương đối lớn. Về cấu trúc tầng gỗ có thể chia thành 3 phần phụ sau:

Tầng A1: gồm các loài cây cao phổ biến như: Nghiến, Đinh, Lim, Sến, Táu, Sấu ….. lác đác còn những cây cá biệt gỗ tốt có đường kính kha tốt như: Nghiến, Trai, Chò nâu, Chò chỉ. Chiều cao tầng A1 đạt tới 15 – 25m đường kính cây 30-40cm.

Tầng A2: là tầng tán chính của rừng cao 10-15m, có độ khép tán ngang cao. Ngoài cây tầng A1 có mặt ở đây còn có các loài cây khác như: Thị đá, Gội gác, Ké, Sến, Táu, Vải ….. đặc biệt ở tầng này cũng có nhiều Nghiến, Trai, nhưng với số lượng nhỏ.

Tầng A3: Gồm các loài cây có chiều cao sát tầng A2 như: Mạy Tèo, Ô Rô, nhọ Nồi, Ngát, Thị rừng, Nhội, …

Tầng cây bụi, thảm tươi phát triển khá, gồm dương xỉ thường, quyết lá sẻ, sa nhân, ráy, cỏ lá…Đôi khi còn gặp lát, thông tre, kim giao,…

Thực vật ngoài tầng có thể kể như: dây đất na, móc lèo,… b) Rừng thứ sinh nghèo kiệt sau khai thác.

Rừng thứ sinh nghèo kiệt sau khai thác phổ biến trong phạm vi toàn huyện do người dân khai thác gỗ, củi, và các lâm sản nhiều lần trong nhiều năm nên trữ lượng rừng thấp. Cây còn lại chủ yếu là cây nhỏ và cây tái sinh yếu, vì núi đá có hoàn cảnh khá khắc nghiệt, đất nghèo, kiệt nước nên chúng không thể phát triển được.

Đặc điểm là tầng cây gỗ mật độ thưa, đường kính nhỏ, chiều cao từ 5 - 7m, không phân rõ tầng. Thực vật gồm Đa thắt nghẹt, si, sung, xanh, cọc rào, …

Tầng cây bụi, thảm tươi, dây leo phát triển nhiều, các loài ưu thế là: Lá han tía, Gai rừng, Lấu, Vỏ rộp,…

Đáng chú ý là những cây trên trạng thái này có khả năng tạo thế làm cây cảnh và phong cảnh rất tốt.

Rng trên núi đất

a) Rừng thứ sinh sau khai thác

Rừng trên núi đất là đối tượng bị tác động mạnh nhất. Tùy theo mức độ

tác động của con người mà thành phần các loài cây của tầng gỗ và cây bụi thảm tươi, dây leo dưới tán có sự thay đổi. Sự suy giảm những loài cây quý, cây to, tầng rừng bị phá hoại cùng sự xuất hiện của loài cây ưa sáng làm cho rừng có kết cấu mới phát triển theo hướng khác, vai trò sinh thái cũng khác. Rừng trên núi đất đa số là rừng nghèo, không còn khả năng cung cấp gỗ, tuy nhiên vẫn có tác dụng tốt trong phòng hộ môi trường.

b) Rùng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy và lửa rừng

Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy và sau chặt phá của dân cư sống trong khu vực nằm sát vùng dân cư và trên các nương rẫy có độ tán che phủ S = 0,4 -0,6 những cây to còn sót lại không đáng kể chủ yếu là cây tái sinh chồi

thường thấp và cong queo. Chiều cao phổ biến từ 4-6m. Thành phần cây gồm: Sau sau, Thẩu tấu, Lòng mang, Chòi mòi, Thanh thất, Dâu da, Xoan nhừ, ….

Dây leo nhiều bụi rậm nhiều, thành phần gồm: Sử quân tử, Dây gắm hoàng đằng, Dây chiên chiến, Móng bò lá nhỏ , …

Rng che na

rừng che nứa có nguồn gốc tự nhiên được người dân quản lý và bảo vệ. rừng che nữa phân bố rải rác, phần lớn diện tích rừng đã được khai thác để

xây dựng nhà và làm củi đun. Nếu được bảo vệ chăm sóc rừng che nứa sẽ

cung cấp sản phẩm hàng năm ổn định đồng thời bảo vệ môi trường.

Trng rng

Rừng trồng trong khu vực chủ yếu được trồng từ nguồn vốn từ các chương trình 327, PAM, phần nhỏ do người dân tự bỏ vốn trồng. Rừng trồng không tập chung mà phân bố rải rác trong huyện.

a. Rừng keo lá tràm và keo tai tượng

Cả hai loại keo phát triển tốt, một phần nhỏ diện tích keo đến tuổi khai thác, còn lại hầu hết ở tuổi non đang thời kỳ chăm sóc. Đối với loại rừng này cần từng bước thu hoạch đồng thời bổ sung các loài cây bản địa.

b.Rừng quế

Quế được trồng phổ biến ở quy mô nhỏ trong các đồi thấp, gần nhà. Nhiều gia đình trồng quế làm cây che bong mát cho vườn chè. Hiện rừng quế

khá phù hợp với điều kiện lập địa nên sinh trưởng và phát triển tốt. Quế là cây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đặc sản quý, có tuổi thọ dài và có thể giữ lại khi thị trường gặp khó khăn mà không ảnh hưởng tới chất lượng.

c. Rừng hỗn giao

Rừng hỗn giao thường được trồng với rừng phòng hộ thuộc chương trình 327. Các loài cây trồng chính là: Muồng, Lát, Xoan nhừ, các loài cây

phù trợ là Keo, Bồđề. Hiện rừng đang sinh trưởng tốt, tuy nhiên trong cơ cấu rừng phòng hộ cần lựa chọn các loài cây bản địa, đa tác dụng.

d. Tổng hợp các loài cây ăn quả

Nhãn, Vải, Xoài, Mơ, Mận, Cam, Chanh là những loài cây ăn quả sống lâu năm được trồng ở tất cả các xã, trong vườn rừng và vườn nhà các hộ gia

đình.

Thm cây bi

a) Thảm cây bụi nguyên sinh trên đá

Kiểu này có mặt ở những đỉnh núi đá trọc nơi có hoàn cảnh rất khắc nghiệt, chỉ có những loài cây chỉ ưa kiềm, chịu nghèo, chịu nóng, chịu hạn mới tồn tại, không liền khu, liền khoảng, phân bố rải rác. Trên trạng thái cây nhỏ, ít loài, thưa thớt. Độ che phủ thấp: S<0,4; nhiều chỗ hoàn toàn không có cây. Những tập đoàn cây ở đây phân bố theo vệt hay theo dải.

b) Thảm cây bụi thứ sinh trên núi

Thảm cây bụi thứ sinh trên núi đất là kiểu phổ biến được gặp khắp các vùng trong 5 xã. Đây là hậu quả của quá trình phá hủy rừng nhiệt đới vùng núi Việt Nam. Được hình thành từ đời này qua đời khác do khai thác lạm dụng gỗ quá mức, tiếp đến khai thác củi thường xuyên liên tục, rồi thả trâu bò, hay phát nương làm rẫy nhiều lần.

Thm c

Thả cỏ thứ sinh sau nương rẫy bị bỏ hóa là hậu quả của quá trình đốt nương làm rẫy, rồi chăn thả trâu bò hay cháy rừng nhiều lần, đất bị thoái hóa, các loài cây gỗ không

còn khả năng tái sinh tự nhiên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Tác Kẻ - Bản Bung - Na Hang - Tuyên Quang. (Trang 50)