Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương nằm trong khu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Tác Kẻ - Bản Bung - Na Hang - Tuyên Quang. (Trang 37)

bảo tồn

4.1.1. Điu kin t nhiên

Địa hạt quản lý của Ban quản lý dự án cơ sở rừng đặc dụng Na Hang gồm 04 xã: Khâu Tinh, Côn Lôn, Sơn Phú, Thanh Tương (huyện Na Hang), nằm ở

phía Đông Nam của huyện Na Hang, có vị trí địa lý: Từ 22016’-22031’ vĩđộ bắc.

Từ 105022’-105029’ kinh độđông

Khu vực có ranh giới hành chính như sau:

Phía Bắc giáp các xã: Sinh Long, Thượng Nông, Yên Hoa huyện Na Hang;

Phía Nam giáp các xã: Yên Lập, Hùng Mỹ, Phúc Sơn huyện Chiêm Hoá;

Phía Đông giáp các xã: Đà Vị, huyện Na Hang; huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Cạn;

Phía Tây giáp các xã: Thượng Lâm, Năng Khả, thị trấn Na Hang huyện Na Hang.

4.1.1.2. Địa hình - Địa thế

Địa hình khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang mang đặc điểm của vòng cung núi đá vôi Lô Gâm ở vùng Đông Bắc Việt Nam có địa hình dốc, với các dãy núi

đá vôi hiểm trở và các bãi phù sa xâm lấn trong thung lũng dọc theo hai con sông là sông Gâm và sông Năng, với các hệ thống hang động rộng khắp. Phần lớn diện tích khu bảo tồn có độ cao trong khoảng 300 - 800 m (địa hình dưới 300m chiếm 30%; 300m đến 800m chiếm 60%; trên 900m chiếm 10%). Cao nhất phân khu Tát Kẻ là đỉnh núi Loung Nioung, cao 1067 m, còn gọi là đỉnh Khau Tép.

Địa hình ở Bản Bung cao nhất là núi Pia Cao, cao 980 m.

4.1.1.3. Khí hậu - Thuỷ văn

Khí hậu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang mang tính chất của khí hậu vùng núi cao. Nhiệt độ dao động lớn giữa mùa hè và mùa đông. Mùa đông nhiệt độ trung bình 15 – 200C, mùa hè nhiệt độ lên đến 280C hoặc có thể hơn;

mùa Hè có gió Đông Nam, Tây Nam kéo dài từ tháng 5 - tháng 10, mùa Đông có gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 - tháng 4 năm sau. Hàng năm, vùng núi cao thường xuất hiện sương muối và băng giá, độ ẩm không khí trung bình là 85%. Nhiệt độ trung bình năm: 220– 240C; nhiệt độ cao nhất: 350- 380C; Nhiệt độ thấp nhất: 40C, có năm nhiệt độ xuống tới 10C.

Hệ thống sông ngòi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang chỉ ở mức trung bình, có hai con sông lớn chảy qua là sông Gâm (phía Tây Tát Kẻ) và sông Năng (phía Đông Na Hang). Mạng lưới sông ngòi nhỏ khá dày song chế độ nước lại không đều giữa các mùa trong năm. Khu bảo tồn có nhiệm vụ

quan trọng về bảo vệ đầu nguồn của 2 con sông này, cùng các nhánh của chúng. Sông Năng (hiện bị ngập lũ do xây dựng đập thuỷ điện và tạo thành hồ) chia Khu bảo tồn thành 2 khu vực, còn sông Gâm phía trên đập trở thành hồ và tạo thành ranh giới phía Tây của Khu bảo tồn. Các vùng ngập lũ của cả

hai sông này tạo thành lũ cắt ngang vùng núi Pác Ta ở phía Tây bờ đập. Dưới

đập sông Gâm chảy về phía Nam và gặp sông Lô.

4.1.1.4. Đất đai, thổ nhưỡng

Khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang có 4 loại đá mẹ chính: Đá Granit, đá Phiến thạch sét, đá vôi, đá Sa thạch. Trong khu bảo tồn có những loại đất chủ

yếu sau:

Đất Feralit màu vàng nhạt trên núi thấp, tầng đất có nhiều mùn.

Đất Feralit màu đỏ vàng trên núi cao, tầng đất mỏng, có nhiều mùn.

Đất Feralit vàng đỏ trên sườn đồi và chân núi, tầng đất dày, có mùn.

Đất Feralit màu sẫm chân núi đá vôi.

Đất Feralit màu vàng nâu phát triển trên đá phiến thạch sét

4.1.1.5 Hiện trạng sử dụng đất và quản lý đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên các xã trong vùng dự án (Khâu Tinh, Côn Lôn, Sơn Phú, Thanh Tương) là 37.298,00 ha, chia thành các nhóm như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhóm đất nông nghip: Diện tích 35.469,78 ha. chiếm 95,1% diện tích tự nhiên của toàn vùng. Trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp: 2.719,9 ha, chiếm 7,29 % diện tích đất nông nghiệp.

+ Đất lâm nghiệp: 32.749,88 ha, chiếm 87,81% diện tích đất nông nghiệp (đất rừng đặc dụng: 22.392,73 ha; ; đất rừng phòng hộ: 4.892,21 ha, đất rừng sản xuất: 5.464,94 ha ).

- Nhóm đất phi nông nghip: 1.390,86 ha, chiếm 3,73 % diện tích tự nhiên của

vùng.

- Các loi đất khác: 437,36 ha, chiếm 1,17% diện tích tự nhiên của vùng.

4.1.2. Đặc đim kinh tế - xã hi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Tác Kẻ - Bản Bung - Na Hang - Tuyên Quang. (Trang 37)